FDA xem xét lại tính an toàn của túi nâng ngực silicon
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ vừa quyết định xem xét lại các nghiên cứu về tính an toàn của silicon trong nâng ngực đã được thừa nhận rộng rãi.
Sau 14 năm cấm dùng silicon do lo ngại có thể liên quan tới ung thư, lupus, năm 2006, FDA đã cấp giấy phép cho gel silicon của công ty Allergan và Mentor được dùng để nâng ngực và tái tạo vú cho phụ nữ từ 22 tuổi trở lên.
Sự dỡ bỏ lệnh cấm này dựa trên lập luận rằng không có nhiều dữ liệu về những tác dụng phụ, bao gồm cả những trường hợp hiếm gặp hay ảnh hưởng lâu dài. Với chứng cứ này, FDA đã yêu cầu các nhà sản xuất phải thực hiện các nghiên cứu về tính an toàn của việc cấy ghép silicon vào cơ thể và được phép thực hiện thủ thuật này sau khi được phê duyệt.
Các phát hiện được công bố đầu năm nay bởi 2 công ty này cho thấy không có nguy cơ ung thư vú hay bất kỳ một dạng bệnh nào. Các phát hiện về tính an toàn dựa trên các dữ liệu sơ bộ từ 6 nghiên cứu liên tục được thực hiện bởi Allergan và Mentor, 2 công ty duy nhất sản xuất silicon cấy ngực ở Mỹ.
Tuy nhiên, FDA đề nghị cần có những nghiên cứu lâu dài hơn và cũng cảnh báo rằng cấy ghép nâng ngực có thể liên quan với nguy cơ mắc chứng ung thư hạch hiếm gặp nhưng không nhiều.
Và đặc biệt, báo cáo trong tháng 6 vừa qua cho thấy không thể đặt túi ngực mãi mãi và hơn một nửa phụ nữ cấy ghép ngực sẽ phải lấy túi silicon ra trong vòng 10 năm sau phẫu thuật. Bởi “Càng để silicon trong ngực lâu, thì người phụ nữ càng có nguy cơ gặp biến chứng”, TS Jeffrey Shuren, Giám đốc TT Thiết bị y tế Mỹ và FDA, nói.
Theo báo cáo này, cứ 5 phụ nữ cấy ghép silicon để tăng size vòng 1, có 1 phụ nữ cần phải lấy ra trong vòng 10 năm do biến chứng. Và một nửa số phụ nữ mà được tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú cũng cần phải lấy silicon ở cùng thời điểm tương tự.
Các biến chứng thường gặp bao gồm: cứng mô xung quanh khu vực đặt silicon đến mức buộc phải lấy túi silicon ra. Các vấn đề thường gặp khác gồm vỡ, nhăn da, vú không cân xứng, sẹo, đau nhức, nhiễm trùng. Đã có 2 ca cấy ghép gặp phải biến chứng này kể từ sau năm 2006.
Video đang HOT
Hiện tại FDA khuyến nghị phụ nữ nên thường xuyên đi khám, bao gồm chụp MRI để phát hiện sớm các nguy cơ cũng như lưu ý các biểu hiện bất thường của cơ thể như đau, sưng, không đối xứng hoặc các dấu hiệu đặc trưng khác.
Ngoài ra, FDA cũng sẽ xem xét lại các nghiên cứu đã được duyệt cũng như đề xuất những nghiên cứu để đưa ra khuyến nghị an toàn cho người thực hiện cấy ghép ngực. Lưu ý là quyết định này không bao gồm túi đặt ngực chứa nước biển.
Theo FDA, ước tính có khoảng 5-10 triệu phụ nữ trên toàn thế giới thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Theo Dân Trí
10 thứ bà bầu cần tránh xa
Để sinh một em bé khỏe mạnh, thông minh, không chỉ chú ý về dinh dưỡng, người mẹ còn phải cẩn thận với những thủ phạm sau:
Rượu
Uống rượu có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, bao gồm các triệu chứng như cân nặng khi sinh thấp, các vấn đề y tế, và hành vi bất thường. Ngay khi bạn biết bạn đang mang thai, nên ngừng uống rượu.
Thuốc lá
Thuốc lá không chỉ không tốt cho cơ thể mẹ cũng không tốt cho chính em bé trong bụng mẹ. Hút thuốc trong thời kỳ mang thai làm giảm lượng oxy mà trẻ nhận được và làm tăng nguy cơ chảy máu, sẩy thai, ốm nghén. Hóa chất hít vào trong khi hút thuốc lá có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác với em bé. Giảm cân, sinh non, và thai lưu là những hậu quả có thể gặp nếu người mẹ thường xuyên hút thuốc lá trong kì mang thai.
Cà phê
Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về cafein và việc mang thai. Một số người tin rằng cafein không có hại như người ta đồn đại. Tuy nhiên, FDA cảnh báo không nên uống thụ cà phê trong thời kỳ mang thai. Cafein đã được chứng minh là ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi. Cafein có trong cà phê cũng có thể gây hại vì nhà sản xuất thường thêm các hóa chất bổ sung để loại bỏ các chất cafeine. Cafeine cũng có thể làm tăng nguy cơ của vết rạn da. Nếu bỏ uống cà phê đột ngột có thể gây ra đau đầu, nên hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên giảm dần số lượng tiêu thụ trước khi đột ngột bỏ hẳn.
Lười tập thể dục
Tập thể dục vừa phải là hữu ích vì nó cải thiện trạng thái tinh thần của người mẹ và có thể tăng lưu lượng ôxy cho thai nhi. Tuy nhiên, quá gắng sức có thể gây nguy hiểm. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên giảm cường độ tập thể dục trong thời gian mang thai. Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga và được phổ biến cho phụ nữ mang thai.
Thiếu dinh dưỡng
Dinh dưỡng tốt là điều rất quan trọng để một đứa trẻ đang phát triển, đặc biệt là mẹ cần được nhận đủ axit folic. Thiếu acid folic có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Các bác sĩ đề nghị sản phụ cần ít nhất 400-1.000 microgram vitamin B mỗi ngày (khoảng 10 lần nếu bạn đã có một đứa con với dị tật bẩm sinh ống thần kinh),bắt đầu từ một tháng trước khi mang thai và trong suốt toàn bộ thai kỳ.
Các loại rau lá, nước cam, và các loại đậu là một số nguồn tự nhiên của axit folic.
Không khám định kỳ trước khi sinh
Đi khám bác sĩ thường xuyên rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Cơ thể trải qua nhiều thay đổi trong quá trình mang thai. Một số tác dụng phụ có thể được hoàn toàn bình thường, trong khi các tác dụng phụ khác có thể không. Khám bệnh thường xuyên giúp đảm bảo rằng em bé của bạn sẽ được sinh ra khỏe mạnh.
Các loại thuốc và các thảo dược: Luôn luôn cẩn thận về các loại thuốc hoặc các thảo dược dùng để điều trị bệnh tật. Nên dùng theo quy định của bác sĩ bởi những chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tiếp xúc với hóa chất
Trong thời gian mang thai, nên giảm tiếp xúc với hóa chất không tự nhiên, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Nhiều người ăn sản phẩm hữu cơ, được trồng mà không có hóa chất. Biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất cần làm trước khi ăn rau hoặc trái cây là rửa thật kỹ lưỡng. Ngoài ra, loại bỏ vỏ bề mặt bên ngoài của các loại sẽ tốt hơn vì hầu hết các thuốc trừ sâu sẽ phần còn lại bên ngoài của các loại rau hoặc trái cây.
Nhiều bạn tình
Nhiều bạn tình có thể làm tăng nguy cơ của STD, do đó có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng thai kỳ, ví dụ như như trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non.
Các yếu tố khác
Nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi, bao gồm cả bệnh tim, tuổi của người mẹ (rủi ro cao nếu mang thai trước 15 tuổi và sau 35 tuổi), hen suyễn, căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm, bệnh tật, và chảy máu. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn đang bị ảnh hưởng bởi bất kỳ những triệu chứng này.
Theo Dân Trí
Đồng hồ đeo tay không cần... khuy bấm Không cần khuy bấm hay chốt cài như những chiếc đồng hồ thông thường mà chỉ cần bẻ dây đeo tại một vị trí bất kì, nó sẽ tự uốn cong và ôm vừa vặn tay bạn... Những chiếc đồng hồ rực rỡ sắc màu với lớp vỏ ngoài bằng silicon này vô cùng đặc biệt. Chúng rất mềm dẻo và được thiết...