FDI chảy vào Đông Nam Á tăng kỷ lục

Theo dõi VGT trên

Dù tăng trưởng kinh tế thế giới yếu đi, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) chảy vào các nước thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Singapore tăng kỷ lục.

FDI chảy vào Đông Nam Á tăng kỷ lục - Hình 1

FDI chảy vào các nước thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á tăng kỷ lục trong năm qua – Ảnh: Reuters

Hôm nay 25.6, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển ( UNCTAD) đã công bố báo cáo Đầu tư thế giới. Theo đó, tổng FDI đổ vào khu vực Đông và Đông Nam Á tăng 10% lên mức kỷ lục 381 tỉ USD trong năm qua, theo tờ The Jakarta Post.

Trong đó, FDI cho khu vực Đông Nam Á tăng 5% lên đến 133 tỉ USD. FDI vào Singapore chỉ tăng 4% trong khi đầu tư trực tiếp vào Indonesia và Việt Nam tăng lần lượt 20% và 3%.

Vốn FDI chảy vào thông qua nhiều hình thức như mô hình hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) hoặc mô hình hợp tác công – tư (PPP).

“Một số dự án được tiến hành theo hình thức BOT đã nhận vốn nước ngoài đáng kể, đóng góp vào cơ sở hạ tầng trong các ngành công nghiệp như điện và giao thông”, báo cáo cho biết.

Đơn cử ở Việt Nam, tập đoàn AES (Mỹ) hợp tác với POSCO Power (Hàn Quốc) và Tổng công ty đầu tư Trung Quốc trong việc phát triển nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 thuộc tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam).

“Với một thỏa thuận theo kiểu BOT với chính phủ Việt Nam, dự án có tổng vốn đầu tư 1,4 tỉ USD và có khả năng trở thành một ví dụ cho các dự án điện lực thực hiện dựa trên hình thức PPP ở nước này”, báo cáo viết.

Khu vực Đông Nam Á cũng chứng kiến sự gia tăng FDI nội khối. 45% vốn đổ vào ngành công nghiệp cơ sở hạ tầng của các công ty đa quốc gia châu Á chảy vào các dự án nội khối. Các nước, vùng lãnh thổ và khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia và Singapore là những nguồn quan trọng nhất của hoạt động đầu tư.

Xét trên bình diện toàn cầu, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm qua lại giảm 16% so với năm 2013.

Theo các chuyên gia, FDI toàn cầu giảm là do tình hình kinh tế thế giới bất ổn, nhiều chính sách đầu tư không chắc chắn cùng hàng loạt rủi ro vì căng thẳng địa chính trị tại một số nước.

Cụ thể, tổng FDI tại các quốc gia phát triển giảm 28% xuống còn 499 tỉ USD. Trong khi đó, luồng vốn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển tăng 2% lên đến 681 tỷ USD – mức cao nhất từ trước tới nay.

Video đang HOT

Thu Thảo

Theo Thanhnien

Câu hỏi sau những dự án khổng lồ của Trung Quốc

Các dự án "cơ sở hạ tầng" khổng lồ, xuyên biên giới, băng qua các châu lục, nối kết các nền kinh tế, văn hóa, tiểu vùng địa lý với nhau đang là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời thế hệ lãnh đạo thứ 5.

Hiểu theo nghĩa phần cứng, đó là bến cảng, đường cao tốc, thủy điện, đường ray, sân bay, đường dẫn cáp quang, băng truyền internet, v.v... Hiểu theo nghĩa mềm, nó là các thể chế nền tảng hỗ trợ cho hoạt động thương mại, tiền tệ-tài chính, các ngân hàng phát triển với các khoản đầu tư tại khu vực, v.v...

Nhiệm vụ của các loại cơ sở hạ tầng này không chỉ mang về lợi nhuận mà còn tạo điểm kết nối giữa TQ như một trung tâm với các vùng và quốc gia láng giềng "ngoại vi". Tác động của những dự án này rất lớn. Nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức nếu muốn thiết lập thành công. Vì thế, hiểu và đánh giá đúng quy mô, động lực và hệ quả của "chính sách đối ngoại cơ sở hạ tầng" của Bắc Kinh là bước đi quan trọng đầu tiên để có những khuyến nghị chính sách hợp lý.

Hai "con đường tơ lụa mới"

Vào tháng 10/2013, chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu mang tính lịch sử trước Hạ viện Indonesia. Ngay từ đầu chuyến công du của mình tại Đông Nam Á, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh một "cộng đồng TQ - ASEAN khăng khít với vận mệnh chung". Cùng với đó là đề xuất một "quan hệ đối tác hàng hải" trong nỗ lực nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.

Chủ tịch TQ nhấn mạnh mục tiêu của TQ là "phá vỡ sự bế tắc trong liên kết" ở châu Á. Quan điểm này được đồng hành bởi các dự án quy mô lớn, bao gồm các hải cảng dọc theo Ấn Độ Dương, các con đường cao tốc, đường ống và đường sắt. Cốt lõi của bước đi này là nỗ lực có tính toán để hình thành "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên bộ" và "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21".

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh, sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" của TQ hướng đến kết nối một vùng không gian địa lý xuyên qua Âu-Á. Lấy TQ ở vị trí trung tâm, nó liên kết với các khu vực lân cận, bao gồm Trung Á, khu Viễn Đông của Nga, Đông Nam Á, và cuối cùng là thị trường châu Âu.

Hỗ trợ tài chính cần thiết sẽ được cung cấp bởi các thể chế tài chính do TQ dẫn đầu, đáng chú ý nhất là Quỹ Con đường tơ lụa và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB). Nhiệm vụ của hai thể chế này là sử dụng các công cụ tài chính để tạo nên các "quan hệ đối tác liên kết". Trong số nhiều dự án đầy tham vọng là hệ thống đường ray cao tốc 5.000 km mà khi hoàn thành sẽ kết nối hơn 20 quốc gia châu Á.

Đặt "khía cạnh cơ sở hạ tầng" thành trung tâm, lãnh đạo TQ tiếp tục xúc tiến các kế hoạch trên phạm vi rộng lớn. Những đề xuất ít được nhắc đến hơn đã và đang đi vào thực hiện như "Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan" hay "Hành lang kinh tế Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar". Mùa thu năm 2013, giới truyền thông khu vực chứng kiến Chủ tịch Tập Cận Bình cùng đoàn tháp tùng tham gia vào một cuộc "mít-tinh ngoại giao" không chỉ ở khắp châu Á mà còn vươn đến châu Âu.

Câu hỏi sau những dự án khổng lồ của Trung Quốc - Hình 1

Ông Tập Cận Bình phát biểu trong chuyến thăm Indonesia, tháng 10/2013. (Ảnh: Xinhua)

Điểm cao trào hiện tại của chiến dịch trên là chủ đề "liên kết" của Tập Cận Bình được đặt vào chương trình nghị sự của APEC, Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2014. Điểm nhấn của các sự kiện hướng về một hướng: thảo luận và đưa ra các cách thức tài trợ và thiết lập các hành lang vận tải xuyên khu vực mới cũng như phát triển các tuyến đường thương mại mới.

Không phải lần đầu tiên cơ sở hạ tầng được chú ý như một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại. Nhưng dưới thời của Tập Cận Bình, đây trở thành "trọng tâm của các trọng tâm" của TQ. Bước ngoặt trên không chỉ xuất phát từ các phát biểu chính thức và thay đổi ưu tiên trong chính sách, mà còn từ các khoản tài trợ cam kết cho mục tiêu này trong bối cảnh TQ từ một quốc gia nhập khẩu, sang một quốc gia xuất khẩu "vốn và tư bản".

Sự chuyển dịch này đặt ra một câu hỏi quan trọng: Phải chăng đây nằm trong quá trình "lan tỏa ảnh hưởng" của Bắc Kinh thông qua các dự án khổng lồ hay là thực tế nhu cầu của phát triển? Câu trả lời thể hiện qua một bức tranh hỗn hợp: đọc các con số thống kê sẽ thiên về vế hai, trong khi đó, phân tích chính sách đối ngoại TQ trong lựa chọn "đại chiến lược" lại bổ sung cho quan điểm thứ nhất.

Vốn cho cơ sở hạ tầng: Cung và cầu

Trong những năm gần đây, sự đồng thuận giữa các thiết chế tài chính và phát triển hàng đầu được hình thành và đều thừa nhận nhu cầu cho phát triển cơ sở hạ tầng. Theo tính toán của PricewaterhouseCoopers (PwC) năm 2014, các dự án liên quan đến vốn và cơ sở hạ tầng toàn cầu dự tính sẽ đạt mức 9 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2025 (năm 2014 là 4 nghìn tỷ).

Các quốc gia châu Á, đặc biệt là TQ có triển vọng dẫn đầu trong việc đầu tư và hấp thụ nguồn vốn này. Tổ chức OECD trong nghiên cứu công bố 2014 ước tính khoảng trống đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu hiện nay là 70 nghìn tỷ USD đến năm 2030. Nghiên cứu của ADB năm 2009 ước tính cần đến 8.000 tỷ để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở châu Á trong vòng hơn 10 năm.

Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàn Quốc (năm 2010) cũng thảo luận về xu hướng tương tự, nổi bật trong chương trình nghị sự phát triển G20, trong đó vấn đề cơ sở hạ tầng được ưu tiên hàng đầu. Từ đó, vấn đề cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm trong các nhiệm kỳ tiếp theo của các lãnh đạo G20; Úc với vai trò chủ tọa G20 vào tháng 11/2014 vừa qua đã đề xuất sáng kiến "Trung tâm cơ sở hạ tầng G20".

Ngoài các quốc gia châu Á và các nước đang phát triển, IMF mới đây cũng thừa nhận rằng nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở các nền kinh tế phát triển cũng là một động lực chủ chốt trong sự tăng trưởng toàn cầu trong những thập kỷ tới. Và làm thế nào để cung cấp tài chính cho các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng khổng lồ vẫn là một thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách - thách thức này đang được TQ tiếp cận bằng nhiều hình thức khác nhau.

Sự chuyển dịch vai trò của TQ trong hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới là tiền đề đầu tiên của Bắc Kinh. Nhơ thanh qua cua hơn 35 năm chuyên đôi, kinh tế TQ đa co sư tăng trưởng ngoan muc. Theo sô liêu cua IMF (năm 2014), chỉ trong vong 13 năm của thế kỷ 21, tăng trương công dôn GDP thưc tê cua Trung Quôc đat mưc ki luc 243%, trong khi đo mưc tăng công dôn cua My va EU chi xoay quanh ngương 20%. Sư chênh lêch vê tôc đô tăng trương nay đem lai cho Trung Quôc vi tri nên kinh tê lơn thư hai thê giơi vao năm 2010 va năm 2014, TQ trở thành quốc gia thứ hai sau Mỹ đứng vào hàng các quốc gia có GDP hơn 10.000 tỷ USD.

Sự tăng trưởng thần kỳ kết hợp với hàng loạt yếu tố khác như (i) Mô hình tăng trưởng hướng ra xuất khẩu; (ii) Duy trì đồng bản tệ giá rẻ để hỗ trợ xuất khẩu (qua đó đòi hỏi PBoC phải liên tục mua vào đồng USD dư thừa trên thị trường nhằm giữ giá đồng NDT); (iii) Thặng dư của cán cân vốn qua các chính sách thu hút vốn nước ngoài, v.v... khiến dự trữ ngoại tệ của TQ tăng gấp 20 lần trong vòng 15 năm. TQ hiện là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất nhì thế giới với quy mô trên 3.800 tỷ USD.

Vào năm 2001 (năm TQ gia nhập WTO), dự trữ ngoại tệ của quốc gia này chỉ vẻn vẹn 200 triệu USD. Như vậy bình quân mỗi năm dự trữ ngoại tệ của TQ tăng thêm hơn 200 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2014, dự trữ ngoại tệ của TQ là 3.843 tỷ USD - chỉ tăng thêm 23 tỷ USD - và lần đầu tiên xuất hiện tình trạng "xuất khẩu vốn ròng". Điều này cho thấy một phần lớn trong khoản dự trữ ngoại tệ của năm 2014 và các năm trước đó đã được sử dụng cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

Câu hỏi sau những dự án khổng lồ của Trung Quốc - Hình 2

Hinh: Dự trữ ngoại tệ của TQ 2000 - 2013 (tỷ USD). Nguôn: SAFE (các năm)

Với số vốn dự trữ ngoại tệ lớn, TQ cũng tỏ ra "mạnh tay" hơn trong việc đầu tư ra nước ngoài qua hình thức FDI. Hiện các khoản đầu tư ODI của TQ xấp xỉ 760 tỷ USD. Con số này tuy chỉ bằng 1/10 so với Mỹ, nhưng tốc độ và quy mô đầu tư có sự tăng tốc nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Một điểm đáng nói là trọng điểm đầu tư của nước này. Nghiên cứu do Rand Corporation tiến hành chỉ ra các cam kết của TQ liên quan đến các khoản tài trợ và khoản vay đặc nhượng ở nước ngoài từ năm 2001 đến 2011 là 671 tỷ USD hầu như đều liên quan đến các dự án về cơ sở hạ tầng.

Câu hỏi sau những dự án khổng lồ của Trung Quốc - Hình 3

Hình: Mục đích đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp lớn TQ 2000 - 2011. Nguồn: VCES (2013)

Nhìn chung, mức độ tiết kiệm cao, sự thiếu hụt các kênh đầu tư thay thế và dự trữ ngoại tệ lớn nhằm phục vụ cho các khoản đầu tư tiềm năng, đi cùng với các giới hạn về tài chính từ phía các quốc gia khác là các yếu tố giúp cho TQ lấn sân vào lĩnh vực và các đại công trình đòi hỏi nhiều tư bản. Điều này đã thể hiện trong bối cảnh ngay cả khi thế giới đang trải qua khủng hoảng tài chính - tiền tệ hồi năm 2008, các ngân hàng CDB, China Exim Bank vẫn đầu tư vốn mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng tại TQ, châu Á và châu Phi. Hiện giờ, với sự xuất hiện của các cơ chế tài chính do TQ khởi xướng, đầu tư hạ tầng để tạo sự kết nối chặt chẽ giữa các thị trường lại càng trở thành điểm nhấn trong chính sách mới của Bắc Kinh.

Câu hỏi sau những dự án khổng lồ của Trung Quốc - Hình 4

Hinh: Quy mô vôn FDI cua Trung Quôc ra nươc ngoai (tỷ USD). Nguôn: VCES(2013)

(Còn tiếp)

Theo TS. Trương Minh Huy Vũ - TS. Phạm Sỹ Thành

Vietnamnet

(Về các tác giả:

TS. Trương Minh Huy Vũ là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Đại học KHXH&NV Tp.HCM (SCIS).

TS. Phạm Sỹ Thành là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES), Đại học Kinh tế, ĐHQGHN).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự UkraineÔng Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự Ukraine
06:10:11 23/01/2025
Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bốCác 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố
19:03:50 23/01/2025
Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngàyHàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày
22:00:53 22/01/2025
Hệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịchHệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịch
20:12:34 23/01/2025
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường họcÔng Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học
21:03:58 22/01/2025
Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHOTrung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO
16:46:37 22/01/2025
Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự doBí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do
11:57:53 23/01/2025
22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"
11:36:24 23/01/2025

Tin đang nóng

Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'
07:33:41 24/01/2025
Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệtDựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt
07:17:43 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động tháiDân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái
09:06:09 24/01/2025

Tin mới nhất

Trung Quốc ra mắt drone vừa bay và lặn, phóng từ tàu ngầm

Trung Quốc ra mắt drone vừa bay và lặn, phóng từ tàu ngầm

13:48:43 24/01/2025
Các nhà khoa học tại Trung Quốc đã phát triển loại drone có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ trên không và dưới nước.
Lộ tin nhắn riêng tư, mạng xã hội LinkedIn bị kiện

Lộ tin nhắn riêng tư, mạng xã hội LinkedIn bị kiện

13:45:17 24/01/2025
LinkedIn đã bị hàng triệu người dùng đâm đơn kiện, cáo buộc nền tảng này tiết lộ tin nhắn riêng tư cho bên thứ 3 để đào tạo mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mà chưa được phép.
Chiến thắng lập pháp đầu tiên của ông Trump

Chiến thắng lập pháp đầu tiên của ông Trump

13:43:12 24/01/2025
Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cho phép bắt người nhập cư bất hợp pháp bị cáo buộc phạm tội, trở thành dự luật đầu tiên có thể được Tổng thống Donald Trump ký trong nhiệm kỳ 2.
Colombia ra sức trấn áp xung đột

Colombia ra sức trấn áp xung đột

13:39:34 24/01/2025
Lực lượng đặc biệt Colombia đã tiến vào thành trì của các nhóm vũ trang gần biên giới với Venezuela, trong nỗ lực tái khẳng định sự kiểm soát của chính phủ ở khu vực đang xảy ra xung đột.
Tương lai nước Mỹ trong tầm nhìn của Tổng thống Trump

Tương lai nước Mỹ trong tầm nhìn của Tổng thống Trump

13:37:12 24/01/2025
Chiều 21.12 (theo giờ Mỹ), đại diện 3 tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới là Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman, Tổng giám đốc SoftBank Masayoshi Son và Chủ tịch Oracle Larry Ellison đã xuất hiện cùng Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.
Miền nam của Mỹ xuất hiện bão tuyết hiếm gặp

Miền nam của Mỹ xuất hiện bão tuyết hiếm gặp

13:34:50 24/01/2025
Đây là một hiện tượng thời tiết vô cùng hiếm gặp đối với khu vực vốn quen thuộc với khí hậu ấm áp, theo tờ The Washington Post.
Israel khởi động chiến dịch lớn tại Bờ Tây

Israel khởi động chiến dịch lớn tại Bờ Tây

13:32:11 24/01/2025
Không lâu sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực tại Dải Gaza, quân đội Israel ngày 21.1 mở chiến dịch quân sự mới nhắm vào các tay súng Palestine tại TP.Jenin ở Bờ Tây.
Cần 200.000 binh sĩ giữ gìn hòa bình Nga - Ukraine?

Cần 200.000 binh sĩ giữ gìn hòa bình Nga - Ukraine?

13:29:50 24/01/2025
Ông Zelensky lưu ý rằng Nga có thể triển khai 1,5 triệu quân so với 800.000 quân củaUkrainevà 200.000 quân của Pháp, theo trangThe Kyiv Independent.
Nga xác nhận có cơ hội đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump

Nga xác nhận có cơ hội đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump

13:26:29 24/01/2025
Hôm (22.1), Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết chính quyền Moscow thấy được cơ hội, dù nhỏ, trong việc thương thuyết với chính quyền mới dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Boeing thiệt hại gần 3 tỷ USD do đình công và cắt giảm nhân sự

Boeing thiệt hại gần 3 tỷ USD do đình công và cắt giảm nhân sự

13:02:42 24/01/2025
Theo đó, "gã khổng lồ" ngành hàng không có trụ sở tại Chicago ngày 23/1 cho biết sẽ báo cáo khoản lỗ 5,46 USD trên mỗi cổ phiếu khi công bố kết quả tài chính đầy đủ vào tuần tới.
Triều Tiên lần đầu tiên bình luận việc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị bắt giữ

Triều Tiên lần đầu tiên bình luận việc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị bắt giữ

13:00:16 24/01/2025
Bên cạnh đó, phiên tòa xét xử của Tòa án Hiến pháp cũng đang diễn ra để xác định xem có nên duy trì hay bác bỏ bản luận tội ông do Quốc hội Hàn Quốc đề xuất hay không.
Chưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San Diego

Chưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San Diego

12:57:56 24/01/2025
Trong khi đó, một đám cháy rừng khác ở gần biên giới Mỹ - Mexico cũng đã thiêu rụi hơn 80ha. Khói từ đám cháy biên giới này ở khu vực Dãy núi Otay thuộc Vịnh Nam San Diego, được cho là có thể nhìn thấy từ cách xa hàng dặm.

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Pháp luật

13:51:16 24/01/2025
Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
Camera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tư

Camera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tư

Netizen

13:40:00 24/01/2025
Đoạn clip trích xuất từ camera an ninh ghi lại tình huống tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại ngã tư đường bê tông vào lúc 10 giờ 56 phút ngày 23/1 khiến nhiều người rùng mình.
Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao việt

13:33:55 24/01/2025
Người mẫu Tuệ Như - vợ ca sĩ Hồ Quang Hiếu - sinh mổ con trai nặng 2,9 kg. Khi thấy con chào đời, Hồ Quang Hiếu bất ngờ vì sao em bé hơi tím, da nhăn nheo.
Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Sao châu á

13:30:22 24/01/2025
Yoo Yeon-seok, một cái tên không còn xa lạ với người hâm mộ điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc, đã trải qua một hành trình sự nghiệp đáng ngưỡng mộ.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thượng viện Mỹ thông qua đề cử Giám đốc CIA

Thượng viện Mỹ thông qua đề cử Giám đốc CIA

12:56:07 24/01/2025
Ông Ratcliffe từng là nghị sĩ bang Texas năm 2015 - 2020. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã bổ nhiệm ông Ratcliffe làm Giám đốc CIA, đứng đầu cộng đồng tình báo Mỹ và là cố vấn chính của tổng thống về tình báo.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.
Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Thời trang

12:09:04 24/01/2025
Nếu bạn đang theo đuổi phong cách an toàn với những gam màu trầm nhàm chán thì những thiết kế đa sắc màu dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng giúp bạn có sự bứt phá, linh hoạt và đầy phá cách cho năm mới.
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Sao thể thao

11:53:40 24/01/2025
Tối 23/1, trên trang Instagram cá nhân, bà xã hậu vệ Đoàn Văn Hậu - nàng WAG Doãn Hải My gây choáng khi bất ngờ công khai chuyện can thiệp thẩm mỹ, làm đẹp để đón Tết.
NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

Mọt game

11:13:39 24/01/2025
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Marvel Rivals - một trong những bom tấn nổi bật nhất giai đoạn cuối năm 2024 vừa qua.