FBI điều tra Sepp Blatter
Cựu Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter vẫn đang nằm trong diện điều tra của FBI và Chính phủ Mỹ liên quan tới vụ tham nhũng của 14 quan chức FIFA vừa bị phanh phui mới đây.
Mới đây, FIFA vừa phanh phui vụ tham nhũng của 14 quan chức FIFA trong vòng hơn 20 năm qua. Mặc dù Sepp Blatter, người vừa từ chức Chủ tịch FIFA mới đây, được cho là không liên quan tới vụ này nhưng theo tờ ABC News, ông vẫn đang nằm trong diện điều tra của FBI và Chính phủ Mỹ.
Sepp Blatter trong diện điều tra của FBI
Tuy nhiên, hiện tại, FBI đang từ chối bình luận về thông tin này vì Sepp Blatter không nằm trong diện công khai xác định như mục tiêu điều tra. Tờ ABC News cũng hy vọng vụ bắt bớ này sẽ khui ra thêm nhiều quan chức cấp cao khác của FIFA.
Một nguồn tin cấp cao cho biết: “Bây giờ mọi người phải tự cứu mình. Giờ đây, các quan chức cần noi gương của Sepp Blatter. Chúng tôi không tin cả tổ chức lớn như FIFA sẽ sụp đổ nhưng có thể sự rã đám xảy ra”.
Trong khi đó, nói về quyết định từ chức của Chủ tịch FIFA Sepp Blatter, Chủ tịch UEFA Michel Platini, người trước đó khuyên Sepp Blatter từ chức đã lên tiếng khen ngợi cấp trên là “Người dũng cảm”.
Video đang HOT
Trước báo giới, huyền thoại người Pháp cho biết: “Đó là quyết định đầy khó khăn nhưng dũng cảm và vô cùng đúng đắn. Trước đó, tôi đã khuyên ông bạn Sepp Blatter từ chức vì hình ảnh của FIFA đã bị ảnh hưởng. Thật buồn khi phải nói ra những lời như vậy”.
H.Long
Theo Dantri
Ông Sepp Blatter cũng đang bị Mỹ điều tra
Truyền thông Mỹ vừa cho hay, cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter hiện đang bị giới chức Mỹ "đưa vào tầm ngắm" như một phần trong cuộc điều tra tham nhũng ở cơ quan bóng đá hàng đầu thế giới.
Thông tin trên được tiết lộ chỉ vài giờ sau khi ông Blatter tuyên bố việc từ chức khỏi vị trí Chủ tịch FIFA.
Hồi tuần trước, các công tố viên của Mỹ đã tiến hành cuộc điều tra hình sự, với 7 quan chức của FIFA bị bắt giữ tại Thụy Sỹ. Đây là một phần trong nhóm 14 người bị truy tố.
Điều đáng nói là chỉ 2 ngày sau vụ bắt giữ gây chấn động thế giới nói trên, ông Blatter đã tái đắc cử một cách đầy tranh cãi vào ghế Chủ tịch FIFA.
Song thêm một diễn biến đầy bất ngờ khác là ngay tối qua (3-6), ông Blatter tuyên bố từ chức với lý do không được mọi người trên thế giới ủng hộ và FIFA cần tái cơ cấu một cách sâu sắc.
Triều đại Sepp Blatter chấm dứt, liệu FIFA có thực sự trong sạch?
Tờ báo New York Times dẫn lời quan chức Mỹ cho hay, họ hy vọng có thể nhận được sự hợp tác của một số nhân vật từ FIFA mà hiện đang bị truy tố với những cáo buộc rửa tiền và gian lận. Đay là nỗ lực nhằm thực hiện cuộc tố tụng chống lại ông Blatter.
Trước đó, đại diện từ những tổ chức của Mỹ liên quan tới vụ điều tra FIFA đều nói rằng họ sẽ không bình luận về việc ông Blatter từ chức.
Bộ Tư pháp Mỹ cho hay, 14 cá nhân đang bị điều tra trên toàn cầu với cáo buộc nhận tiền hối lộ và lại quả, ước tính tới hơn 150 triệu USD trong thời gian 24 năm.
Hai vị phó chủ tịch FIFA cũng nằm trong số 7 quan chức FIFA bị bắt giữ tại Zurich (Thụy Sỹ). Những người này đang chờ thủ tục để bị dẫn độ về Mỹ.
Phản ứng về vụ việc, huyền thoại bóng đá Pele của Brazil chia sẻ với hãng tin BBC rằng những diễn biến xung quanh câu chuyện của FIFA và ông Sepp Blatter &'khiến mọi người phải ngạc nhiên".
"Vị trí của tôi là một cầu thủ. Tôi muốn bóng đá đưa mọi người tới gần nhau hơn, chấm dứt chiến tranh. FIFA cần những người trung thực", "vua bóng đá" Pele thổ lộ.
Trở lại với câu chuyện của ông Blatter, ngay sau thông báo từ chức, ông này đã kêu gọi tiến hành Đại hội bất thường của FIFA "càng sớm càng tốt" để chọn ra chủ tịch mới.
Người đàn ông nắm giữ ghế quyền lực cao nhất tại FIFA suốt từ năm 1998 tới giờ bày tỏ: "Đại hội thường niên của FIFA sẽ diễn ra vào ngày 13/5/2016 ở Mexico City. Tuy nhiên, như vậy thì sẽ tạo ra sự chậm trễ không cần thiết, và tôi sẽ hối thúc ủy ban điều hành tổ chức đại hội bất thường để bầu chọn ra người kế nhiệm tôi vào dịp sớm nhất."
Dự kiến, Đại hội bất thường của FIFA sẽ diễn ra trong khoảng từ tháng 12-2015 cho tới tháng 3-2016.
Cũng vào ngày ông Blatter tuyên bố từ chức, dư luận lại nổi sóng với thông tin cáo buộc Tổng thư ký FIFA Jerome Valcke có liên quan tới khoản hối lộ trị giá 10 triệu USD để Nam Phi được đăng cai World Cup 2010. Tuy nhiên, ông Valcke bác bỏ mọi hành vi sai trái bị tố cáo.
Ngoài ra, một cuộc điều tra hình sự riêng biệt cũng đang được chính quyền Thụy Sỹ tiến hành để xem quá trình lựa chọn nước chủ nhà đăng cai các World Cup 2018 và 2022 của FIFA có "nhúng chàm" hay không.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc lỡ để "cáo canh chuồng gà" Phán quyết cựu Chủ tịch SASAC Tưởng Khiết Mẫn lợi dụng chức vụ quản lý tài sản nhà nước để tham nhũng, Trung Quốc đã lỡ "để cáo canh chuồng gà". Bị cáo Tưởng Khiết Mẫn từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quản lý và Kiểm tra Tài sản Nhà nước Trung Quốc (SASAC) và đã nhận tội tham nhũng trong phiên...