FAO kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp các hộ gia đình nông dân Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) ngày 19/4 kêu gọi cần khẩn cấp khoảng 115,4 triệu USD để hỗ trợ nông dân và các hộ gia đình ở khu vực nông thôn dễ bị tổn thương của Ukraine đến hết tháng 12/2022 nhằm ngăn chặn tình trạng mất an ninh lương thực và gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm ở Ukraine đang ngày càng xấu đi.
Thu hoạch ngũ cốc trên cánh đồng lúa mì ở Mala Divytsa, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
FAO cho biết cần hỗ trợ nông dân Ukraine trồng rau và khoai tây trong vụ Xuân này, cũng như hỗ trợ thu hoạch lúa mì vụ Đông.
Với kế hoạch này, FAO đã tăng hơn gấp đôi yêu cầu ban đầu là 50 triệu USD để hỗ trợ 376.660 hộ nông dân quy mô vừa và nhỏ, hoặc gần một triệu người tính đến tháng 12/2022.
Video đang HOT
Rein Paulsen, Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp và khả năng phục hồi của FAO, cho rằng do khả năng tiếp cận lương thực, sản xuất và tình trạng sẵn có lương thực nói chung bị suy giảm ở nhiều vùng của Ukraine vì hậu quả của chiến tranh, các nỗ lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và hoạt động của chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ rất quan trọng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực năm 2022 và sang năm 2023. Mối quan tâm trước mắt của FAO là hỗ trợ gieo trồng vụ xuân hiện nay và ngăn chặn nguy cơ gián đoạn thu hoạch vụ đông sắp tới, thường xảy ra vào khoảng tháng 6-7 và có thể đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực của đất nước. Ông chỉ rõ hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào mùa vụ nên không có thời gian lãng phí mà cần chuẩn bị sẵn sàng cho mùa thu sắp tới.
Nông nghiệp là trọng tâm của nền kinh tế Ukraine, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh lương thực và sinh kế trên cả nước, cũng như của khu vực. Sự tàn phá rộng lớn mùa màng và cơ sở hạ tầng do chiến tranh gây nguy hiểm cho sản xuất lương thực và an ninh lương thực.
FAO ước tính rằng 1/3 số cây trồng và đất nông nghiệp có thể không được thu hoạch hoặc canh tác vào năm 2022. Việc buộc phải di dời dân thường để chạy trốn chiến tranh và việc nam giới tham gia lực lượng bảo vệ lãnh thổ đang dẫn đến tình trạng thiếu lao động và gia tăng gánh nặng cho phụ nữ. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn do giảm khả năng tiếp cận và sự sẵn có của các vật tư nông nghiệp đầu vào quan trọng.
Dữ liệu sơ bộ do FAO thu thập, thông qua các đánh giá cập nhật liên tục, cho thấy nông dân ở mọi cấp độ cần tiền mặt để mua nguyên liệu đầu vào và dịch vụ cho sản xuất lương thực, cũng như duy trì hoạt động canh tác của họ.
Do vậy, FAO cần cung cấp cây trồng và các nguyên liệu đầu vào khác cho nông dân Ukraine. Trước mắt, việc cung cấp giống rau và cây trồng cùng với tiền mặt sẽ đảm bảo đáp ứng thời hạn sản xuất lương thực theo mùa. Việc hỗ trợ các chủ hộ chăn nuôi sẽ bao gồm việc phân phối vật nuôi nhỏ, đầu vào cho sức khỏe vật nuôi, thức ăn và thức ăn gia súc để cho phép các hộ dễ bị tổn thương sản xuất sữa, thịt và trứng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của địa phương.
Trong thời gian tới, FAO sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhà sản xuất quy mô vừa và các tác nhân chính của thị trường dọc theo chuỗi cung ứng nông sản để tăng cường chức năng của thị trường, khả năng tiếp cận thực phẩm ở các cộng đồng và trung tâm đô thị chính. Cho đến nay, FAO đã tài trợ 8,5 triệu USD để tiếp cận, hỗ trợ sinh kế cho 70.941 người dân Ukraine. Với nhiều nguồn lực hơn, FAO sẽ có thể tiếp cận nhiều người hơn để kịp thời đảm bảo cho vụ Xuân diễn ra đúng kế hoạch.
Nguồn cung ngũ cốc toàn cầu có nguy cơ bị gián đoạn do xung đột tại Ukraine
Hãng tin Bloomberg ngày 5/4 dẫn các phân tích cho rằng nguồn cung ngũ cốc của toàn cầu có nguy cơ bị gián đoạn do xung đột tại Ukraine.
Cánh đồng lúa mì ở Mala Dyvitsya, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại diện các tổ chức và chuyên gia phân tích cho biết, khoảng một nửa số ngô mà Ukraine dự kiến xuất khẩu trong mùa vụ này ngày càng trở nên khó giao cho người mua, cho thấy căng thẳng địa chính trị đã gây trở ngại ra sao cho hoạt động xuất, nhập khẩu ngũ cốc toàn cầu.
Giá trị xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu là khoảng 120 tỷ USD.
Theo Bloomberg, xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine và Nga, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng xuất khẩu của toàn cầu, đang trở nên khó khăn hơn, làm gia tăng lo ngại về an ninh lương thực.
Trước đó, người đứng đầu Liên minh Nông dân Đức Joachim Rukvid cho biết giá lúa mỳ tại nước này đã tăng đáng kể kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và mức giá cao sẽ được duy trì.
Artyom Deev, trưởng bộ phận phân tích của AMarkets, cho rằng nguồn cung ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác từ Nga và Ukraine giảm sẽ khiến giá lúa mỳ, dầu hướng dương, đường và các hàng hóa khác tăng lên.
Thế giới lại đứng trước 'bờ vực' khủng hoảng lương thực Sau hai năm rơi vào tình trạng căng thẳng do đại dịch COVID-19, an ninh lương thực toàn cầu lại đang phải đối mặt với thách thức mới do tình hình căng thẳng Nga-Ukraine gây ra. Giá một loạt mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc, nhiên liệu hay phân bón đồng loạt leo thang và liên tiếp phá vỡ các mức cao...