Fan làm thơ tặng Đan Trường đầu năm
Anh Bo tâm sự, khi đọc được bài thơ này anh đã được một trận cười no bụng. Đó là một món quà rất độc đáo mà anh được nhận trong những ngày đầu xuân.
Nụ hôn đầu xuân (Tên ban đầu là: Nụ hôn đêm giao thừa) là bộ phim truyền hình dài 5 tập, đang được phát sóng trên VTV3 đã mang lại nhiều tiếng cười thú vị cho khán giả truyền hình ba miền. Bộ phim xoay quanh câu chuyện tình yêu của hai chàng trai với một cô gái. Ba nhân vật chính do Đan Trường – Châu Gia Kiệt – Nguyệt Ánh thủ vai. Đây là lần đầu tiên Đan Trường và Châu Gia Kiệt cùng tham gia chung một phim truyền hình nhưng lại là lần thứ hai Đan Trường đóng vai người yêu của Nguyệt Ánh.
Đan Trường và Nguyệt Ánh trong phim
Khang Trung (Đan Trường thủ vai) là một thợ may, quen Lam Hân (Nguyệt Ánh thủ vai) là một thợ làm tóc qua mạng ảo. Trong một lần gặp gỡ ngoài đời, cả hai đã đem lòng thương mến nhau. Tuy nhiên, chuyện tình của họ đã không được trọn vẹn khi có sự xuất hiện của Khang Vỹ (Châu Gia Kiệt thủ vai). Trước tình thế khó xử, ông Tư đàn kìm (Hoài Linh thủ vai) – bố của Lam Hân đã nghĩ ra cách thử lòng các chàng trai theo kiểu vua Hùng kén rể. Cuối cùng, với tình cảm sâu đậm mà Lam Hân đã giành cho mình, Khang Trung đã trở thành người chiến thắng.
Trong ngày vu quy, Đan Trường đã phải mặc áo the, khăn đóng để đi đón cô dâu bằng xuồng. Theo Đan Trường thì cảnh quay lễ đón dâu trên sông là cảnh quay công phu nhất trong số các cảnh mà anh đóng. Tuy nhiên, đó cũng là cảnh quay mà anh rất thích vì nó được tạo hình rất nghệ thuật.
Và để đền đáp cho sự hy sinh vì nghệ thuật của anh Bo, ngay khi phim vừa chiếu, trên website riêng của chàng ca sĩ có số lượng fan đông nhất showbiz Việt này đã “phát tán” một bài thơ ca ngợi đầy tình cảm mà các fan đã dành tặng cho anh.
Ngày 3 tháng 7 năm Rồng
Một chàng hoàng tử được sinh ra đời
Khôi ngô, tuấn tú, tuyệt vời!
Long lanh ánh mắt, sáng ngời hơn sao
Mũi cao, da thắm, môi đào
Làm ông bà Phạm tự hào về con
Thế rồi cậu bé tí hon
Được cha mẹ đặt cho tên Đan Trường
Vì tên nghe quá lạ thường!
Nên khi khôn lớn chàng vươn nỗi sầu
Chẳng hiểu vì lẽ nào đâu
Mà cha lại đặt cho ta thế này
Tên chi không đẹp chẳng hay
Ngày chàng suy nghĩ đêm chàng âu lo
Thấy chàng có vẻ buồn so
Video đang HOT
Cả nhà quyết định gọi Bo đấy mà
Tính tình Bo rất thật thà
Ông bà, ba mẹ, đều cưng như vàng
Xuân qua Thu đến Hạ sang
Thắm thoát chàng đã thi xong tú tài
Bao năm đèn sách miệt mài
Giờ thì Bo lại theo ngành hát ca
Ông Phạm vì vốn lo xa
Cho rằng nghề chẳng ra trò gì
Khuyên chàng cố gắng kiên trì
Học ngành cơ khí mai sau nên người
Giúp cha dựng nghiệp xây đời
Chứ ngành ca hát một thời thôi con
Bo thì một dạ sắt son
Dù gian nan vẫn theo còn đường này
Rồi chàng tập hát mê say
Vì Bo luôn nghĩ sắt mài nên kim
Bao nhiêu u uất nỗi niềm
Cậu luôn hỏi mẹ để tìm nguyên nhân
Bà là nền tảng dừng chân
Mỗi khi vấp ngã trên từng bước đi
Vì mẹ Bo quyết định thi
Ghi danh giọng hát ca hay Quận 10
Nào ngờ vận mệnh mỉm cười
Khi chàng cất tiếng “Gửi người tôi yêu”
Để rồi Bo phải nâng niu
Giải nhì tiếng hát với nhiều khát khao
Tự tin từng bước vượt rào
Giờ đây Bo đã thành sao mất rồi
Bởi thế dù đứng hay ngồi
Anh luôn là tấm gương soi vững vàng
Các fan lên đến hàng ngàn
Nơi đâu anh hát có tràng pháo tay
Mỉm cười chào đón tương lai
Chàng Bo cất cánh tung bay giữa trời
Đan Trường tâm sự, khi đọc được bài thơ này anh đã được một trận cười “no” bụng. Nó quả là một món quà rất độc đáo mà anh được nhận trong những ngày đầu xuân.
Cũng chính vì thế, trong đợt lưu diễn miền Bắc những ngày đầu xuân Tân Mão, Đan Trường sẽ cùng Ban điều hành fanclub tại miền Bắc tổ chức một cuộc giao lưu vào 14 giờ, ngày 19/2 tại rạp Khăn Quàng Đỏ – Cung Thiếu nhi (36 Lý Thái Tổ – Hà Nội). Để được vào tham dự buổi giao lưu này, các fan có thể truy cập vào website: www.dantruong.vn hoặc liên hệ theo số điện thoại 0914.727.635.
Một số hình ảnh Đan Trường trong phim Nụ hôn đầu xuân:
Hà Tùng Long
Theo Bưu điện Việt Nam
Những ngôi mộ không bia
Tại một số tỉnh, thành có những lăng mộ được xây trong nghĩa trang hoành tráng như những tòa lâu đài, riêng tại hai tỉnh của miền Đông Nam bộ lại có những nghĩa trang kỳ lạ, không nơi nào có được.
Nghĩa Trang không bia mộ
Ở xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, nơi có di tích nổi tiếng quốc gia là Nhà Lớn, khi bước vào nghĩa trang ai cũng ngạc nhiên vì tất cả các ngôi mộ đều không có bia ghi họ tên, quê quán người quá cố.
Làm sao để con cháu tìm ra được nấm mồ của người thân và vì sao lại có chuyện lạ đời như vậy?
Thơ con khóc mẹ
Bà Lê Thị Đến, thường gọi là Tám Đến, nhà gần nghĩa trang, nguyên là thành viên điều hành Nhà Lớn giải thích, người dân trong xã đều theo đạo Trần. Đạo Trần khi chết không phân biệt đẳng cấp nên lúc trở về cát bụi họ đều bình đẳng như nhau. Theo triết lý của người sáng lập, "sống thì đồng quang, chết thì đồng quách".
Trưởng ban điều hành di tích được phong hạng quốc gia Lê Thị Kiềm - nhấn mạnh, đạo Trần chỉ dạy đạo làm người, lớn thì cô bác, nhỏ thì anh chị, ăn hiền ở lành, ăn ngay nói thật, việc phải thì làm, quấy thì chừa nhưng phải tuân theo phép nước, trai trung hiếu, gái tiết hạnh.
Sau khi người thân qua đời, gia đình không được lập bia mộ, con cháu muốn vào nhang khói thì phải ghi nhớ trong đầu vị trí ngôi mộ, hoặc có dấu hiệu riêng để nhận ra.
Làm thơ tặng người đã xa
Không giống như dân vùng biển ở Long Sơn theo tín ngưỡng đạo Trần, người dân tỉnh Tây Ninh chủ yếu theo đạo Cao Đài. Giữa huyện Dương Minh Châu, là miền biên viễn Tây Nam Tổ quốc, dưới chân núi Bà Đen - đệ nhất thiên sơn Đông Nam bộ, những ngôi mộ chỉ khắc lên đó toàn... thơ.
Thật là lãng mạn giữa vùng đất cằn sỏi đá.
Không ngôi mộ nào trong nghĩa trang có bia
Như bài thơ Hoài niệm được khắc trên một ngôi mộ có những câu rất ý nghĩa: "Những tưởng kết thân đến bạc đầu. Nào ngờ thương hải hóa cồn dâu. Ân cần chăm sóc khi đau yếu. Công quả dắt dìu vẫn có nhau", cuối bài thơ ghi là Mụi Hanh kính bút.
Hay bài Ngẫm thi có đoạn viết: "Tứ thập cửu niên nặng bến đời. Lơ nhìn thuyền đạo vượt xa khơi...".
Một ngôi mộ có khắc bài thơ Hoài niệm mẫu thân để tiễn đưa người mẹ về cõi cực lạc với những dòng: "Trời chiều lặng ngắm mấy vầng trăng. Quặn thắt lòng đau lệ ứa đầy...".
Đa số các bài thơ đều được làm theo thể Đường luật, dễ hiểu dễ nhớ.
Trời về chiều, nghĩa trang thơ vắng lặng, u buồn, cổng vào khép kín. Để biết gốc tích về những bài thơ đặc biệt kia, chúng tôi đã tìm gặp những người dân quanh vùng.
Anh Thắng, thợ chuyên xây mộ kể: "Cách đây hơn 10 năm, có một ông già giỏi thi ca, vợ chết nên chiều nào cũng ra đây khóc và đọc thơ cho vợ nghe. Rồi ông lấy sơn viết lên mộ những vần thơ nặng nghĩa tình phu thê. Nhiều người học theo từ đó".
Cũng theo anh Thắng, không phải ai cũng làm được thơ. Những người thợ như anh phải sưu tầm những bài thơ chồng khóc vợ, các con khóc cha mẹ rồi đưa cho thân nhân người quá cố chọn. Sau đó, việc khắc thơ là chuyện của thợ xây dựng. Giá mỗi bài tính luôn cả chi phí thi công hơn 100.000 đồng, hợp túi tiền với bà con nghèo quanh vùng.
Theo CA TP.HCM