FDA cảnh báo khả năng cho kết quả sai từ xét nghiệm Covid-19 chưa được cấp phép
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa nêu tên 3 xét nghiệm Covid-19 nhanh trái phép và cảnh báo mọi người không nên sử dụng do nguy cơ cho kết quả sai.
FDA đã hướng dẫn mọi người không sử dụng xét nghiệm nhanh Celltrion DiaTrust COVID-19 Ag; xét nghiệm tại nhà SD Biosensor Inc. STANDARD Q COVID-19 Ag và xét nghiệm nhanh kháng nguyên Flowflex SARS-CoV-2 (tự xét nghiệm).
FDA cảnh báo khả năng cho kết quả sai từ xét nghiệm Covid-19 chưa được cấp phép.
Video đang HOT
Ba phương pháp xét nghiệm này đều hoạt động thông qua việc sử dụng tăm bông để lấy dịch mũi. FDA khuyến cáo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các nhà tổ chức chương trình xét nghiệm tại Mỹ nên kiểm tra lại những bệnh nhân đã sử dụng bất kỳ xét nghiệm trái phép nào từ ba loại này trong thời gian cách đây chưa đầy 2 tuần.
Ít nhất 162.000 xét nghiệm trái phép từ Celltrion đã được phân phối ở Mỹ. Nhưng có 2 phương pháp xét nghiệm Covid-19 khác của Celltrion đã được FDA cấp phép sử dụng, gồm xét nghiệm tại nhà DiaTrust COVID-19 Ag và xét nghiệm nhanh DiaTrust COVID-19 Ag.
Những phương pháp xét nghiệm đang bị thu hồi là phiên bản châu Âu của phương pháp xét nghiệm nhanh DiaTrust COVID-19 Ag và đã được phân phối bất hợp pháp trên khắp nước Mỹ. Phiên bản châu Âu của phương pháp xét nghiệm này khác với phiên bản do Mỹ cấp phép, với gói màu xanh lá cây và màu trắng có thể được nhìn thấy trên trang web của FDA.
Campuchia: Khuyến khích xét nghiệm nhanh cho người lao động sau nghỉ lễ
Chính phủ Campuchia đã ra chỉ thị mới về việc khuyến khích khu vực công và tư nhân xét nghiệm nhanh để phát hiện ca mắc COVID-19 ở những người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ Pchum Ben.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, các tổ chức chính phủ, khu vực tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp, nhà máy và cơ sở kinh doanh nhiều nhân viên cũng như các cơ sở giáo dục cần xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với người lao động sau kỳ nghỉ Lễ Pchum Ben. Biện pháp này được cho là cần thiết để ngăn chặn dịch COVID-19, chủ yếu là biến thể Delta, lan rộng trong bối cảnh Campuchia đang hướng tới mở cửa trở lại tất cả các lĩnh vực.
Chỉ thị của Chính phủ Campuchia cũng kêu gọi củng cố các quy định an toàn phòng dịch, thắt chặt các biện pháp hành chính và chế tài xử phạt. Cùng với đó, chính phủ cũng kêu gọi người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch để bảo vệ an toàn của bản thân và gia đình.
Do dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát mạnh, Chính phủ Campuchia đã phải hủy tổ chức Lễ Pchum Ben từ 5-7/10. Tuy nhiên, người lao động cả nước vẫn được nghỉ lễ theo thông lệ. Ngày 3/10, Thủ tướng Campuchia đã ra thông cáo về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch dịp Lễ Pchum Ben.
Trong dịp lễ lớn này, các bộ, ngành, chính quyền các tỉnh, thành cần chú ý nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp hành chính và chế tài về phòng chống dịch COVID-19. Cần thắt chặt các quy định an toàn phòng dịch tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ như khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, quán cà phê, song phải nâng cao trách nhiệm với thái độ chủ động có tính giáo dục, hướng dẫn và có biện pháp bổ sung phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi địa phương.
Ngày 4/10, số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia tiếp tục ở mức thấp ngày thứ 4 liên tiếp sau khi nước này áp dụng cách tính số ca mới dựa vào kết quả xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, số ca tử vong vì dịch bệnh ở nước này vẫn ở trên mức 20 ca/ngày.
Trong thông cáo ngày 4/10, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có thêm 23 người tử vong và 219 ca mắc COVID-19, trong đó có 40 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này kể từ đầu mùa dịch đến nay lên 113.475 ca, trong đó 104.865 người đã khỏi bệnh và 2.406 người tử vong. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 ngày 10/2, đến ngày 3/10, Campuchia đã tiêm phòng cho 13.441.093 người, tiến tới hoàn thành mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng 91%.
* Trong khi đó, ngày 4/10, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết nước này sẽ mở cửa trở lại đảo du lịch Bali cho những du khách quốc tế đến từ nhóm quốc gia cụ thể trong đó có Trung Quốc, New Zealand, Nhật Bản và một số nước khác. Phát biểu với giới báo chí, Bộ trưởng Luhut cũng nêu rõ kế hoạch dự kiến được triển khai từ ngày 14/10 với việc sân bay quốc tế Ngurah Rai ở Bali chính thức mở cửa đón du khách và những người đến sẽ phải thực hiện cách ly trong 8 ngày, tự trả phí.
Là một trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất do dịch bệnh tại châu Á, với hơn 4 triệu ca bệnh và khoảng 142.000 ca tử vong, hiện Indonesia đang mở cửa trở lại nền kinh tế và nới lỏng các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn. Số ca mắc mới mỗi ngày tại Indonesia đã giảm từ mức hơn 56.000 ghi nhận thời kỳ đỉnh điểm của làn sóng dịch bệnh thứ 2 hồi giữa tháng 7 xuống còn hơn 1.100 ca vào ngày 3/10.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cũng đã đề cập đến việc mở cửa trở lại hòn đảo du lịch nổi tiếng, cho biết các du khách nước ngoài sẽ được chào đón sau khi chính quyền đảo này tiêm phòng ít nhất 1 mũi cho hơn 70% cư dân. Chính phủ Indonesia cũng từng khẳng định sẵn sàng để Bali mở cửa đón du khách quốc tế và phục hồi kinh tế tại hòn đảo phụ thuộc chủ yếu vào du lịch này.
Malaysia cân nhắc mở cửa biên giới vào tháng 12 Malaysia có thể sẽ mở cửa biên giới vào tháng 12 tới khi 90% người trưởng thành tại nước này tiêm vaccine ngừa COVID-19 đủ liều. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN Đây là khẳng định của Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob trong buổi trả lời phỏng vấn truyền thông...