Fed chần chừ tăng lãi suất vào tháng 9
Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) đang còn lo ngại về tình hình lạm phát ở Mỹ, trong bối cảnh cơ quan này được cho là sẽ thực hiện việc nâng lãi suất lần đầu tiên trong một thập niên vào tháng 9 tới đây.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ chùn chân trước đợt nâng lãi suất – Ảnh: Bloomberg
Bloomberg hôm nay 20.8 đưa tin theo biên bản cuộc họp vừa được công bố hôm 19.8, các thành viên tham dự cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) diễn ra vào ngày 28 và 29.7 cho biết các yếu tố của nền kinh tế đang tiến gần đến mức có thể chịu đựng được một đợt tăng lãi suất nhẹ.
Song Fed cũng thể hiện mối lo về tác động của việc lãi suất tăng lên đối với mục tiêu lạm phát 2% mà họ đã liên tiếp bỏ lỡ trong hơn 3 năm vừa qua.
Video đang HOT
Hiện tại, Fed muốn tránh mắc phải sai lầm giống như trong quá khứ, khi cơ quan này nâng lãi suất quá sớm trong khi tỷ lệ lạm phát còn yếu, khiến nền kinh tế quay trở lại tình trạng suy thoái.
Biên bản cuộc họp trên cũng không đề cập đến chuyện Fed có nên nâng lãi suất vào tháng 9 tới đây, hay sẽ chờ một thời gian nữa để tín hiệu về lạm phát tích cực hơn. Một số quan chức cho biết tăng trưởng chậm lại từ kinh tế Trung Quốc có thể gây ra rủi ro cho triển vọng kinh tế Mỹ.
Jonathan Wright, giáo sư tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore và là cựu chuyên gia kinh tế tại một bộ phận của Fed cho biết “không có tín hiệu đáng kể nào” cho việc Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 9. Ông cho rằng thời điểm Fed hành động có thể nằm trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 năm nay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
IMF nới thêm thời gian để thị trường chấp nhận nhân dân tệ
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ đóng băng rổ tiền dự trữ cho đến tháng 10.2016, để thị trường có thêm thời gian thích nghi với việc nhân dân tệ có thể góp mặt vào rổ trong tương lai.
IMF nới thêm thời gian để thị trường điều chỉnh cho trường hợp nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, IMF vừa cho biết tổ chức này sẽ đóng băng rổ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cho đến tháng 10 năm sau, nhằm tạo cho thị trường thêm thời gian để thích nghi với khả năng bổ sung đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc vào rổ. Vào tháng 11 sắp tới, IMF sẽ quyết định xem liệu có đưa CNY vào giỏ SDR hay không.
Vừa qua, Bắc Kinh nới lỏng kiểm soát đồng nội tệ, động thái này khiến giá trị nhân dân tệ giảm mạnh. IMF cho biết việc Trung Quốc thay đổi chính sách là bước tiến gần hơn đến tỷ giá hối đoái thả nổi, thiết lập khả năng bắt đầu để CNY chính thức góp mặt trong rổ SDR.
Trung Quốc đang nỗ lực để bản tệ nước nhà có thể đứng cùng hàng với 4 đồng tiền dự trữ chính, bao gồm đồng euro, yen Nhật, bảng Anh và đô la Mỹ.
Mỹ, quốc gia đóng góp lớn nhất vào IMF, đến nay vẫn chưa cho hay liệu nước này có ủng hộ việc đưa nhân dân tệ vào rổ SDR hay không.
Vào những năm 1990, Trung Quốc đã phá giá nhân dân tệ và để một "cơn lũ" xuất khẩu tiến đến Mỹ. Động thái phá giá CNY trong tháng này của Bắc Kinh có thể giúp đất nước hỗ trợ xuất khẩu, nhưng có thể dẫn đến phản ứng của các nhà sản xuất Mỹ.
Để đưa CNY vào rổ SDR, IMF phải xác định xem liệu đồng tiền này có được "tự do sử dụng", hay sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế và mua bán rộng khắp trên thị trường ngoại hối. Báo cáo công bố đầu tháng này của IMF cho thấy CNY đang được dùng ngày càng nhiều trong các giao dịch xuyên biên giới và ở châu Á. Mức độ sử dụng CNY ở Bắc Mỹ vẫn còn thấp.
Hồi tháng 3, Thủ trướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từng đề nghị Chủ tịch IMF Christine Lagarde đẩy nhanh tiến trình ra quyết định. Bà Lagarde cho hay ghi tên CNY vào rổ SDR chỉ là vấn đề thời gian.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga thừa nhận bất lực nhìn đồng Rúp lao dốc Đồng Rúp của Nga đang là đồng tiền chủ chốt mất giá mạnh nhất thế giới từ đầu quý 3 tới nay. Trong bối cảnh tỷ giá hối đoái đồng nội tệ Nga ngày 17/8 đã giảm còn 65,6 Rúp/USD, chạm đáy thấp nhất kể từ hồi tháng 2/2015, Trợ lý Tổng thống Nga, ông Andrei Belousov tối cùng ngày thừa nhận dự...