FED đánh giá lợi ích của thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn một
Trong khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã có chiều hướng được cải thiện sau khi hai bên ký kết thỏa thuận giai đoạn 1, các quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) bày tỏ lo ngại nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm tàng.
Tàu chở hàng hóa cập cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo biên bản cuộc họp chính sách của FED từ ngày 28-29/1, công bố ngày 19/2, ban điều hành FED đánh giá thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn một, cũng như hiệp định thương mại tự do mới với Mexico và Canada, “đã giúp giảm các nguy cơ và dường như đã cải thiện lòng tin của doanh nghiệp”.
Nhưng một số quan chức vẫn thận trọng khi cho rằng tác động của thỏa thuận với Trung Quốc “sẽ tương đối hạn chế”. Chính sách thương mại vẫn tiềm ẩn những bất trắc “ở mức cao, với nguy cơ xuất hiện các căng thẳng mới cũng như leo thang mới trong các căng thẳng cũ”.
Các quan chức trên ghi nhận rằng thỏa thuận với Trung Quốc “sẽ vẫn duy trì một tỷ lệ lớn các loại thuế quan và nhiều công ty đã phải điều chỉnh hoạt động sản xuất và dây chuyền cung ứng”.
Trong biên bản cuộc họp trên, các quan chức FED đánh giá nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ trong năm tới đã “giảm đáng kể”. Họ lạc quan một cách thận trọng rằng việc giảm bớt căng thẳng sẽ “giúp tăng lòng tin doanh nghiệp hoặc tăng nhu cầu xuất khẩu, từ đó giúp củng cố hoặc ít nhất là ổn định đầu tư của doanh nghiệp”. Nhưng một số quan chức nhấn mạnh rằng nông dân Mỹ, vốn đang bị tác động mạnh vì các biện pháp đáp trả của Trung Quốc, vẫn đang đối mặt nhiều thách thức dù đã được chính phủ trợ cấp.
Ngoài ra, FED nhận định dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Trung Quốc là một nguồn cơn gây bất ổn khác đối với nền kinh tế toàn cầu.
Video đang HOT
Tháng trước, giới chức Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Với thỏa thuận này, Washington đã hoãn một kế hoạch áp thuế từ giữa tháng 12/2019 đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 160 tỷ USD và cam kết giảm một nửa mức thuế 15% đối với 120 tỷ USD hàng tiêu dùng đã áp đặt từ ngày 1/9/2019.
Tuy nhiên, nhiều mức thuế trừng phạt trước đây vẫn tồn tại, tác động đến khoảng 70% lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo các chuyên gia, trung bình thuế của Mỹ đánh vào hàng hóa Trung Quốc trong thời gian xảy ra tranh cãi thương mại đã tăng 3% kể từ đầu năm 2018, lên hơn 19%.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo các cuộc xung đột thương mại và thuế sẽ làm giảm tới 80% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới; thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung có thể giảm nguy cơ này, song nền kinh tế thế giới vẫn rất mong manh và nhiều rủi ro.
Việc FED cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm 2019 là một hỗ trợ nền kinh tế sau những chao đảo vì các tranh cãi thương mại với nhiều đối tác của chính quyền Tổng thống Trump. Nhưng Ủy ban Thị trường mở liên bang – cơ quan hoạch định chính sách của FED – tháng trước đã giữ nguyên lãi suất cơ bản dao động ở mức 1,5-1,75%, và cho biết không định điều chỉnh trừ phi có một “thay đổi lớn” ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Giá vàng tuần từ 4- 8/11: Đà tăng chưa bền vững
Dù giá vàng đã tăng khá tích cực trong một số phiên giao dịch cuối tuần này, nhưng đà tăng giá vàng chưa thực sự bền vững.
Giá vàng đã phục hồi lên 1.516USD/oz sau khi FED cắt giảm lãi suất
Giá vàng tuần này đã phục hồi khá tích cực, mặc dù FED tuyên bố tạm ngừng cắt giảm lãi suất sau khi cơ quan này quyết định cắt giảm 25 điểm phần trăm lãi suất xuống mức 1,5- 1,75%. Theo đó, giá vàng đã tăng từ mức 1.490USD/oz lên tới mức 1.516USD/oz và đóng cửa ở mức 1.514USD/oz.
Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC cũng đã phục hồi từ mức 41,6 triệu đồng/lượng lên trên mức 42 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên theo ghi nhận của nhiều doanh nghiệp, nhu cầu giao dịch mua vào không nhiều, trong khi nhu cầu bán ra gia tăng khi giá vàng tăng lên trên mức 42 triệu đồng/lượng.
Dù FED cho rằng đà tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn được duy trì và thị trường lao động vẫn ổn định, nhưng trên thực tế các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Mỹ, như sản xuất công nghiệp, dịch vụ... đang có chiều hướng suy giảm mạnh.
Trong tuần này, chỉ số sản xuất công nghiệp PMI tháng 10 của Mỹ được công bố dù tăng nhẹ lên mức 48,3 điểm, so với mức 47,8 điểm của tháng 9, nhưng vẫn ở dưới mức 50 điểm, cho thấy lĩnh vực sản xuất công nghiệp của quốc gia này vẫn đang có tín hiệu tiêu cực.
Trong khi đó, dù số liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) tháng 10 đạt 128.000 việc làm, cao hơn mức dự kiến là 90.000 việc làm, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các kỳ trước. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên 3,6% so với mức 3,5% của tháng 9.
Đáng chú ý, GDP quý 3 được tính toán sơ bộ lần thứ nhất đạt 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 2% của quý 2 và 3,1% của quý 1. Nhiều chuyên gia nhận định GDP quý 3 thực tế có thể thấp hơn mức 1,9%.
Vấn đề đặt ra lúc này là liệu Mỹ- Trung có tiến tới ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hay không khi mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa cho phép Trung Quốc áp thuế đối với 3,6 tỷ USD hàng hóa Mỹ hàng năm nhập khẩu vào Trung Quốc. Hơn nữa, Chile cũng đã quyết định hủy bỏ kế hoạch tổ chức Hội nghị APEC- nơi Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc dự kiến ký kết thỏa thuận giai đoạn 1. Đặc biệt trong thỏa thuận giai đoạn 1 có nhiều nội dung quan trọng chưa được đề cập, như vấn đề sở hữu trí tuệ, trợ cấp Nhà nước... Trong khi đó quan điểm của Hạ viện Mỹ cần có thêm các giải pháp khác ngoài thuế quan để kìm chế Trung Quốc. Do đó, con đường mà Mỹ và Trung Quốc đi đến chấm dứt chiến tranh thương mại vẫn còn nhiều chông gai.
"Nếu Mỹ và Trung Quốc chưa đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại, thì kinh tế Mỹ sẽ còn bị tổn thương và FED sẽ khó cưỡng lại được việc tiếp tục cắt giảm lãi suất", ông Fawad Razaqzada, Chuyên gia phân tích của Forex.com nhấn mạnh và nhận định, giá vàng có thể sẽ tiếp tục dao động trong biên độ 1.480- 1.530USD/oz trong ngắn hạn.
Trong tuần từ 4-8/11, có khá ít số liệu kinh tế quan trọng được công bố, ngoài chỉ số dịch vụ PMI, trợ cấp thất nghiệp, niềm tin tiêu dùng... của Mỹ. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung theo dõi diễn biến liên quan đến thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung, căng thẳng địa chính trị, Brexit...
Theo phân tích kỹ thuật, điểm tích cực đáng chú ý là giá vàng đã chớm vượt ra khỏi vùng mây trên biểu đồ Ichimoku, trong khi đó một số chỉ số MACD, ADX, Stochastic... đã có một vài dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, xu hướng phục hồi vững chắc của giá vàng trong ngắn hạn vẫn chưa được xác nhận, trừ khi giá vàng vượt mạnh qua 1.535- 1.567USD/oz. Nếu không vượt qua vùng này, giá vàng có thể sẽ quay trở lại xoay quanh mức 1.500USD/oz.
Theo kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 4-8/11, trong số 14 chuyên gia phân tích của phố Wall, có 7 người (50%) dự báo giá vàng sẽ đi ngang; 4 người (29%) dự báo giá vàng sẽ tăng, và 3 người (21%) dự báo giá vàng sẽ giảm.
Trong khi đó, trong số 552 độc giả tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, có 403 người (72%) nhận định giá vàng sẽ tăng; 87 người (16%) nhận định giá vàng sẽ giảm; 62 người (11%) cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Ngọc Anh
Theo enternews.vn
Giải mã sàn Việt Nam đỏ lửa trên nền xanh của chứng khoán quốc tế Với thông tin Mỹ và Trung Quốc vừa tuyên bố đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, thị trường chứng khoán quốc tế ngập tràn sắc xanh và chuẩn bị kết thúc một năm 2019 thành công ngoài mong đợi. Trong khi đó, chứng khoán Việt Nam vẫn đang đỏ lửa. Bất chấp xung đột thương mại với Trung Quốc, năm...