F&B Ba Sao trúng sơ tuyển dự án nghìn tỷ tại Quảng Ninh
UBND TP. Hạ Long vừa công bố danh sách ngắn Dự án Trung tâm hội nghị, khách sạn, chung cư, nhà hàng tại quỹ đất mặt nước phía Đông hòn Cặp Bè, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long. Theo đó, Công ty CP F&B Ba Sao là nhà đầu tư duy nhất vượt qua sơ tuyển Dự án.
Theo quyết định phê duyệt danh mục dự án, Dự án Trung tâm hội nghị, khách sạn, chung cư, nhà hàng tại quỹ đất mặt nước phía Đông hòn Cặp Bè có tổng chi phí thực hiện là 1.115 tỷ đồng. Diện tích đất mặt nước thực hiện Dự án khoảng hơn 10 nghìn m2. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2018 – 2021.
Theo thông tin đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, F&B Ba Sao có địa chỉ tại Hà Nội, thành lập năm 2007, vốn điều lệ 100 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương mại dịch vụ, nhà hàng khách sạn.
Theo Việt Thắng
Video đang HOT
Báo đấu thầu
Chuyện ít biết đằng sau 13.000 tỉ huy động để xây dựng cao tốc Hạ Long - Hải Phòng
Sau lễ khánh thành dự kiến vào sáng 1.9 tới, ngay trong buổi chiều cùng ngày, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng cũng sẽ được đưa vào sử dụng. Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tuyến cao tốc dài khoảng 25km này sẽ chính thức thông xe vào 13h, ngày 1.9.
Sau hơn 3 năm xây dựng, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, với điểm đầu nối với QL 18 đoạn qua Đại Yên, TP. Hạ Long và điểm cuối nối với cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, chính thức khánh thành sáng 1.9.2018.
Tuyến cao tốc này mang nhiều dấu ấn, nhưng có lẽ hơn cả là sự quyết tâm, táo bạo nhằm tạo sự đột phá, Quảng Ninh đã xin Trung ương cho tiên phong thí điểm đứng ra huy động vốn để xây dựng - khoảng 13.000 tỉ đồng.
Ý tưởng về tuyến cao tốc này chỉ xuất hiện khi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang được xây dựng, trong khi tuyến QL 18 huyết mạch, kết nối Quảng Ninh với Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc - liên tục tắc nghẽn; còn chủ trương xây dựng cao tốc Nội Bài - Hạ Long chỉ được Trung ương xem xét sau năm 2020.
Khó có thể cứ trông đợi vào vốn Trung ương, Quảng Ninh chủ động đề xuất và được Chính phủ cho phép tự huy động các nguồn vốn hợp pháp để xây dựng cao tốc.
Ban đầu, toàn tuyến dự định được xây theo hình thức B.O.T, nhưng vì vốn quá lớn nên phải tách làm hai phần.
Trong đó, 19,8km đường cao tốc từ Đại Yên, Hạ Long - cầu Bạch Đằng dùng tiền ngân sách; Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao thông tuyến cuối nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hơn 7.200 tỉ đồng, giao cho Cty CP B.O.T cầu Bạch Đằng, gồm liên danh 8 nhà đầu tư.
Cầu Bạch Đằng - một hợp phần quan trọng của cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Ảnh: Đỗ Phương
3 năm qua, chủ đầu tư, các nhà thầu miệt mài trên công trường thì lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, các sở, ngành, địa phương cũng hầu như không tuần nào vắng mặt, nhằm đốc thúc, tháo gỡ khó khăn cùng các chủ đầu tư, các nhà thầu...
Để giúp các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tỉnh Quảng Ninh còn đem 365 tỉ đồng sang Hải Phòng ứng trước để giải phóng mặt bằng 1,7km nằm trên quận Hải An của Hải Phòng...
Khi đi vào hoạt động, cao tốc này sẽ rút ngắn tới gian Hạ Long - Hải Phòng xuống còn khoảng nửa tiếng, thay vì 2 tiếng đi theo tuyến lâu nay Hạ Long - Uông Bí - đường 10, dài khoảng 70km; đồng thời từ Hạ Long - Hà Nội chỉ mất 1h30 phút, thay vì 3-4 tiếng như hiện nay trên QL 18.
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng không chỉ phát huy thêm giá trị của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, mà còn góp phần kết nối toàn khu vực tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, mở thêm những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội lớn cho toàn khu vực. Tuyến cao tốc này cũng kết nối vào cao tốc Hạ Long - Vân Đồn sắp hoàn thiện, với điểm cuối Vân Đồn - nơi một sân bay quốc tế dự kiến cuối năm nay sẽ đón chuyến bay đầu tiên.
Theo Nguyễn Hùng
Lao động
Bình Định tìm nhà đầu tư mới cho dự án nghìn tỷ vừa thu hồi từ con ông Trần Bắc Hà UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư mới thực hiện dự án tại Khu đất K200 đường An Dương Vương (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), theo thông tin từ Tiền Phong. Theo đó, trên diện tích 10.819m2 này, với chức năng trở thành Khu phức hợp thương mại, dịch vụ và khách sạn cao...