Fauci không tin Mỹ phải tái áp đặt phong tỏa
Chuyên gia dịch tễ học Fauci cho rằng Mỹ không cần phải tái áp đặt phong tỏa dù số ca Covid-19 đang tăng nhanh trở lại trên khắp đất nước.
“Tôi không nghĩ chúng ta sẽ thấy lại các biện pháp phong tỏa”, Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cố vấn y tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 1/8 nói trong chương trình “This Week” của kênh ABC. “Tôi nghĩ chúng ta đã có đủ tỷ lệ người dân trong nước (tiêm vaccine), không đủ để dập tắt dịch bệnh nhưng tôi tin rằng đủ để giúp chúng ta không rơi vào tình trạng như mùa đông năm ngoái”.
Dù Fauci không nghĩ Mỹ cần tái áp đặt phong tỏa như năm 2020, ông cảnh báo “tình hình đang xấu dần đi” do biến chủng Delta tiếp tục lây lan rộng. “Chúng ta có 100 triệu người đủ điều kiện tiêm chủng nhưng không đi tiêm”, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Mỹ Anthony Fauci điều trần trước Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Lương hưu của Thượng viện tại Washington DC ngày 20/7. Ảnh: AFP.
Các chuyên gia theo dõi dịch bệnh dự báo đợt bùng phát Covid-19 mới nhất tại Mỹ có thể đạt mức tăng 140.000 – 300.000 ca mỗi ngày vào tháng 8.
Dữ liệu mới cho thấy tổng số ca nhiễm mới trong tuần tính đến 30/7 ở Mỹ cao hơn năm lần so với một tháng trước và cao nhất từ tháng hai, với hơn 540.000 trường hợp, theo Đại học Johns Hopkins và Bloomberg.
Tỷ lệ nhập viện ở Mỹ, dù thấp hơn nhiều đợt đỉnh điểm tháng một, đã tăng hơn 46% trong một tuần. Tỷ lệ tử vong cũng tăng hơn 30%, theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC).
“Dịch bệnh đang trở nên tồi tệ hơn. Ít nhất là ngay lúc này, nó không thực sự chậm lại tại Mỹ”, David W. Dowdy, phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Đại học Johns Hopkins, nhận xét.
Tuy nhiên cùng lúc, số người Mỹ chấp nhận tiêm vaccine đang tăng lên. “Điều này có nghĩa mọi người đang tỉnh mộng và đây có thể là điểm khởi đầu cho những ai do dự”, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ Francis Collins nói. “Đây là điều cực kỳ cần thiết nếu chúng ta muốn đưa biến chủng Delta trở về vị trí của nó, bởi hiện tại, đang có một bữa tiệc khá lớn ở giữa đất nước”.
Video đang HOT
Hơn 117,4 triệu ca nCoV toàn cầu, Fauci phản đối nới hạn chế
Thế giới ghi nhận hơn 117,4 triệu người nhiễm và hơn 2,6 triệu người chết do nCoV, Fauci phản đối các bang Mỹ nới hạn chế chống dịch quá sớm.
Thế giới đã ghi nhận 117.422.344 ca nhiễm nCoV và 2.604.548 ca tử vong, tăng lần lượt 353.549 và 5.291, trong khi 92.872.194 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci hôm 7/3 đã cảnh báo vẫn còn quá sớm để nới các biện pháp hạn chế chống Covid-19 trong bối cảnh chính quyền Texas và Mississippi đã bỏ quy định về đeo khẩu trang và nâng cao nâng lực kinh doanh từ tuần này.
"Chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng chúng ta vẫn cần duy trì các biện pháp lâu hơn một chút", Fauci đề cập tới các bang đang thúc đẩy dỡ hạn chế ngăn Covid-19, cảnh báo điều này có thể khiến các ca nhiễm mới tiếp tục bùng phát.
Các chuyên gia y tế công cộng cũng cảnh báo Mỹ có thể làm suy yếu sự tiến bộ của vaccine Covid-19 và ghi nhận thêm hàng nghìn ca tử vong vì virus nếu quá vội vàng gỡ các biện pháp hạn chế khi mới ghi nhận vài dấu hiệu tích cực đầu tiên.
Michael Osterholm, nhà dịch tễ học từng cố vấn cho nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống Joe Biden, nhận định Mỹ vẫn "trong tầm ngắm" của đợt bùng phát Covid-19 mới với những biến chủng có khả năng lây lan nhanh hơn.
"Chúng gia phải đảm bảo an toàn cho nước Mỹ bằng cách không loại bỏ bất cứ biện pháp y tế công cộng nào và cần phải đưa mọi người đi tiêm vaccine càng sớm càng tốt", Osterholm nói.
Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với 29.689.473 ca nhiễm và 537.784 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 35.190 và 662 trường hợp so với một ngày trước đó.
Người dân tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Washington, Mỹ, hôm 11/2. Ảnh: AP .
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai toàn cầu, báo cáo thêm 18.6918 ca nhiễm và 99 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV toàn quốc lên lần lượt 11.229.271 và 157.890.
Chính phủ Ấn Độ hôm 6/3 đã yêu cầu các chính quyền địa phương ưu tiêm tiêm vaccine Covid-19 cho một số khu vực đã ghi nhận các ca nhiễm nCoV tăng đột biến trong những tuần gần đây, trong đó có cả thủ đô New Delhi.
Ấn Độ khởi động quá trình tiêm chủng vaccine cho người dân từ giữa tháng 1 và ít nhất 12 triệu nhân viên y tế cùng các nhân viên tuyến đầu nước này đã được tiêm vaccine. Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người trong tổng số 1,35 tỷ dân vào giữa tháng 8.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 965 ca tử vong, nâng tổng số lên 265.411. Số ca nhiễm nCoV tăng 80.024 trong 24 giờ qua, lên 11.019.344. Ca tử vong hàng ngày ở Brazil liên tục ở mức cao kỷ lục từ hôm 3/3.
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo Brazil có thể ghi nhận 3.000 ca tử vong do nCoV hàng ngày nếu không có hành động nghiêm túc để ngăn sự lây lan của đại dịch.
Nguồn tin từ Bộ Y tế Brazil cho biết nước này chưa có dấu hiệu áp đặt thêm các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 do sự phản đối từ Tổng thống Jair Bolsonaro. Tổng thống Brazil liên tục hạ thấp đại dịch toàn cầu và sau khi ghi nhận ca tử vong do nCoV cao kỷ lục hai ngày liên tiếp, ông thậm chí còn yêu cầu người dân hãy dừng "than vãn".
Giới chức Brazil cảnh báo hệ thống y tế tại nước này đang bên bờ vực sụp đổ, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đặc biệt lo ngại tình hình dịch bệnh tại quốc gia Nam Mỹ này.
Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, báo cáo 4.218.520 người nhiễm và 124.501 người chết, tăng lần lượt 5.177 và 82 trường hợp. Đây là lần đầu tiên Anh ghi nhận ca tử vong do nCoV dưới ba con số kể từ tháng 10 năm ngoái.
Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) hôm 4/3 cho biết đã phát hiện 16 ca nhiễm liên quan một biến chủng nCoV mới, được xác định lần đầu hôm 15/2 thông qua giải trình tự gen. Biến chủng mới này được gọi là VUI-202102/04 hay B.1.1.318, thuộc danh sách "biến chủng đang được điều tra".
Quan chức y tế Anh Lord Bethell cũng cảnh báo nước này là một trong những nơi có khả năng xuất hiện biến chủng nCoV cao nhất trên thế giới, do biến chủng thường xuất hiện ở khu vực có "tỷ lệ lây nhiễm cao". Bethell cho rằng Anh phải "đứng vững" để sẵn sàng đón nhận các thông tin tương tự.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 21.825 ca nhiễm và 130 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.904.233 và 88.574.
Hàng trăm nghìn người ở miền bắc nước Pháp hôm 6/3 quay lại tình trạng phong tỏa khi giới chức y tế đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng toàn quốc để bù đắp khởi đầu chậm chạp. Hơn hai triệu người trên khắp nước Pháp phải chịu các hạn chế cuối tuần, buộc phải ở nhà trừ khi có giấy miễn trừ.
Lệnh giới nghiêm từ 18h đến 6h hôm sau đã được áp dụng, các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa. Những hạn chế mới này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vốn đã khó khăn.
Đức , vùng dịch lớn thứ mười thế giới, ghi nhận 2.508.655 ca nhiễm và 72.532 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 6.533 và 62 ca so với một ngày trước đó.
Người dân Đức cuối tuần qua đã đổ xô đến chuỗi siêu thị Aldi để mua các kit xét nghiệm nhanh Covid-19 trong ngày đầu tiên mở bán trên toàn quốc. Các kho dữ trữ của Aldi đã sạch hàng chỉ sau vài giờ.
Chính phủ Đức đang dựa chủ yếu vào xét nghiệm nhanh để đưa đất nước vượt qua giai đoạn tiếp theo của đại dịch trong bối cảnh người dân đã quá mệt mỏi với các biện pháp hạn chế nhưng tốc độ tiêm chủng Covid-19 vẫn chậm chạp.
Từ ngày 8/3, tất cả người dân Đức sẽ được làm xét nghiệm nhanh miễn phí một lần mỗi tuần, do chuyên gia thực hiện tại các hiệu thuốc hoặc trung tâm xét nghiệm chính phủ chỉ định.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.379.662 ca nhiễm, tăng 5.826, trong đó 37.266 người chết, tăng 112.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho 40 triệu người vào tháng 6 như một phần trong kế hoạch tiêm chủng với 181,5 triệu dân.
Dữ liệu từ chính phủ Indonesia cho thấy nước này bắt đầu tiêm chủng cho nhân viên y tế, công chức và nhân viên các ngành thiết yếu hồi tháng một. Khoảng 2,28 triệu người dân Indonesia đã được tiêm vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc.
Philippines , vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 594.412 ca nhiễm và 12.516 ca tử vong, tăng lần lượt 3.276 và 51 ca.
Moderna hôm 6/3 thông báo đã đồng ý cung cấp cho chính phủ Philippines 13 triệu liều vaccine Covid-19, có thể bắt đầu giao hàng từ giữa năm nay. Moderna cho biết họ cũng dự kiến đạt được một thỏa thuận riêng với chính phủ Philippines và khu vực tư nhân để cung cấp thêm 7 triệu liều vaccine.
Gần 112 triệu ca Covid-19, Fauci cảnh báo dân Mỹ đeo khẩu trang tới 2022 Toàn cầu ghi nhận gần 112 triệu ca nhiễm, hơn 2,4 triệu ca tử vong vì nCoV, Tiến sĩ Fauci cảnh báo dân Mỹ có thể đeo khẩu trang tới năm sau. Thế giới đã ghi nhận 111.931.492 ca nhiễm nCoV, trong đó 2.477.282 người đã chết, tăng lần lượt 291.695 và 5.798 ca. 87.249.350người đã bình phục, theo trang thống kê thời...