FDI sẽ ‘chảy mạnh’ vào Việt Nam sau đại dịch Covid-19
Vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) những ngày đại dịch dù có xu hướng chững lại, song các chuyên gia nhận định, thời gian tới sẽ có nhiều làn gió mới thổi vào thị trường Việt Nam.
FDI gặp khó trong những ngày dịch bùng phát
Nếu như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là nỗi “ám ảnh” đối với hệ thống tài chính Mỹ, khiến 10 triệu người mất nhà cửa, 9 triệu người mất việc làm, bong bóng nhà ở nổ tung, thị trường chứng khoán “vỡ trận” thì đại dịch Covid-19 đầu thập niên mới còn khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao hơn nhiều.
Ở cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hàng không không bị ngưng hoạt động, biên giới không phải đóng cửa; hoạt động kinh doanh thương mại không bị “đóng băng”… Còn đại dịch lần này, tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng.
Riêng về thu hút kiểu hối và đầu tư nước ngoài, tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19. Vấn đề đặt ra là, sau khi dịch bệnh qua đi, cơ hội nào cho Việt Nam tái thiết lại nền kinh tế?
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến 20/4/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Na bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,3 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Thực tế trên đã được dự tính từ trước, khi dịch bệnh ngày càng lan rộng làm mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh ngừng trệ.
Theo GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, sở dĩ FDI giảm là do hoạt động mua bán, sáp nhập sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Chưa kể, quy mô các dự án mua bán, sáp nhập trên nhỏ hơn hơn trước. Tiếp đến, do thị trường chứng khoán trồi sụt trong mùa dịch, khối ngoại rút tiền, hàng hóa bán trong nước khó khăn nên doanh nghiệp khó có thể đứng vững và phát triển trên sàn. Đồng thời, tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng chững lại.
Sản xuất, kinh doanh gặp khó khi dịch bệnh kéo dài
FDI sẽ ‘chảy” vào Việt Nam sau khi dịch được kiểm soát tốt
Video đang HOT
Dù thực tế nền kinh tế đang bị ảnh hưởng; việc thu hút vốn đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn, song các chuyên gia tin rằng, khi dịch được kiểm soát tốt, FDI sẽ “bùng nổ”.
GS Nguyễn Mại cho rằng, tín hiệu lạc quan sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát. Chưa kể, trên thế giới, nhiều nhà đầu tư lớn đang có xu hướng chuyển nhà máy ra khỏi Trungg Quốc. Đây là tín hiệu đáng mừng cho kinh tế, bởi Việt Nam đang là “đích ngắm” mà không ít nhà đầu tư nước ngoài muốn đến sau đợt dịch này.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sắp có hiệu lực sẽ là cơ hội để Việt Nam đón dòng vốn từ khối này khi mà lâu nay vốn FDI từ châu Âu vào Việt Nam còn khiêm tốn.
Để chủ động thu hút đầu tư nước ngoài, đơn vị xúc tiến đầu tư cần chủ động làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài đã có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam để trao đổi, định hướng và thống nhất sơ bộ về thủ tục đầu tư, không để các nhà đầu tư đợi cho đến khi dịch bệnh được xử lý dứt điểm mới lại tiến hành thủ tục đầu tư.
Bên cạnh đó, về dài hạn, việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, sửa đổi chính sách, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới là cần thiết. Để thu hút FDI, ngoài việc phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, Việt Nam cần tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, chủ động trong việc lựa chọn dự án và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nghiêm khắc trong việc thu hút đầu tư. Các địa phương, cơ quan chức năng cần lên phương án về mục tiêu, vốn đầu tư, phương thức đầu tư của những ngành kinh tế; cũng như tạo lập vững chắc mối liên kết giữa khối nội với khối ngoại từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam một cách bền vững.
Không lơ là với dự án gian lận xuất xứ
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia cao cấp Học viện Tài chính nhận định, Covid-19 “lộ” rõ sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường, khiến chuỗi sản xuất cung ứng trên toàn cầu đứt gãy, trong đó có Việt Nam.
Với việc phòng, chống, kiểm soát dịch, Việt Nam đang ghi điểm mạnh với nhà đầu tư nước ngoài. Họ thấy được sự đồng lòng của người dân, Chính phủ trong trận chiến chống dịch này. Đồng thời, nhà đầu tư thấy chúng ta có nền kinh tế – chính trị – văn hóa ổn định; có những ký kết hợp tác thương mại tự do đến nhiều thị trường lớn, có bờ biển dài, thuận tiện trong giao thương… Vì vậy, việc chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư sẽ cao hơn các quốc gia khác.
“Thế nhưng, chính vì sự thuận lợi trên mà chúng ta không được lơ là”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói và nhấn mạnh “phải cảnh giác đầu tư đội lốt, mượn xuất xứ để xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tráo xuất xứ”.
Triển vọng các khu công nghiệp niêm yết: Vẫn còn nhiều dư địa
'Kế hoạch kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp khu công nghiệp đều khá thận trọng, nguyên nhân do quan ngại tiếp xúc và xúc tiến đầu tư FDI sẽ chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh.'
(Ảnh minh họa: Bùi Giang/TTXVN)
Báo cáo kinh doanh quý 1 của các khu công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy tổng doanh thu nhóm ngành đạt 7.804 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.100 tỷ đồng và giảm đến 19,5% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng mạnh phải kể đến các mã SZC nhờ tăng diện tích thuê, mã D2D tiếp tục ghi nhận lợi nhuận từ bán Dự án KDC Lộc An và các mã MH3, NTC, SNZ ghi nhận thu nhập từ tiền gửi và cổ tức từ công ty liên doanh, liên kết. Ở chiều ngược lại, các mã SIP, BCM, BAX, IDC có mức lợi nhuận giảm, trong đó TID ghi nhận khoản lỗ lên tới 61 tỷ đồng từ kinh doanh cà phê.
Triển vọng từ các doanh nghiệp còn quỹ đất
Theo báo cáo phân tích từ Công ty Chứng khoán SSI, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp khu công nghiệp đều khá thận trọng, do hai nguyên nhân chính từ sự quan ngại tiếp xúc, xúc tiến đầu tư từ các nhà đầu tư FDI sẽ chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh. Thêm vào đó, diện tích thuê mới tại các khu công nghiệp có hạ tầng tốt không còn nhiều do thủ tục pháp lý cấp phép chậm và khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa.
[Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 5 tháng đạt 13,9 tỷ USD]
Ông Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư cho biết các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành khu công nghiệp chia thành 3 nhóm. Các doanh nghiệp còn quỹ đất cho thuê bao gồm các mã SZC, IDC, KBC, VGC, VGR, IDV, TID, ITA, SZB. Các khu công nghiệp đã lấp đầy, không còn diện tích sẵn sàng cho thuê, không có dự án mới là MH3, BAX, TIP, SZL, D2D và các khu công nghiệp đang có dự án mở rộng chuẩn bị cho thuê trong năm 2020 như LHG, NTC, HPI, SIP.
Theo ông Phương, các doanh nghiệp còn quỹ đất cho thuê được kỳ vọng sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp này nhanh chóng gia tăng diện tích đất cho thuê. Cụ thể, trong năm 2020, mã SZC tiếp tục cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức với diện tích 750 ha. Bên cạnh đó, IDC lại tập trung cho thuê Khu công nghiệp Hựu Thạnh, Phú Mỹ II và Phú Mỹ II mở rộng với diện tích thuê dự kiến 70 ha.
Hay, mã KBC với các Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (đang hoàn thành thủ tục pháp lý), Tân Phú Trung và Quang Châu. Mã VGC còn quỹ đất cho thuê các khu công nghiệp mới như Đồng Văn IV, Phú Hà. Mã VGR tiếp tục cho thuê Khu công nghiệp Cộng Hòa với diện tích cho thuê dự kiến đạt 25 ha (năm 2020)...
Tín hiệu khởi sắc
Tuy nhiên, báo cáo quý 1 từ Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy Việt Nam có 335 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 260 khu công nghiệp với tổng diện tích đất 68.700 ha đã đi vào hoạt động và 75 khu công nghiệp đang xây dựng với tổng diện tích 29.200 ha. Hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 75% và tăng 0,7% so với cuối năm 2019.
Bên cạnh đó, báo cáo trong quý 1 từ Công ty Collier International (thành viên của Hiệp hội Bất động sản toàn cầu) so sánh tỷ lệ lấp đầy và giá thuê các khu công nghiệp ở các nước Đông Nam Á cho thấy Việt Nam khá hấp dẫn với mức giá thuê trung bình thấp hơn 45%-50% so với các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Báo cáo của Jetro năm 2019 cũng chỉ ra chi phí lao động của Việt Nam đang thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Nhóm phân tích của SSI cũng nhìn nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp đã có những tín hiệu khởi sắc. Cụ thể, tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm 5 tháng qua đã đạt 13,9 tỷ USD. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng mở ra 1 bước ngoặt mới với dòng vốn FDI quốc tế với mục đích giảm thiểu sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng sẽ làm gia tăng cấp bách nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh sự phục thuộc quá nhiều vào một quốc gia, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
"Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot đã bắt đầu có hoạt động tuyển dụng và tìm kiếm chuỗi cung ứng đồng thời cho thấy Việt Nam là một trong những điểm đến trong quá trình dịch chuyển, bên cạnh các quốc gia tiềm năng khác trong khu vực như Indonesia, Thailand hay Malaysia," ông Phương cho hay.
Trong nước, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công với mục tiêu tăng trưởng mạnh trong năm 2020 đạt 20 tỷ USD, bên cạnh giá trị chưa giải ngân còn lại của năm 2019 là 9,5 tỷ USD. Như vậy, tổng cộng quy mô giải ngân dự kiến trong 2020 rất lớn, xấp xỉ 30 tỷ USD. Đặc biệt các dự án cao tốc Bắc Nam, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây, Phan Thiết giúp kết nối hạ tầng, logistic của các khu công nghiệp ở các tỉnh vệ tinh Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết vào các trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
Theo ông Phương, đây là lợi thế nâng cao sức cạnh tranh thu hút vốn FDI của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực. /.
Gần 14 tỷ vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam giữa đại dịch COVID-19 Trong 5 tháng đầu năm, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam đạt 13,89 tỷ USD, bằng 83% so với cùng kỳ năm 2019. Giữa đại dịch COVID-19, gần 14 tỷ vốn FDI đổ vào Việt Nam. Ảnh minh hoạ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) vừa công bố số vốn FDI vào Việt Nam...