FBI xem xét buộc tội hình sự bà Hillary Clinton
Kênh tiếng Anh Al Jazeera American tại Mỹ tối ngày 30/3 đưa tin, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã hoàn tất việc khám xét máy chủ chứa email cá nhân của bà Hillary Clinton sau một năm điều tra.
Phóng viên Per Shuster nói rằng các nhà điều tra liên bang đang tiến gần đến một phán quyết theo hướng có xem xét kết tội hình sự với cựu Ngoại trưởng, cựu đệ nhất phu nhân của nước Mỹ hay không.
Bà Clinton vẫn chưa hết rắc rối vụ lộ email cá nhân. Ảnh: Reuters
Dẫn nguồn tin giấu tên là quan chức thực thi pháp luật, kênh Al Jazeera tiết lộ: Giám đốc FBI James Comey đã trực tiếp điều hành việc khám xét này. Một nhóm điều tra cũng đã được thành lập theo quyết định của các công tố viên Bộ Tư pháp. Nhóm đang đánh giá bằng chứng, phân tích dữ liệu chiểu theo các điều luật tương ứng và chuẩn bị có các cuộc thẩm vấn đối với những nhân vật chủ chốt liên quan đến vụ việc.
Số này sẽ có cả bà Clinton và người phụ tá Staff Cheryl Mills. Sau khi kết thúc quá trình thẩm vấn, Giám đốc Comey được cho là sẽ đưa ra khuyến nghị đối với Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch về khả năng buộc tội hình sự với bà Clinton.
Trước đó, trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình ABC News, bà Clinton thừa nhận đã phạm “sai lầm” khi sử dụng email cá nhân để xử lý công việc thay vì tài khoản email chính thức do chính phủ cấp, đồng thời cam kết sẽ “chịu hoàn toàn trách nhiệm” cho vụ việc. Dù vẫn nhấn mạnh việc sử dụng email cá nhân trong thời gian làm Ngoại trưởng là “được cho phép”, song ứng cử viên của đảng Dân chủ tranh cử tổng thống này bày tỏ hối tiếc khi không sử dụng đồng thời hai tài khoản email riêng biệt cho việc công và việc tư.
Hoài Thanh (Theo Mediaite.com)
Theo Báo Tin tức
Ông Putin dọa treo cổ nếu chậm nối Crimea vào đất mẹ?
Trước yêu cầu đòi trao trả lại Crimea của Ukraine và EU, Nga đang chứng tỏ quyết tâm gắn chặt bán đảo vào đất mẹ
Video đang HOT
Nga đẩy mạnh xây cầu nối liền Nga - Crimea
Ngày 18/3, Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm bán đảo Crimea để xem xét việc xây dựng con đường .
Tại buổi làm việc, trước tiến độ chậm chạp của công trình nối liền Nga - Crimea, ông chủ điện Kremlin than phiền không ai muốn lãnh trách nhiệm với dự án này. Ông Putin đã dọa các quan chức: "Phải có ai đó có thể bị treo cổ nếu công trình không hoàn thành".
Ông khẳng định các quan chức "đá trách nhiệm" thực hiện công trình cho các đồng nghiệp ở những bộ khác nhau.
Tổng thống Nga chỉ đạo xây nhanh cầu nối Nga - Crimea
Sau đó, Điện Kremlin đã giải thích chữ "treo cổ" của nhà lãnh đạo Nga chỉ mang nghĩa bóng và ông Putin chỉ phê bình các quan chức sau khi được biết có những trục trặc trong việc xây con đường dẫn vào chiếc cầu nối vùng Krasnodar (Nga) với thủ phủ Simferopol của Crimea.
"Cần có một cá nhân chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án, để tôi không phải gọi điện thoại đến tất cả chính quyền các cấp", ông Putin nói.
Ngoài ra, Tổng thống Putin còn dành nhiều lời động viên cho các công nhân xây chiếc cầu dài 19 km bắc ngang eo biển Kerch nối Crimea với Nga.
"Họ đang lãnh một nhiệm vụ lịch sử. Chúng ta và tổ tiên chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của chiếc cầu này. Nó cũng góp phần xây dựng tình đoàn kết toàn dân để tất cả chúng ta đồng lòng hướng về phía trước", ông Putin khẳng định.
Nga muốn gắn chặt Crimea vào đất mẹ?
Tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra vào thời điểm kỷ niệm tròn 2 năm ngày sát nhập Crimea vào Nga.
Ngoài ra, nó cũng diễn ra trong bối cảnh cả Ukraine và EU cùng lên tiếng về việc đòi lại bán đảo này từ tay Moskva trả lại cho chính quyền Kiev.
Mới đây, Ukraine đã thề đòi lại Crimea. Ngày 17/3, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến gặp Tổng thống Poroshenko đã tái khẳng định EU không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea.
Ngay sau đó, ngày 18/3, Ủy viên đối ngoại EU Federica Mogherini nhắc lại rằng Nga sáp nhập Crimea là "phi pháp". Bà đòi Nga phải trả lại Crimea cho Ukraine, kêu gọi thêm nhiều nước trừng phạt Nga.
Nga muốn gắn chặt Crimea vào đất mẹ
Trong tuyên bố, EU nói rất lo ngại việc Nga quân sự hóa Crimea và EU duy trì việc cấm các công ty châu Âu đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí ở Biển Đen thuộc Nga.
Giới phân tích cho rằng, chuyến thị sát việc xây cầu nối liền Crimea với Nga của tổng thống Putin và lời hối thúc tiến độ xây dựng diễn ra trong bối cảnh nhạy cảm như vậy, ông chủ điện Kremlin đang muốn tuyên bố với thế giới về quyết tâm mạnh mẽ của Moskva trong vấn đề chủ quyền của Crimea. Chắc chắn Nga sẽ không trả lại mà sẽ gắn chặt bán đảo này vào đất mẹ.
Còn nhớ, từ khi sát nhập Crimea vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý của người dân nơi đây vào tháng 3/2014, điện Kremlin cũng nhận nhiều chỉ trích và tuyên bố gia tăng cấm vận đến từ EU và Ukraine. Tuy nhiên vượt qua những điều đó, chính quyền Tổng thống Putin đang tái thiết và xây dựng Crimea thành một phần lãnh thổ ruột thịt của nước Nga vĩ đại.
Ngày 15/12, thông qua cầu truyền hình từ Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã ra lệnh đóng cầu dao cung cấp điện qua nhánh 2 của cầu năng lượng từ vùng Kuban sang bán đảo Crimea.
Trước đó, ngày 2/12, đích thân Tổng thống Putin cũng đã ra lệnh đóng cầu dao cấp điện nhánh thứ nhất cầu năng lượng này.
Ngoài 2 nhánh điện trọng yếu này, Tổng thống Nga cũng yêu cầu trong giai đoạn tháng 4-5/2016 đưa vào vận hành thêm 2 nhánh nguồn cung điện từ Kuban tới Crimea lên 800 MW để đảm bảo toàn bộ nhu cầu điện của Crimea.
Ngoài đường dây điện, Nga cũng chủ động cấp nguồn nước cho người dân trên bán đảo để chủ động đối phó với việc chính quyền Kiev nhiều lần dùng cắt nước để mặc cả với điện Kremlin.
Thủ tướng Nga Medvedev trong một chuyến thăm Crimea ngay sau ngày sát nhập đã tuyên bố sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và các trang trại.
Ông Medvedev cho biết, Nga có thể xây dựng một đường ống dẫn nước từ vùng Kuban, đi qua dưới biển Azov vào một hồ chứa trên bán đảo Crimea.
Rõ ràng với việc chủ động về điện, nước và cây cầu nối liền Moskva - Crimea dự kiến hoàn thành tiến độ vào tháng 4/2018 có thể được coi như câu trả lời của Nga với những hành động thiếu thiện chí của Ukraine và EU.
Tuấn Hùng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thái Lan xem xét đề nghị chỉ định Thượng nghị sĩ vào tuần tới Trước đó, Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan đề nghị Ủy ban soạn thảo Hiến pháp xem xét quy định chỉ định thượng nghị sĩ. Ngày 11/3, Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp Thái Lan (CDC), ông Meechai Ruchupan yêu cầu Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia (NCPO) cần có văn bản cụ thể đối với các đề...