FED để ngỏ khả năng tăng mạnh lãi suất trong tháng 5
Ngày 21/4, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ ( FED) Jerome Powell để ngỏ khả năng sẽ tăng mạnh lãi suất cơ bản trong cuộc họp chính sách vào tháng 5 tới nhằm kiểm chế lạm phát.
Trụ sở Cục dự trữ liên bang Mỹ ở Washington DC. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phát biểu tại một phiên thảo luận về kinh tế toàn cầu bên lề hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), ông Powell nhấn mạnh, theo quan điểm của ông, việc tăng mạnh lãi suất là hợp lý và mức tăng 0,5% sẽ được đề xuất trong cuộc họp chính sách vào tháng 5 tới.
Tuyên bố của ông Powell cũng phù hợp với những dự đoán trước đó rằng FED sẽ không chỉ tăng lãi suất 0,25% mà đẩy mạnh biên độ điều chỉnh trong bối cảnh lạm phát Mỹ ở mức cao nhất trong hơn 40 năm qua.
Video đang HOT
Trong cuộc họp chính sách hồi tháng 3 vừa qua, FED đã lần đầu tiên tăng lãi suất cơ bản từ mức 0% lên 0,25% kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, một số quan chức kỳ vọng về mức tăng mạnh mẽ hơn và nhanh hơn, phù hợp với lạm phát tiêu dùng đang ở mức 8,5%.
Ông Powell nhấn mạnh mục tiêu của FED là sử dụng các công cụ để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu, qua đó có thể giảm lạm phát và tránh nguy cơ kinh tế rơi vào suy thoái.
Trước đó, FED kiên quyết không tăng lãi suất trong suốt năm 2021 cho dù lạm phát ở trên mục tiêu 2% của cơ quan này. Trong một khuôn khổ chính sách được thông qua vào cuối năm 2020, FED cho biết sẽ “thả” lạm phát tăng cao hơn so với mức bình thường thằm thúc đẩy thị trường việc làm.
Vài tháng trước, ông Powell cùng một số quan chức FED vẫn cho rằng lạm phát tăng là tạm thời và sẽ giảm khi mà các yếu tố liên quan đến dịch bệnh như gián đoạn nguồn cung hay cầu vượt cung giảm dân. Tuy nhiên, ông Powell nhận định những dự báo này đều đáng thất vọng và FED buộc phải thay đổi “chiến thuật”.
Dự kiến, cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường mở FED sẽ diễn ra vào ngày 3 – 4/5 tới.
Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại lãi suất tại Mỹ tăng
Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 14/1, khi một loạt quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh đến việc chống lạm phát, gây lo ngại Fed sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, có thể với bốn lần tăng trong năm nay.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,3%, xuống chốt phiên ở mức 28.124,28 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,2%, xuống 24.383,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 1%, xuống 3.521,26 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,36%, xuống 2.921,92 điểm.
Cam kết của Chủ tịch Fed, Jerome Powell, trong tuần này trong việc kiềm chế đà tăng của giá cả trong khi tiếp tục thúc đẩy quá trình phục hồi của nền kinh tế đã củng cố lòng tin của các nhà đầu tư và đã tạo động lực cho các thị trường chứng khoán.
Việc số liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ sẽ dần ổn định cũng tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư và làm giảm bớt lo ngại về khả năng dừng các chính sách siêu nới lỏng vốn là động lực chính cho sự phục hồi của các thị trường và kinh tế toàn cầu trong gần hai năm qua.
Tuy nhiên, thị trường chịu sức ép trong phiên 13/1, sau phát biểu của các quan chức Fed. Trong phiên điều trần tại Thượng viện để trở thành Phó Chủ tịch Fed, bà Lael Brainard nói lãi suất có thể tăng vào tháng Ba, một động thái nhận được sự đồng tình của Chủ tịch chi nhánh Fed tại Philadelphia, Patrick Harker, người đưa ra khả năng sẽ có thêm ba lần tăng khác trong năm nay.
Chủ tịch chi nhánh của Fed tại Chicago và St Louis cũng nhận định về số lần tăng lãi suất tương tự, trong khi Chủ tịch chi nhánh của Fed tại Atlanta, Raphael Bostic, để ngỏ khả năng lãi suất tăng vào tháng Ba.
Biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Fed cho thấy các quan chức của ngân hàng ủng hộ việc hành động nhanh chóng nhằm kiềm chế đà tăng giá cả và đẩy nhanh việc giảm quy mô chương trình mua trái phiếu.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/1, chỉ số VN - Index giảm 0,03 điểm xuống 1.496,02 điểm. Chỉ số HNX - Index tăng 6,03 điểm lên 466,86 điểm.
Nhật Bản lo ngại đồng yên mất giá mạnh có thể gây bất lợi cho nền kinh tế Đồng yên Nhật tiếp tục giảm giá so với đồng đôla Mỹ. Ngày 25/3 có thời điểm đồng yên giảm xuống mức 122 yên đổi 1 USD, mức thấp kỷ lục trong hơn 6 năm qua. Nguyên nhân khiến đồng yên Nhật suy yếu mạnh được cho là do giới đầu tư lo ngại việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghi phạm bức xúc vì Gaza mà đốt nhà thống đốc Mỹ?

Cảnh sát rô bốt AI của Thái Lan lần đầu làm nhiệm vụ

Hàng hóa trên sàn Temu, Shein bớt rẻ với người Mỹ vì thuế quan

USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị yêu cầu rời khỏi đảng cầm quyền

Sau khi thoát lệnh thuế của Tổng thống Trump, vàng ở Mỹ quay đầu về Thụy Sỹ

Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực về tiến trình đàm phán với các đối tác

Mỹ và Mexico nhất trí thúc đẩy đối thoại song phương

Thẩm phán Mỹ kết luận Google vi phạm luật chống độc quyền

Tháng Tư thăm Khu bảo tàng Phòng làm việc của V.I.Lenin

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Rơi cabin cáp treo ở Italy làm 4 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều
Nhạc quốc tế
15:20:24 18/04/2025
Tiền đạo Timor Leste lọt đội hình ASEAN All-Stars đấu Man United
Sao thể thao
15:12:12 18/04/2025
Kênh YouTube của Pháo Northside "bay màu"
Nhạc việt
15:08:54 18/04/2025
Hình ảnh rợn người trong các xưởng làm thuốc giả
Pháp luật
15:08:33 18/04/2025
Bé Bắp qua đời, cộng đồng mạng nghẹn ngào tiễn đưa thiên thần nhỏ sau "hành trình chiến đấu đầy dũng cảm"
Netizen
15:06:40 18/04/2025
Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà 18 tầng ở Thái Hà
Tin nổi bật
15:03:12 18/04/2025
MC Thanh Bạch bật khóc nức nở kể lại tai nạn nghiêm trọng nhất đời
Sao việt
15:01:17 18/04/2025
Cái nhìn đầu tiên về One UI 8 dựa trên Android 16
Thế giới số
14:52:57 18/04/2025
Apple đưa một trong những mẫu iPhone bán chạy nhất thành 'đồ cổ'
Đồ 2-tek
14:26:34 18/04/2025
Vì sao căn phòng càng bừa bộn, chủ nhân càng nghèo? Nghe lý giải cực thuyết phục, sâu sắc!
Sáng tạo
13:57:16 18/04/2025