FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp
Ngày 8/3, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 2 vừa qua tiếp tục giảm, tháng thứ 7 liên tiếp, do giá tất cả các loại ngũ cốc chính đều thấp hơn bù lại cho sự tăng giá đường và thịt.
Gạo được bán tại một cửa hàng ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Chỉ số giá của FAO theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu. Theo báo cáo của FAO, chỉ số này trong tháng 2 vừa qua đạt trung bình 117,3 điểm, giảm so với mức 118,2 điểm trong tháng trước đó, và đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
FAO cũng cho biết chỉ số giá ngũ cốc trong tháng 2 giảm 5% so với tháng trước đó, thấp hơn 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái khi dự báo về vụ mùa bội thu ngô ở Nam Mỹ và giá cả cạnh tranh mà Ukraine đưa ra. Giá dầu thực vật trong tháng trước cũng giảm 1,3% so với tháng 1, thấp hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh triển vọng nguồn cung dồi dào ở Nam Mỹ. Giá dầu hạt cải và dầu hướng dương cũng giảm do nguồn cung xuất khẩu lớn.
Ngược lại, chỉ số giá đường trong tháng 2 vừa qua lại tăng 3,2% so với tháng trước đó, phản ánh mối lo ngại dai dẳng về sản lượng tại Brazil (nước sản xuất đường hàng đầu thế giới) và dự báo sản lượng giảm ở Thái Lan và Ấn Độ.
Trong báo cáo riêng về cung và cầu ngũ cốc, FAO đã nâng ước tính sản lượng ngũ cốc năm 2023 thêm 1,1% so với năm trước đó, lên 2.840 triệu tấn nhờ nguồn cung ngô tại Brazil, Trung Quốc và Mỹ tăng. Trong năm nay, FAO dự báo sản lượng lúa mì tăng 1% so với năm ngoái, lên 797 triệu tấn nhờ thời tiết thuận lợi ở Bắc Mỹ và Nga (nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới) cũng như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu giảm tháng thứ 12 liên tiếp
Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã giảm từ 129,7 điểm trong tháng 2 xuống 126,9 điểm trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021, đồng thời ghi dấu tháng giảm thứ 12 liên tiếp.
Một quầy hàng bán lương thực tại chợ ở Sanaa, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo FAO, tình trạng dư cung, nhu cầu nhập khẩu yếu và việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen là những yếu tố góp phần vào sự sụt giảm của chỉ số trên.
Bên cạnh đó, FAO nhận định đà giảm của chỉ số giá lương thực phản ánh mức giá thấp hơn đối với ngũ cốc, dầu thực vật và sản phẩm sữa, trong khi giá đường và thịt vẫn tăng.
Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của FAO, cho biết dù giá giảm ở cấp độ toàn cầu, song vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng tại thị trường trong nước, qua đó đặt ra những thách thức bổ sung đối với an ninh lương thực. Tình hình đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn tại các nước đang phát triển phải nhập khẩu lương thực ròng, trong khi đồng nội tệ mất giá và gánh nặng nợ nần ngày càng chồng chất.
Trong tháng 3, chỉ số giá ngũ cốc của FAO giảm 5,6% so với tháng trước đó, với giá lúa mì giảm 7,1%, giá ngô giảm 4,6% và giá gạo giảm 3,2%. Trong khi đó, giá đường tăng 1,5% lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2016, do những lo ngại về sản lượng giảm tại Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Cùng tháng, chỉ số giá thịt tăng 0,8%.
Bên cạnh đó, FAO đã nâng ước tính sản lượng ngũ cốc thế giới trong năm 2022 lên 2,777 tỷ tấn, chỉ giảm 1,2% so với năm trước đó. Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2022 - 2023 ước đạt 516 triệu tấn, giảm 1,6% so với vụ thu hoạch kỷ lục 2021 - 2022.
Nhu cầu tiêu thụ ngũ cốc thế giới trong giai đoạn 2022 - 2023 được ước tính ở mức 2,779 tỷ tấn, giảm 0,7% so với niên vụ 2021 - 2022, trong khi dự trữ ngũ cốc vào cuối niên vụ 2022 - 2023 dự kiến giảm 0,3% xuống 850 triệu tấn.
Chỉ số giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng Tám Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ngày 2/9 cho biết Chỉ số giá lương thực thế giới do tổ chức này theo dõi đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 8/2022, tiếp tục rời xa mức cao nhất mọi thời đại được thiết lập hồi đầu năm do những căng thẳng địa chính trị. Nông dân...