FDA Mỹ khuyến cáo không lấy dịch họng để xét nghiệm kháng nguyên tại nhà
Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) của Mỹ khuyến cáo người dân không lấy dịch họng thay dịch tỵ hầu khi làm xét nghiệm kháng nguyên sàng lọc COVID-19 tại nhà.
Khuyến cáo trên được đưa ra sau khi có một số nghiên cứu sơ bộ và báo cáo cho rằng dịch họng có thể cho kết quả chính xác hơn dịch tỵ hầu trong xét nghiệm phát hiện biến thể Omicron.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong các tuyên bố đăng trên Twitter và truyền thông, FDA khẳng định hiện không có dữ liệu toàn diện nào cho thấy xét nghiệm dịch họng là phương pháp “chính xác hoặc thích hợp”.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu sơ bộ đăng ngày 10/1, các sinh phẩm xét nghiệm nhanh có thể phát hiện chính xác biến thể Omicron nếu làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Do đó, giới chuyên gia khuyến nghị người dân tuân thủ hướng dẫn sử dụng các sinh phẩm xét nghiệm nhanh và phải lấy dịch tỵ hầu để xét nghiệm, trong khi các nhà khoa học và các nhà sản xuất xét nghiệm thu thập thêm dữ liệu về các phương pháp xét nghiệm khác nhau.
Trong những tuần gần đây, nhu cầu xét nghiệm nhanh sàng lọc COVID-19 tại Mỹ tăng rất cao. Không giống như các xét nghiệm PCR có độ chính xác cao nhưng vài ngày sau mới có kết quả, người dân có thể mua các sinh phẩm xét nghiệm nhanh tại các cửa hàng dược để tự xét nghiệm tại nhà, kết quả xét nghiệm có sau từ 10-15 phút.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng các sinh phẩm xét nghiệm nhanh tiện lợi nhưng kèm theo nhiều vấn đề, như kết quả xét nghiệm kém chính xác, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc với những người mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng.
Trong làn sóng lây nhiễm Omicron tại Mỹ, một số chuyên gia, trong đó có Tiến sĩ Anthony Fauci, cho rằng các xét nghiệm nhanh có thể cho kết quả thiếu chính xác đối với Omicron. Trong thông báo đưa ra ngày 7/1, FDA cảnh báo người dân Mỹ cần tuân thủ hướng dẫn trên sinh phẩm xét nghiệm nhanh, phải lấy dịch tỵ hầu, không lấy dịch họng. FDA khẳng định hiện FDA “không có bất kỳ dữ liệu nào cho thấy xét nghiệm dịch họng là phương pháp xét nghiệm chính xác hoặc thích hợp đối với xét nghiệm tại nhà”.
Bên cạnh đó, FDA lưu ý việc sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh tại nhà theo đúng hướng dẫn có thể “tránh kết quả sai lệnh hoặc tổn thương”. Theo cơ quan trên, việc tự lấy dịch họng có thể phức tạp hơn dịch tỵ hầu và nếu thao tác không đúng có thể gây hại cho bệnh nhân.
Mỹ cấp phép thuốc dự phòng lây nhiễm HIV dạng tiêm đầu tiên
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt loại thuốc dự phòng lây nhiễm HIV dạng tiêm đầu tiên, đem lại giải pháp thay thế cho thuốc viên.
Loại thuốc mới mang tên Apretude được tiêm cho bệnh nhân hai tháng một lần, trong khi những thuốc viên ngăn ngừa lây nhiễm HIV đang lưu hành trên thị trường hiện nay cần phải uống đều đặn hàng ngày.
Các quan chức y tế cảnh báo rằng thuốc uống hàng ngày có thể là chế độ điều trị mà một số người khó tuân thủ. Do vậy, việc tiêm thuốc trở thành một lựa chọn khả thi hơn đối với những người có nguy cơ.
FDA đã đưa ra quyết định trên sau khi hai thử nghiệm cho thấy, đối với 69% đàn ông có giới tính bình thường và phụ nữ chuyển giới có quan hệ tình dục với đàn ông, cũng như 90% phụ nữ có giới tình bình thường, thì Apretude có hiệu quả hơn trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV so với thuốc uống hàng ngày.
Cuối cùng, FDA phát hiện rằng loại thuốc tiêm này có hiệu quả hơn 66% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV so với một liều thuốc viên Truvada hàng ngày.
Hai thử nghiệm thuốc Apredute được tiến hành tại 13 quốc gia, bao gồm một nghiên cứu đối với 4.500 đàn ông và phụ nữ chuyển giới không nhiễm HIV có quan hệ tình dục với đàn ông, trong khi nghiên cứu còn lại tập trung vào trên 3.000 phụ nữ giới tính bình thường có nguy cơ nhiễm HIV.
Là một dạng thuốc cabotegravir của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline, Apretude được cấp phép sử dụng cho người lớn và thanh thiếu niên có nguy cơ ở Mỹ. Ban đầu nó được tiêm hai liều, cách nhau một tháng, sau đó tiêm hai tháng một lần. Thuốc chỉ được sử dụng cho những đối tượng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính.
Vì sao phải chia nhóm tuổi thử nghiệm vắc xin? Hôm 7-10, Hãng Pfizer-BioNTech nộp đơn đề nghị FDA Mỹ cấp phép khẩn cấp cho vắc xin COVID-19 dành cho lứa tuổi từ 5-11, trong khi đang nghiên cứu vắc xin cho nhóm dưới 5 tuổi. Vì sao phải chia nhiều nhóm như vậy? Em Lydia Melo, 7 tuổi, được tiêm liều 10 microgram vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech trong một thử nghiệm...