Fecon (FCN) có tân Tổng giám đốc 8x
CTCP Fecon (FCN – sàn HOSE) vừa có thông báo thay vị trí Tổng giám đốc Công ty.
Ông Nguyễn Văn Thanh, tân Tổng giám đốc Fecon
Cụ thể, HĐQT CTCP Fecon (FCN – sàn HOSE) vừa thông qua quyết định thôi giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty đối với ông Trần Trọng Thắng kể từ ngày 8/11/2018.
Như vậy, hiện ông Thắng chỉ giữ vị trí Phó chủ tịch thường trực của Fecon và đang nắm giữ hơn 1 triệu cổ phiếu FCN, với tỷ lệ sở hữu tương ứng 1,18%.
Đồng thời, HĐQT Fecon quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc điều hành giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty kể từ ngày 8/11/2018.
Ông Thanh là Kỹ sư xây dựng sinh năm 1980, đã có thời gian dài gắn bó với Fecon. Từ tháng 6/2011, ông Thanh được bổ nhiệm là Giám đốc Kinh doanh Fecon và từ tháng 10/2017, nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc điều hành Fecon. Hiện ông đang nắm giữ 264.096 cổ phiếu FCN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,29%.
Cuối tháng 9 vừa qua, Fecon cũng đã quyết định miễn nhiệm chức danh Kế toán trưởng Công ty đối với ông Trương Tuấn Tú, đồng thời tuyển dụng và bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Nghiên thay thế.
Hiện Fecon chưa có báo cáo tài chính quý III/2018. Kết thúc nửa đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu 975,92 tỷ đồng, tăng 38,53% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 28,77% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế hơn 67 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái và mới chỉ hoàn thành 24,63% kế hoạch năm.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu FCN đón nhận 8 phiên liên tiếp đứng giá hoặc giảm. Đóng cửa phiên 29/10, FCN giảm 1% xuống 14.650 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 252.610 đơn vị.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Chọn chiến lược đầu tư "ném đá dò đường"
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoántrong chuyên mục bàn tròn tuần này, một số chuyên gia cho rằng, trong một thị trường điều chỉnh thì các cổ phiếu từ nhỏ đến lớn cũng khó tránh khỏi việc đi theo xu hướng chung của thị trường. Do vậy, nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư linh hoạt chẳng hạn: "ném đá dò đường", thuận theo xu hướng chung của thị trường, tránh dựa quá chặt vào một kịch bản duy nhất.
Video đang HOT
Ảnh Shutterstock
TTCK vừa trải qua một tuần biến động mạnh và chỉ số VN-Index đã trở sát về mốc 900 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tiêu cực đối với tất cả các chỉ số chứng khoán. Thị trường tuần tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào, theo các ông/bà?
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu, CTCK Vietinbank
Tôi đánh giá cơ hội hồi phục đối với chỉ số VN-Index là khá yếu do các chỉ báo xu hướng ngắn và trung hạn đang xấu trong bối cảnh biên độ giao động của thị trường ở mức cao và thanh khoản chung kém do tâm lý thận trọng của giới đầu tư về sự bất ổn vĩ mô có chiều hướng gia tăng và lo ngại chu kỳ khủng hoảng 10 năm chuẩn bị lặp lại.
Chính vì vậy mà mọi nỗ lực hồi phục sẽ nhiều khả năng khó có thể duy trì được lâu và ổn định do TTCK Việt Nam hiện đang rơi vào tình trạng "miễn nhiễm" với thông tin tích cực nhưng lại tỏ ra "vô cùng nhạy cảm" với các thông tin tiêu cực.
Tuy vậy, theo đánh giá của tôi thì tình hình sẽ không quá tiêu cực do thị trường đã tiến vào vùng quá bán nên áp lực bán sẽ mau chóng suy yếu trong tuần giao dịch tới làm thu hẹp lại đà giảm của chỉ số VN-Index.
Trong kịch bản xấu nhất, chỉ số VN-Index có nhiều khả năng sẽ giao dịch giằng co trong vùng điểm 880 - 900 điểm với biên độ giao động từ 5 - 7 điểm với thanh khoản chung toàn thị trường được duy trì mức trung bình khá.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Bộ phận Chiến lược Thị Trường MBS
Tuần qua, cơn bão tài chính tiếp tục càn quét qua các sàn chứng khoán trên toàn cầu. Trong khi thị trường chứng khoán châu Á rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market) hay còn gọi là "thị trường con gấu" thì ở bên kia bán cầu, các chỉ số chính tại phố wall cũng không khá gì hơn, chỉ số Nasdaq rơi vào trạng thái thị trường điều chỉnh, trong khi hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 mất hết thành quả tăng từ đầu năm.
Trong bối cảnh như vừa nêu, không quá khó hiểu khi chứng khoán Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ với mức giảm lên tới 6%. Điều tích cực trong tuần qua có lẽ là việc VN-Index vẫn giữ được mốc 900 điểm mặc dù nếu nhìn khắt khe hơn chút thì mức đóng cửa này lại là mức thấp nhất trong phiên, bên cạnh đó mức đáy hồi tháng 7 cũng đã đươc kiểm định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh những tin tức hỗ trợ trong nước bị bỏ qua và ảnh hưởng từ yếu tố ngoại còn thường trực thì xu hướng ngắn hạn trong tuần tới vẫn gặp nhiều khó khăn. Lúc này, đáy của tháng 7 là khá mong manh, tâm lý thị trường đang yếu và các lần bắt đáy như ở các phiên 12/10 hay 23/10 đều không thành công.
Ông Ngô Quốc Hưng
Đối với xu hướng trong tuần tới, trong kịch bản lạc quan nhất thị trường có thể quay lại test mức đáy hồi tháng 7 kèm theo đó là một nhịp phục hồi (pull back) về đường trendline dài hạn, tuy nhiên xác suất đối với kịch bản này không cao. Trong kịch bản thận trọng hơn, thị trường có khả năng tích lũy ở vùng hỗ trợ 860 điểm - 884 điểm, đây là vùng có sự góp mặt của mức fibonacci 50%, đường trung bình 100 ngày theo tuần và mức đáy của tháng 7 vừa qua.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Thị trường tuần qua đã rơi thẳng đứng và mất hơn 50 điểm. Hầu hết các ngưỡng hỗ trợ mạnh đều bị phá vỡ và thị trường chỉ hạ nhiệt phần nào khi chỉ số VN-Index chạm vùng hỗ trợ cũ quanh 880.
Với bối cảnh downtrend của thị trường chung thế giới đặc biệt là hai thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc đều bị giảm sâu thì Việt Nam khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Các áp lực bán ra có thể tiếp tục được tăng cường trong tuần tới và không loại trừ chỉ số VN-Index sẽ lùi sâu hơn khỏi vùng hỗ trợ chính 880. Tuy nhiên tôi cho rằng thị trường sẽ nhận lực cầu mạnh trở lại nếu chỉ số VN-Index xuống hơn 20 điểm nữa vào tuần sau.
Ông/bà đánh giá như thế nào về cơ hội bắt đáy nếu thị trường tiếp tục điều chỉnh?
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu, CTCK Vietinbank
Như chúng tôi đánh giá nêu trên, cơ hội bắt đáy khi thị trường điều chỉnh có hiệu quả với nhà đầu tư giao dịch T (mua hàng có sẵn và bán hàng ở phiên tiếp theo) hoặc với các nhà đầu tư giao dịch phái sinh.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Bộ phận Chiến lược Thị Trường MBS
Đây là nhịp điều chỉnh lần thứ 3 của thị trường trong năm nay và thành quả của nhịp hồi phục 3 tháng đã bị xóa sạch trong 4 tuần giảm liên tiếp vừa qua. Với nhịp giảm kéo dài như vậy thì đáy của thị trường khó có thể được hình thành chỉ qua "một đêm", thị trường cần tìm thấy một vùng hỗ trợ mạnh trước khi có thể phục hồi trở lại. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư linh hoạt, thuận theo xu hướng chung của thị trường, tránh dựa quá chặt vào một kịch bản duy nhất.
Như đã phân tích ở trên, các lần bắt đáy trước đều cho kết quả không như mong đợi, do vậy mức e ngại thường tăng lên, tâm lý trở nên thận trọng và tỷ lệ đặt cược vào những lần bắt đáy tiếp theo sẽ giảm đi.
Chiến lược bắt đáy hãy dành cho các nhà đầu tư tổ chức, họ có nguồn lực và mức chịu đựng rủ ro lớn. Trong khi đó, tâm lý của nhà đầu tư cá nhân là sợ mua trượt đáy, nếu chỉ vì muốn mua được mức giá thấp nhất của đợt điều chỉnh thì cũng chưa phải là điều kiện cần trong khi rủi ro là rất lớn, cuối cùng thì lợi nhuận thu được vẫn chỉ là chênh lệch giữa giá mua và giá bán, do vậy giá mua chưa phải là yếu tố quyết định.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Ông Nguyễn Hồng Khanh
Sự ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường quốc tế tạo tâm lý bi quan cho nhà đầu tư trong nước và dẫn đến việc liên tục cắt lỗ và thậm chí nhiều nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường.
Tôi tạm tính PE của nhóm cổ phiếu bluechip đã rơi xuống quanh 18 và đây là vùng khá tốt để tích lũy cổ phiếu trở lại. Vì vậy nếu thị trường rơi xuống thêm 1 nhịp nữa thì cơ hội bắt đáy càng mở ra nhiều hơn với nhiều quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân.
Với kết quả chung quý III tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ thì nhiều cổ phiếu đang ở vùng giá rất tốt để mua dần trở lại.
Tuần qua, cùng với nhiều Bluechip, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng chịu sức ép lớn khi hầu hết các mã đều giao dịch trong sắc đỏ, thậm chí nhiều mã đã rơi về ngưỡng thấp hơn mức tạo đáy hồi tháng 7. Ở giai đoạn này, ông/bà lựa chọn chiến lược đầu tư như thế nào để tránh rủi ro?
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu, CTCK Vietinbank
Tôi đã chủ động hạ tỷ trọng danh mục cho các hoạt động giao dịch ngắn hạn xuống 0% từ tuần trước đó và vẫn đồng thời duy trì danh mục đầu tư dài hạn trong khoảng 30% - 45% với trọng tâm tập trung nắm giữ các cổ phiếu có tiềm năng cơ bản tốt và nhóm cổ phiếu ngành nghề được hưởng lợi nhờ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Ông Nguyễn Nhật Cường
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Bộ phận Chiến lược Thị Trường MBS
Tất cả các cổ phiếu đều rủi ro, trong một thị trường điều chỉnh thì các cổ phiếu từ nhỏ đến lớn cũng khó tránh khỏi việc đi theo xu hướng chung của thị trường. Do vậy, nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư linh hoạt chẳng hạn: "ném đá dò đường", thuận theo xu hướng chung của thị trường, tránh dựa quá chặt vào một kịch bản duy nhất.
Với phương châm "liệu cơm gắp mắm", ăn ít no lâu, mua từ từ những cổ phiếu mục tiêu, nói không với việc lao vào mua tất tay (all -in), chấp nhận những khoản lợi nhuận nhỏ khoảng 2%-3% hàng tháng thay vì những phi vụ kiếm lời hàng chục phần trăm như trước.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Nhóm ngân hàng dù báo cáo quý III khá tốt nhưng nhiều ngân hàng đã tăng tỷ lệ trích lập dự phòng và lợi nhuận thấp hơn so với cùng kỳ. Ngoài ra khi thị trường giảm thì nhà đầu tư buộc lòng cơ cấu lại cả danh mục và cổ phiếu nào ít kỳ vọng nhất hoặc lỗ ít nhất sẽ ưu tiên bán ra để hạ tỷ trọng danh mục. Điều này dẫn đến nhiều cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt nhưng vẫn bị bán mạnh và thậm chí về dưới giá trị hồi đầu năm.
Dù có một vài lo ngại về tình hình chính trị, thương mại quốc tế có thể ảnh hưởng Việt Nam trong thời gian tới nhưng những phản ứng của thị trường là hơi quá mức. Trong bối cảnh hiện tại nhà đầu tư có thể lựa chọn những cổ phiếu có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định và ít chịu những tác nhân ảnh hưởng bên ngoài như chiến tranh thương mại, tỷ giá.
Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngành dệt may, xây dựng, bất động sản, bán lẻ giữ vững sự tăng trưởng trong năm rất tốt và kể cả ngành ngân hàng trong năm nay đã có những bước đi hoàn thiện quá trình tăng vốn và thu hẹp tỷ lệ nợ xấu.
Hải Vân
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VIG thay mới toàn bộ Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 của CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIG) vừa thông qua phương án miễn nhiệm toàn bộ Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2018 - 2023. Đại hội đã bầu Hội đồng quản trị mới với 3 nhân sự mới gồm: Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Biểu,...