FDI toàn cầu sẽ suy giảm mạnh 40% trong năm 2020 vì dịch Covid-19
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa cảnh báo quy mô dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu trong năm nay có thể giảm tới 40% dưới các tác động của đại dịch Covid-19 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn nữa trong năm 2021.
UNCTA cảnh báo những nền kinh tế đang nổi lên như Ấn Độ sẽ chịu tác động lớn khi dòng vốn FDI suy giảm dưới các tác động của đại dịch Covid-19 (Ảnh: Gulf Today)
Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2020 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu trong năm 2020 sẽ lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 1 nghìn tỷ USD kể từ năm 2005, giảm khoảng 40% so với mức 1,54 nghìn tỷ USD trong năm 2019. Trong năm 2021, quy mô vốn FDI toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục giảm thêm 5% đến 10% và chỉ bắt đầu phục hồi trở lại kể từ năm 2022.
Tổng thư ký UNCTA Mukhisa Kituyi nhận định “Nền kinh tế toàn cầu đang trong tình huống khó khăn hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã gây ra đồng thời cú sốc cung, cầu và chính sách đối với dòng vốn FDI.”
Các nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các tác động kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, trong đó các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chính sẽ bị đình trệ, lượng kiều hối sụt giảm, nguồn thu từ du lịch suy yếu đồng thời suy giảm giao thương quốc tế.
Video đang HOT
Ông Mukhisa Kituyi cảnh báo “Cú sốc do đại dịch Covid-19 gây ra có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bởi nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực khi việc sản xuất một số mặt hàng thực phẩm chính lại tập trung ở một số quốc gia lớn vốn đang ghi nhận sự lây lan mạnh của dịch bệnh. Việc khống chế dịch bệnh chỉ là một phần trong những thách thức dai dẳng mà các nền kinh tế đang phải triển phải đối mặt.”
Đối với khu vực Châu Á, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 được cảnh báo sẽ làm giảm mức thu nhập từ hoạt động tái đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài trong khu vực. Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra cũng cho thấy tầm quan trọng của Trung Quốc và một số nền kinh tế khác tại khu vực Châu Á trong việc duy trì hoạt động sản xuất trên toàn cầu.
Ông James Zhan, giám đốc bộ phận đầu tư và doanh nghiệp của UNCTA, nhận định “Các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đây cho thấy hoạt động đầu tư quốc tế đóng vai trò dẫn dắt sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.” Sự phục hồi kinh tế lần này có thể tạo ra cơ hội vươn lên cho các quốc gia có mức thu nhập trung bình khi các chuỗi giá trị được dịch chuyển và mang tính khu vực hoá hơn.
Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2020 của UNCTA cho biết có khoảng 32 quốc gia kém phát triển không tiếp giáp với biển hiện đang vật lộn với việc suy giảm vốn FDI dưới các tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn đang đóng cửa đường biên giới. UNCTA cho biết các quốc gia này không thể vận chuyển hàng hoá trực tiếp thông qua đường biển trong khi đó vận chuyển đường biển chuyên chở đến 80% tổng giá trị giao thương toàn cầu.
Quy mô vốn FDI trên toàn cầu trong năm 2019 đã tăng 3% sau khi sụt giảm đáng kể trong năm 2017 và 2018. Sự gia tăng vốn FDI trên toàn cầu trong năm 2019 chủ yếu do dòng vốn FDI đổ vào các nền kinh tế phát triển tăng lên.
Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm báo lãi quý 1 giảm đến 40% do giá vốn phình to
Trong quý 1/2020, Kinh Bắc City có lãi sau thuế giảm gần 9% về mức 94 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt gần 54 tỷ đồng, giảm 40%.
Theo Báo cáo tài chính quý 1/2020, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City, HoSE: KBC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 556 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng 21% khiến lơi nhuận gộp xấp xỉ so với cùng kỳ ở mức 244 tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu thuê đất và chuyển nhượng bất động sản chiếm 84% với 468 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Còn lại là doanh thu cho thuê kho, nhà xưởng và văn phòng,...
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 13% so với cùng kỳ lên 17 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính giảm 12% xuống còn 48 tỷ đồng. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm lần lượt 13 tỷ và 65 tỷ đồng.
Sau cùng, Kinh Bắc City có lãi sau thuế giảm gần 9% về mức 94 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt gần 54 tỷ đồng, giảm 40%.
KBC báo lãi ròng đạt 54 tỷ đồng trong quý 1/2020.
Theo KBC, năm 2020 việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tiếp tục khả quan dựa trên nhu cầu thu đất, nhà xưởng, dòng vốn FDI. Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên công ty cần thời gian để xem xét điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để trình Đại hội đồng cổ đông vào tháng 6 tới.
Tại báo cáo thường niên năm 2019, KBC lên kế hoạch đầu tư hoàn thiện hàng loạt dự án đang xây dựng dở dang, trong đó phần lớn là các KCN như KCN Quang Châu, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Tân Phú Trung, và 2 khu đô thị lớn là Khu đô thị Phúc Ninh (TP Bắc Ninh) và Khu đô thị Tràng Duệ (Hải Phòng)...
Nguồn vốn đầu tư cho các dự án vào khoảng 1.500 - 2.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng thông qua nguồn tín dụng hoặc trái phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KBC đang dừng ở mức 12.350 đồng/cp, tăng nhẹ 5% trong vòng 1 tháng qua.
Mới đây, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Công ty đã chi khoảng 120 tỷ đồng để mua vào 10 triệu cổ phiếu, nâng mức sở hữu lên 85,25 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 18,15%) và vẫn là cổ đông lớn nhất tại Kinh Bắc City.
Giữa đại dịch COVID, Việt Nam vẫn thu hút được hơn 12 tỷ đô la vốn FDI Trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Đã có 12,33 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư...