Fan cuồng Thái Lan đổi tên, cầm cố xe để đi cổ vũ đội tuyển
Hơn 20 năm nay, anh Thailand Kamthong có mặt tại mọi giải đấu từ SEA Games tới Olympics hay ASIAD, nơi có đội nhà tranh tài.
Thailand Kamthong trong trang phục đã trở thành thương hiệu riêng khi cổ vũ cho các đội tuyển thể thao của quê nhà. Ảnh: Khaosodenglish.
Người đàn ông trung niên với bộ trang phục nổi bật, rực rỡ đậm truyền thống Thái Lan được coi là thủ lĩnh tinh thần của đoàn thể thao xứ chùa Vàng. Trước mỗi giải đấu lớn, anh Thailand Kamthong đều tới các buổi lễ xuất quân ôm hôn và động viên VĐV, hò hét trên khán đài. Fan cuồng người Thái Lan luôn lọt vào ống kính truyền hình bởi phong cách cổ vũ vô tư và nhiệt tình
Trong trận thắng 1-0 của tuyển U22 Thái Lan trước U22 Đông Timor hôm 17/8, Thailand Kamthong cũng hò hét cùng các đồng hương. “Khi mọi người hô vang Thái Lan, Thái Lan, tôi cảm giác như họ hô vang tên tôi vậy, tôi yêu cảm giác đó. Phóng viên nước ngoài gọi tôi là Mr Thailand. Có người nghĩ thật điên rồ khi tôi đổi tên là Thailand nhưng tôi muốn đai diện cho đất nước mình. Tôi chọn Thailand hơn là Prathet Thai bởi đó là tên quốc tế. Với cái tên thứ hai, tôi có thể gặp vài rắc rối trong giấy tờ”, anh cho biết.
Tên thật là Bancha Khamthong, anh quyết định đổi tên thành Thailand, tên quốc tế của đất nước mình sau SEA Games 2005 ở Manila, Philippines. Ngay khi trở về quê nhà, anh tới văn phòng hành chính quận và làm thủ tục đổi tên.
Sinh ra ở tỉnh Yasothon, Thailand Kamthong thích thể thao từ nhỏ, mong muốn trở thành một VĐV bóng chuyền chuyên nghiệp nhưng tài năng có hạn. “Tôi đã nghĩ mình có thể làm gì cho đất nước bây giờ nhỉ? Sau đó tôi bắt đầu nhặt bóng và thu dọn rác ở các sân. Khoảng năm 1995 tôi bắt đầu trở thành người cổ vũ bởi muốn các trận đấu có không khí vui vẻ hơn”, anh kể lại.
“Trở lại những năm giữa của thập niên 1990, việc là một cheeleader không hề đơn giản. Tôi phải cầm cố xe để mua vé máy bay. Khi tới nơi, tôi không có tiền thuê phòng, phải ngủ ở đền, ở đại sứ quán thậm chí cả sân bay. Tôi chỉ biết rằng mình đến đây là để cổ vũ các VĐV. Thỉnh thoảng tôi cũng ở cùng các VĐV”, Thailand Kamthong thổ lộ.
Không thể trở thành VĐV bóng chuyền chuyên nghiệp như mong ước ngày nhỏ, Thailand tỏa sáng theo cách riêng. Ảnh: Khaosodenglish.
Video đang HOT
Trong mỗi chuyến đi, fan cuồng người Thái thường mang theo những bộ đồ độc đáo dần trở thành thương hiệu riêng, thường là trang phục sặc sỡ gắn cờ quốc gia. “Trang phục của tôi mang đậm chất Thái. Tôi muốn mọi người nhìn thấy tôi từ xa. Khi tới các trận đấu với những người châu Á khác như Myanmar hoặc Ấn Độ, họ mặc vest còn tôi muốn là chính mình, muốn người khác nhìn bộ đồ là biết ngay đó là tôi. Tôi muốn mang văn hóa Thái Lan tới các trận đấu, giống như cầm chiếc ô này”, anh vừa nói vừa xoay chiếc dù vẽ 3 màu quốc kỳ quê hương.
Thailand đang học tiếng Anh tại Đại học Ramkhamhaeng. Fan cuồng hóm hỉnh chia sẻ. “Tiếng anh của tôi khá cơ bản. Tôi chỉ cần hô to kiểu Thailand yêu London, câu đơn giản nhưng vẫn đi vào lòng người”. Với người đàn ông này, những hành động cổ vũ của ông thể hiện lòng yêu nước một cách tươi vui chứ không phải chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến.
Thường tới những trận đấu bóng đá và bóng chuyền, Thailand cũng biết cách cổ vũ trong những môn thể thao ít sôi động: “Vài người nghĩ rằng không thể cổ vũ các môn bi sắt hay snooker nhưng bạn cần biết một vài quy ước. Ví dụ trong snooker, bạn chỉ cần chào đón khi VĐV đi vào sau đó giữ im lặng bởi họ cần tập trung. Bạn cũng có thể vỗ tay tán thưởng khi họ ghi điểm”
“Tất cả các môn thể thao đều cần người cổ vũ nhưng một vài môn lại không có, đặc biệt là thể thao người khuyết tật. Tôi cổ vũ cho tất cả đội tuyển quốc gia, đặc biệt là thể thao dành cho người kém may mắn bởi một khi bạn có lá cờ Thái trên ngực, bạn là đại diện của Thái Lan dù bạn là ai đi chăng nữa”, người đàn ông hóm hỉnh thổ lộ.
Thailand bên một VĐV khuyết tật trẻ. Anh cổ vũ tất cả các đội tuyển thể thao của Thái Lan, đặc biệt ưu ái với các môn thể thao dành cho người khuyết tật. Ảnh: Khaosodenglish.
Được biết đến nhiều hơn, Thailand không phải ngủ ở sàn sân bay mà nhận được nguồn tài trợ từ ủy ban thể thao và một số nhãn hiệu. Tuy nhiên, anh vẫn muốn tới sân theo cách của mình. “Họ đề nghị trả tiền vé máy bay nhưng thỉnh thoảng tôi tự trả tiền vì muốn đến sớm. Có những cuộc so tài diễn ra trước đó và tôi chỉ cần đi để cổ vũ”.
Theo VNE
Chuyện tình vượt gian khó của chàng tuyển thủ SEA Games
Hoàng Phúc Tý và vợ, một HLV teakwondo trẻ, từng cùng nhau đi bán cà phê, xôi dạo... để kiếm tiền.
Những ngày này, Hoàng Phúc Tý, 23 tuổi, đội tuyển Cricket quốc gia đang chuẩn bị cho những trận đấu tại SEA Games 27. Vợ Tý, Dương Linh Yên, 27 tuổi, không ngừng động viên chồng và mong anh có thể đạt thành tích tốt. Cùng tập luyện thể thao, từng cùng nhau đi thi đấu, nên Yên hiểu rõ những khát khao chiến thắng của chồng, và các vận động viên mang trên mình màu áo dân tộc.
Phúc Tý và Linh Yên quen nhau khi cả hai cùng học khoa Huấn luyện thể thao tại Đại học Thể dục thể thao TP HCM, Tý học môn bóng chuyền, còn Yên theo học bộ môn Taekwondo. Cuối năm 2014, hai người học chung một môn bóng ném nên biết nhau. Yên kể Tý là một sinh viên nổi trội vì tập môn gì cũng giỏi.
Phúc Tý và Linh Yên quen nhau khi cùng học Đại học Thể dục thể thao.
Một ngày, Yên thích tập bóng chuyền nhưng không biết chơi sao nên đã nhờ Tý chỉ dùm. Chàng trai quê Phú Yên rất nhiệt tình chỉ dạy cho "người chị" ham học hỏi. Những buổi tập dần gắn kết họ lại với nhau. Tý cảm mến người con gái năng động, cá tính. Còn Yên rung rinh bởi sự nhiệt tình, chăm học, không ngại khó của chàng trai kém tuổi.
Ngày ấy, Yên ngày đi học, tối đi dạy võ tại một trung tâm ở Bình Dương. Khi bắt đầu có tình cảm với nhau, mỗi tối, Tý không ngần ngại đưa đón cô đi dạy rồi mới bắt xe buýt về nhà mình, cách phòng trọ của Yên tới một tiếng rưỡi đi xe buýt. Cả hai chính thức yêu nhau sau 5 tháng quen biết.
Tý sinh ra trong một gia đình khó khăn nên rất tự lập. Tiền học, anh vay nguồn vốn sinh viên, ra trường tự trả. Còn tiền sinh hoạt, Tý đi làm thêm đủ nghề để trang trải, chứ không xin bố mẹ. Những ngày không đi học, anh xin anh trai đi cùng làm điện, trần thạch cao kiếm đồng ra đồng vào.
Khi yêu Yên, vì muốn có thêm tiền, chàng trai nghèo đi làm phụ hồ, từ 7 rưỡi sáng tới 4 rưỡi chiều, nhận được 250.000/ngày. Để kiếm thêm, nhiều hôm Tý còn ở lại tăng ca đến tận 8 rưỡi tối để được 400.000 nghìn.
"Thấy anh đi làm một tuần cực quá nên tôi nói anh nghỉ, để kiếm nghề khác làm. Cuối cùng hai đứa cùng nhau làm một xe cà phê, sáng sáng đẩy ra khu công nhân bán, từ 5 đến 7 giờ sáng rồi mới đi học. Tiền cũng kiếm được 150 đến 200.000 mỗi ngày", Yên kể lại.
Bán được khoảng gần một tháng, khi có dư một chút tiền lãi, hai người cùng nhau mua một chiếc xe đẩy để bán xôi chiên. Tý học xong buổi sáng sẽ về nhà nấu xôi bằng nồi cơm điện, còn Yên chịu trách nhiệm làm nhân, phi hành, dưa chua. Đến khoảng 4 giờ chiều, họ đẩy xôi ra đường bán cho đến khoảng 8 giờ tối. Cả hai thay phiên nhau bán nếu Tý kẹt giờ học hay Yên đến ngày đi dạy thêm.
Đôi bạn trẻ cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, vất vả để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày.
Dù khá bận rộn, vất vả nhưng cả hai thấy vui vì những đồng tiền mình kiếm ra. Yên nói gia đình cô không quá khó khăn như bạn trai, nhưng cô cũng luôn muốn tự lập nên cũng không xin tiền, chỉ khi nào quá túng mới nhờ hỗ trợ. Tấm gương của Tý càng khiến cô quyết tâm học và tự lo cho bản thân.
Cả hai chỉ dừng công việc bán xôi vào năm thứ 4, sau hơn một năm rưỡi, để tập trung cho năm cuối ở trường. Đám cưới của họ được tổ chức vào tháng 12/2016, khi cả hai đang chuẩn bị hoàn tất những môn cuối. Sau khi cưới, Tý và Yên tiếp tục học và vừa ra trường vào tháng 6/2017.
"Anh là người rất ít thể hiện tình cảm nhưng lại quan tâm tôi từ những cái nhỏ nhất. Anh biết làm tất cả việc trong nhà, từ thợ xây, thợ sơn, làm trần thạch cao, thợ điện.... không ngần ngại giặt đồ, nấu ăn, rửa chén hay may vá... Có lần áo tôi bị đứt cúc, anh may lại lúc nào tôi cũng không hay. Áo bị rách một đường chỉ, anh cũng tự may cho tôi. Anh còn lên mạng tham khảo các kiểu tết tóc để làm đẹp cho vợ", Yên hạnh phúc nói về bạn đời.
Cô gái Đồng Nai kể cuộc sống gia đình cô luôn vui vẻ, hai người thường xuyên đùa giỡn và trêu nhau. "Cô ấy là người thích đùa nên hay giỡn tôi lắm. Nhiều lần thấy vợ gọi, quay sang đã thấy chân cô ấy giơ cao đến đầu mình... Mỗi ngày khoảng 5 giờ sáng tôi thường phải dạy sớm đi tập, Yên thường nắm chân, nắm tóc không cho tôi đi.. Những lúc đó tôi thấy thương vợ rất nhiều", Tý kể lại.
Chuyện tình yêu của Tý và Yên khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Ngoài bóng chuyền, Tý còn thích tập bóng chày và là thành viên của đội bóng chày TP HCM. Các huấn luyện viên quốc gia đã mời đội tham gia tập huấn môn Cricket. Được triệu tập vào đội tuyển quốc gia nên Tý được nhận lương như các vận động viên. Anh và vợ có cuộc sống ổn định hơn, không còn phải quá lo lắng kiếm tiền như trước nữa.
Song song, Tý về dạy tại một câu lạc bộ bóng chuyền tại Bình Dương. Ngày ngày 5 giờ sáng đi xe lên TP HCM tập đội tuyển rồi lại về. Yên cũng là HLV của một công ty võ thuật duy nhất của Bình Dương, và dạy tại một trường quốc tế tại TP HCM. Cô cũng là trọng tài quốc gia môn taekwondo.
"Tôi và anh từng đoạt giải nhất trong một cuộc đua xe đạp đôi vòng quanh hồ Xuân Hương, Đà Lạt. Trong cuộc đua anh đã thúc đẩy tinh thần tôi rất nhiều. Tôi luôn có cảm giác an toàn tin tưởng vào tay lái của anh dù đường đua rất đông xe. Ngày ấy, bây giờ hay về sau cũng vậy, tôi sẽ luôn tin, dựa vào và tự hào về anh như thế", Yên nói.
Theo VnExPress
Nữ cung thủ Việt Nam rưng lệ vì lỡ HC vàng SEA Games Châu Kiều Oanh cảm thấy hối tiếc vì bị tâm lý dẫn tới việc bắn lỗi ở phát đầu tiên trong phần thi chung kết nội dung cung ba dây. Chiều 16/8, Lê Kiều Oanh giành quyền vào chơi chung kết nội dung cung ba dây với đối thủ người Indonesia Sri Ranti. Ở trận chung kết với sức ép đè nặng, do...