FBI cảnh báo ‘chiến tranh’ tại Đồi Capitol trước cuộc bạo loạn
Một ngày trước cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol, FBI đã cảnh báo về một “cuộc chiến” bạo lực trong báo cáo nội bộ.
Washington Post đưa tin ngày 5/1, văn phòng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại Norfolk, Virginia, đã “đưa ra một cảnh báo nội bộ về những kẻ cực đoan đang di chuyển tới Washington để thực hiện các hành vi bạo lực và ‘ chiến tranh’”.
Báo cáo “vẽ ra bức tranh thảm khốc về những kế hoạch nguy hiểm, bao gồm các cá nhân chia sẻ bản đồ đường hầm trong khu phức hợp và các điểm mít tinh có thể là nơi những kẻ chủ mưu hẹn gặp ở một số bang trước khi tới Washington”.
Sĩ quan đặc nhiệm khám xét các phòng trong tòa nhà quốc hội hôm 6/1. Ảnh: AFP .
Nguy cơ đe dọa an ninh và bạo lực đã làm dấy lên cảnh báo cho lực lượng thực thi pháp luật, nhưng không dẫn tới bất kỳ hành động tăng cường an ninh nào. Các quan chức thực thi pháp luật đã chỉ ra các nhà chức trách đã bỏ lỡ những dấu hiệu quan trọng trước cuộc tấn công, khiến 5 người chết và tòa quốc hội bị phá phách.
Bài báo của Washington Post cũng đặt nghi vấn về lý do các nhà chức trách không chuẩn bị ứng phó bạo loạn và các mối đe dọa trong tương lai tại thời điểm FBI cảnh báo về những cuộc biểu tình vũ trang trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Bài báo đề cập tới một chủ đề trực tuyến, trong đó những kẻ chủ mưu bàn bạc kế hoạch, dẫn lời một cá nhân rằng: “Hãy sẵn sàng chiến đấu. Quốc hội cần nghe thấy tiếng kính vỡ, tiếng cửa bị đạp ra, nhìn thấy máu từ lính nô lệ BLM (Black Live Matters) và Pantifa (nhóm cực tả) đổ xuống. Hãy hành động bạo lực. Hãy ngừng gọi đây là một cuộc tuần hành, mít tinh hay biểu tình. Hãy tới đó, sẵn sàng cho một cuộc chiến. Chúng ta phải chiến đấu vì Tổng thống hoặc sẽ chết. Đây là mục đích duy nhất”.
Thông tin này đã “được thông báo ngắn gọn cho các quan chức FBI tại văn phòng ở Washington trước cuộc tấn công”, theo Washington Post. Tuy nhiên, tài liệu này không phải là “thông tin đánh giá tình báo cuối cùng” và các cơ quan nhận được thông tin “được yêu cầu không tự ý hành động dựa theo báo cáo sơ bộ mà không phối hợp trước với FBI”.
Washington Post cũng đưa tin rằng FBI đã rất cẩn trọng với câu từ mô tả những cá nhân và tổ chức liệt kê trong báo cáo. Văn phòng viết rằng các hoạt động mà họ tham gia được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp và dù họ được nhắc tới trong báo cáo, “việc đưa họ vào trong này không nhằm liên kết hoạt động được luật pháp bảo vệ với tội phạm hoặc nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, hoặc để suy luận rằng bản thân hoạt động được pháp luật bảo vệ này đã vi phạm luật liên bang”.
Nhưng báo cáo cũng cảnh báo rằng “dựa theo thông tin tình báo đã biết hoặc quan sát các sự kiện lịch sử, có khả năng những hoạt động được luật pháp bảo vệ này có thể dẫn tới bạo lực với một cá nhân hoặc những người khác nhằm trả thù hoặc nhằm mục tiêu ngăn cản các hoạt động được luật pháp bảo vệ khỏi xảy ra trong trường hợp cá biệt”, theo Washington Post.
Các quan chức tuần trước cho biết trước khi bạo loạn xảy ra, họ không nhận được thông tin tình báo nào cho thấy mối đe dọa nhằm vào Đồi Capitol. Sau vụ tấn công, các quan chức liên bang và địa phương cũng khẳng định không nhận được thông tin tình báo nào, dù người biểu tình nói công khai trên mạng xã hội rằng họ không định biểu tình hòa bình.
Hơn 4 giờ bạo loạn ở Đồi Capitol. Video: CNN
Bài báo của Washington Post đã khiến hạ nghị sĩ Ted Lieu, đảng viên Dân chủ California, thành viên của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, kêu gọi mở điều tra. Cựu hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Virginia Denver Riggleman, người đang làm việc với một số cựu quan chức an ninh quốc gia để phân tích nguồn mở về vụ tấn công, cũng kêu gọi điều tra.
“Thông tin liên lạc và chuỗi chỉ huy hoạt động rõ ràng đã bị đứt gãy. Sẽ rất thú vị khi xem bản ghi nhớ tình báo nội bộ dành cho cảnh sát quốc hội và các lực lượng hỗ trợ. Tôi đồ rằng báo cáo tình báo nhiều khả năng đã cảnh báo trước cuộc xâm nhập vào quốc hội”, Riggleman nói.
Cựu binh 'làm loạn' Đồi Capitol bị vợ cũ tố cáo
Cựu trung tá không quân Larry Rendell Brock, người tham gia vụ bạo loạn Đồi Capitol, ra đầu thú sau khi bị vợ cũ "chỉ điểm" với FBI.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cuối tuần trước kêu gọi người dân cung cấp thông tin về những kẻ tham gia bạo loạn tại Đồi Capitol hôm 6/1, dựa trên những hình ảnh về sự việc được lan truyền trên mạng xã hội.
Một phụ nữ sau đó đã gọi tới Trung tâm Đối phó Mối đe dọa Quốc gia của FBI để tố cáo chồng cũ Larry Rendell Brock, sống tại thành phố Grapevine thuộc bang Texas, chính là người đàn ông mặc quân phục, đội mũ bảo hiểm quân đội và mang một mớ dây trói dạng thít trong bức ảnh chụp tại tòa nhà quốc hội.
"Khi thấy vụ bạo loạn, tôi lo rằng ông ấy sẽ ở đó", người phụ nữ từng chung sống 18 năm với Brock cho biết. "Tôi biết chắc ông ấy đã ở đó. Đó là bức ảnh rõ nét và tôi nhận ra tấm phù hiệu của ông ấy".
Sau khi bị tố cáo, Brock tới trụ sở FBI đầu thú hôm 10/1. Cựu trung tá không quân Mỹ 53 tuổi này bị buộc tội cố ý đột nhập công trình chính phủ trái phép, xâm nhập bạo lực và gây mất trật tự.
Cựu trung tá Larry Rendell Brock (khoanh đỏ) đứng trong phòng họp của Thượng viện Mỹ, ngày 6/1. Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ .
Một nhân chứng khác cũng liên lạc với FBI và trình bày về lý lịch quân sự của Brock. "Trông giống anh ta và bức ảnh này cho thấy trên ngực anh ta có biểu tượng đôi cánh của không quân", nhân chứng cho biết. "Anh ta từng là phi công điều khiển vận tải cơ".
Các điều tra viên sau đó đối chiếu ảnh trên bằng lái xe của Brock với ảnh chụp bên trong tòa nhà quốc hội Mỹ, cho thấy cựu trung tá đã xuất hiện trong phòng họp Thượng viện và bên ngoài văn phòng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Brock xác nhận mình có mặt trong các bức ảnh và video. "Tổng thống yêu cầu những người ủng hộ ông có mặt và tham dự, tôi cảm thấy điều đó rất quan trọng vì tôi yêu đất nước này vô cùng và có mặt tại đó", Brock nói với tờ New Yorker.
Hơn 4 giờ bạo động ở Quốc hội Mỹ. Video: CNN .
Prerak Shah, quyền công tố viên Quận Bắc Texas, ca ngợi người dân đã hỗ trợ trong việc xác định danh tính Brock. "Vụ bạo động ở Quốc hội Mỹ ngày 6/1 là nỗi ô nhục. Xông vào tòa nhà chính phủ bằng vũ lực là hành động phản bội đáng kinh sợ với một nhà nước pháp quyền", Shah viết. "Quận Bắc của bang Texas tự hào hợp tác với Đặc khu Columbia để buộc Larry Brock phải chịu trách nhiệm về hành động của mình".
Đám đông ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1 trong lúc các nghị sĩ đang họp để xác nhận kết quả bầu cử, gây ra vụ bạo động khiến ít nhất 5 người chết. Giới chức Mỹ đã bắt một số nghi phạm tham gia vụ xâm nhập và đang điều tra nhiều cảnh sát quốc hội nghi hỗ trợ người biểu tình.
Những ngày cuối tại nhiệm thảm hoạ của ông Trump Nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump sắp khép lại, và liên tiếp những diễn biến bất lợi khiến cho những ngày cuối của ông ở Nhà Trắng trở thành thảm hoạ. Cuộc bạo loạn tại toà nhà Quốc hội hôm 6/1 của những người ủng hộ Trump đã gây chết người, và FBI vừa cảnh báo về các cuộc biểu tình có...