Fan phát cuồng vì Ronaldo “quay xe” quá kịch tính, trang chủ MU sập!
Sự kiện Ronaldo bất ngờ cập bến Old Trafford đã khiến người hâm mộ Manchester United như phát cuồng.
Tối 27/8, fan MU trải qua cảm giác lo lắng, tức giận khi chứng kiến Cristiano Ronaldo chia tay Juventus, chuẩn bị cập bến Manchester City. Nhưng trạng thái cay đắng ấy nhanh chóng nhường chỗ cho sự hoan hỉ, phấn khích.
Chẳng những không gia nhập đối thủ đáng ghét cùng thành phố, Ronaldo còn thực hiện phi vụ “quay xe” đầy kịch tính, chính thức trở về mái nhà xưa Old Trafford. Thông tin trên như một quả bom hạnh phúc thả xuống đầu những người yêu mến “Quỷ đỏ”.
Có lẽ cũng bởi quá hóng tin về Ronaldo, fan MU tràn vào trang chủ CLB. Chỉ ít phút sau thông báo đạt thỏa thuận chiêu mộ CR7, trang chủ của đội chủ sân Old Trafford bất ngờ sập.
Trang chủ MU sập chỉ ít phút sau thông báo đạt thỏa thuận chiêu mộ Ronaldo (Ảnh: Twitter)
Video đang HOT
Theo nhận định của tờ Daily Mail, có thể lượng người truy cập quá khủng vào trang web khiến máy chủ quá tải. Nhưng cũng không loại trừ nguyên nhân những hacker antifan cay cú đánh sập website.
Dẫu vậy, tình trạng trắng xóa cũng chỉ tồn tại khoảng vài phút trước khi các kỹ thuật viên của Man Utd đưa website của đội bóng trở lại hoạt động bình thường.
Trong khi trên nền tảng twitter, tài khoản chính thức của Man Utd “nổ” tưng bừng nhờ sự kiện trên. Chỉ sau khoảng gần 1 giờ đăng tải, thông báo thu hút tới 920 nghìn lượt “thả tim” cùng hơn 42 nghìn lượt bình luận chúc mừng siêu sao người Bồ Đào Nha đã trở về nhà.
Cấm cầu thủ của Super League dự World Cup, Euro là mối nguy
Nếu các cầu thủ tham dự Super League bị cấm thi đấu ở World Cup, Euro thì họ có thể thành lập một giải đấu độc lập hoàn toàn với phần còn lại của bóng đá thế giới.
Thế giới bóng đá đang rung chuyển với kế hoạch thành lập Super League (ESL) từ các "ông lớn" của châu Âu. Đa số cho rằng đây là một ý tưởng tồi, trong đó có FIFA, UEFA, FA hay ban tổ chức Premier League. Những người hâm mộ của các đội bóng thuộc nhóm thành viên sáng lập ESL như Liverpool, Man United, Juventus... cũng có các động thái để phản đối.
Những nhân vật có tên tuổi và tầm ảnh hưởng như Gary Neville, Jamie Carragher đều chỉ trích việc thành lập ESL. Thậm chí, ông Boris Johnson, Thủ tướng Anh cũng muốn tìm cách ngăn chặn dù chính trị gia này không phải là người quan tâm đến bóng đá.
FIFA, UEFA muốn cấm các cầu thủ tham dự ESL góp mặt ở các giải đấu lớn như World Cup, Euro như một động thái răn đe. Tuy nhiên, điều này có thể phản tác dụng.
Nếu cùng Juventus tham dự ESL, Cristiano Ronaldo có thể bị cấm thi đấu ở World Cup, Euro. Ảnh: Getty.
Tại Premier League, tiền bản quyền truyền hình được chia dựa trên thứ hạng của đội bóng. Khi ấy, các đội bóng nhỏ sẽ không có nguồn thu tốt. Trong khi đó, sự lạm phát về giá cầu thủ cũng như tiền lương khiến những CLB này đứng trên bờ vực phá sản. Việc này còn nghiêm trọng hơn khi dịch Covid-19 xảy ra.
Khi bóng đá vẫn tiếp diễn trên các sân vận động vắng bóng cổ động viên, nhiều đội bóng dễ phá sản hơn nữa. Việc giảm lương, giảm ngân sách cho khâu chuyển nhượng là điều cần thiết để tình hình tài chính được cân bằng.
Tuy nhiên, với các đội bóng lớn có nhiều tham vọng, họ không hề muốn thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng". Với nhiều đội bóng đang gánh trên vai khoản nợ lớn, khoản tiền khổng lồ từ việc tham gia ESL chẳng khác gì một chiếc "phao cứu sinh" để giải quyết khủng hoảng.
ESL cũng có thể là một "chiêu trò" để các đội bóng gây sức ép với UEFA. Các CLB này từ lâu đã mong muốn những khoản tiền thưởng từ Champions League phải lớn hơn nữa. Việc UEFA công bố thay đổi thể thức Champions League giữa "tâm bão" ESL không phải là điều ngẫu nhiên.
Việc có thêm các trận đấu ESL trong bối cảnh lịch thi đấu dày đặc không phải là điều mà bất cứ CLB nào cũng mong muốn. Vì vậy, không loại trừ khả năng các thành viên sáng lập của ESL sẽ ngồi lại để đàm phán với UEFA trong vài ngày tới. Như trong một chia sẻ của Gary Neville, điều tương tự đã xảy ra ở Premier League vào năm 2020 khi các đội bóng lớn có một kế hoạch mang tên "Project Big Picture".
Mặt khác, các câu lạc bộ lớn có thể đang tìm kiếm phản ứng cực đoan từ các cơ quan quản lý bóng đá để giúp họ tiến xa hơn. Có thể biến ESL trở thành một giải đấu độc lập là điều mà Florentino Perez và các ông chủ sở khác thực sự nghĩ đến, chứ không chỉ để ESL diễn ra song song với giải quốc nội.
Ngoài ra, ESL cũng có thể được tổ chức theo kiểu các giải bóng đá, bóng rổ chuyên nghiệp ở Mỹ. Tại đó, các đội bóng không xuống hạng và phải di chuyển rất xa để thi đấu. Họ sẵn sàng tổ chức các trận đấu ở nước ngoài hoặc ở các địa điểm không phải là sân nhà nhằm phục vụ các đối tượng khán giả khác nhau.
Các đội bóng tham dự Super League dễ dàng tạo ra sức hút lớn ở bất cứ nơi nào họ đến. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần còn lại của bóng đá thế giới.
Lúc này, họ phải chấp nhận mất đi lượng người hâm mộ ở địa phương vốn đã tạo ra bản sắc cổ vũ riêng. Điều này có nhiều khả năng xảy ra bởi trong thành phần sáng lập ESL, nhiều ông chủ Mỹ góp mặt như chủ sở hữu của các CLB Liverpool, Man United và Arsenal.
Viễn cảnh trận derby nước Anh giữa Liverpool và Man United được tổ chức ở Los Angeles hay thậm chí là Thượng Hải hoàn toàn có thể xảy ra. Khi ấy, ESL được dự đoán trở thành giải đấu thu hút tỷ lệ lớn tiền bản quyền truyền hình.
Vì vậy, việc cấm các cầu thủ dự World Cup, Euro có thể mang lại một tác động tiêu cực. Họ có thể hài lòng với khoản thu nhập khổng lồ, sống thoải mái khi tham dự ESL mà không cần quan tâm đến các giá trị khác. Do đó, các đội bóng cần được thi đấu ở giải quốc nội để tránh việc nền bóng đá thế giới bị xáo trộn.
Ronaldo, Messi và siêu đội hình vắng mặt World Cup vì Super League Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi nằm trong danh sách 11 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay đang phải đối mặt với án phạt cấm thi đấu ở World Cup nếu như họ tham dự Super League. Ngày hôm qua (19/4), 12 đội bóng lớn của châu Âu (Real Madrid, Barcelona, Atlético, Milan, Arsenal, Chelsea, Inter, Juventus, Liverpool, Manchester City, Manchester...