Facebook và IBM đã thay đổi cách tổ chức hội thảo toàn cầu như thế nào?
Chỉ trong 2 tuần, COVID-19 đã bóp nghẹt các sự kiện ở khu vực Bắc Mỹ với các hạn chế đi lại và các lệnh cách ly được đặt ra trong hiệu ứng domino.
Các đội sự kiện đằng sau các sự kiện dành cho doanh nghiệp đã phải đưa ra những quyết định lớn hoặc là hoãn lại, hoặc là thay đổi cách thức tổ chức. Đối với những công ty quyết định thay đổi cách thức tổ chức sự kiện, đó thực sự là một cuộc đua để bảo mật đồng thời phải nhanh chóng xây dựng một phương thức tổ chức sự kiện hoàn toàn mới với các nội dung phải điều chỉnh, các bài trình bày phải sử dụng các hình thức ghi hình từ trước hoặc phát sóng trực tiếp.
Cùng nhìn lại hai ông lớn trong ngành công nghệ đã xoay chuyển cuộc chơi như thế nào?
Được cung cấp thông tin từ các văn phòng khu vực châu Á Thái Bình Dương từ đầu năm và nhằm đối phó với sự lây lan của COVID-19, Facebook đã quyết định chuyển thể sự kiện nội bộ hàng năm của mình trong tháng 3 thành một chương trình ảo có tên là Un-Summit.
Bà Julie Hogan, Giám đốc tiếp thị trực tuyến toàn cầu tại Facebook, cho biết: “Đó là một quá trình từ bước đánh giá những gì cần thiết từ việc mang hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới tới một địa điểm, cho tới việc tổ chức sự kiện đó một cách tương tác và gắn kết nhất có thế, là điều khiến nhiều người trong nhóm chúng tôi phải suy nghĩ”.
Facebook tận dụng nền tảng Workplace sẵn có để tái thiết lập kế hoạch cho sự kiện ảo này, bao gồm các phiên họp, một số phiên sẽ ghi hình sẵn và một số khác sẽ tiến hành trực tuyến, kết hợp các hoạt động giải trí nội bộ, dựa vào Instagram và Messenger để tạo thêm tương tác.
Sự kiện nội bộ này của Facebook đã được truyền tải qua mạng lưới truyền hình nội bộ và được chia thành 17 tập phim, tất cả đều được viết kịch bản, quay phim, chỉnh sửa và sản xuất trong vòng chưa đầy hai tuần. Nội dung được phân chia thành 7 phần và được phát hành lần lượt giúp cho nhân viên theo dõi ngay khi ra tập mới hoặc xem lại sau đó theo yêu cầu.
“Những gì chúng tôi đã học được từ sự kiện ảo này là các kỹ năng và cốt lõi của tiếp thị sự kiện không thay đổi. Chúng tôi vẫn ở đó để tạo ra sự kết nối và xây dựng cộng đồng và văn hoá doanh nghiệp, chỉ có cách thức thực hiện là thay đổi” – bà Julie Hogan chia sẻ.
IBM THINK 2020
Chỉ chưa đầy 2 tháng, sự kiện thường niên lớn nhất của IBM, thu hút sự tham gia của khoảng 30 ngàn người tham dự hàng năm, đã chuyển đổi từ hình thức sự kiện trực tiếp sang sự kiện trực tuyến.
“Chúng tôi phải bỏ toàn bộ các kế hoạch đã xây dựng từ trước đó cho THINK 2020, cũng như xem xét tất cả các yếu tố khác như lý do tại sao một vị khách sẽ tham gia sự kiện và những khả năng có thể ứng dụng kỹ thuật số một cách có ý nghĩa nhất” – bà Colleen Bisconti, Phó Chủ tịch Nhóm hội nghị và sự kiện toàn cầu của IBM, cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra 4 nhóm yêu cầu cho hướng dẫn lập trình kỹ thuật số: nội dung cần được tập trung vào chủ đề COVID-19; đào tạo vì nhiều người tham dự sự kiện THINK để được đào tạo kỹ thuật chuyên sâu; cơ hội tiếp cận các phòng thí nghiệm và các chứng chỉ từ IBM; cuối cùng là khả năng truy cập của các cấp lãnh đạo IBM và các đối tác để chuẩn bị trước khi sự kiện diễn ra.
Giống như rất nhiều doanh nghiệp khác, nhóm sự kiện toàn cầu của IBM đã xem xét một số nền tảng công nghệ sẵn có trên thị trường ở thời điểm đó, nhưng cuối cùng quyết định sẽ xây dựng một nền tảng độc quyền và sản phẩm đó về sau có tên gọi IBM Watson Medium. Đồng thời,toàn bộ sự kiện trực tuyến đặc biệt THINK 2020 sẽ được gửi tới khách tham gia thông qua nền tảng IBM Cloud.
Video đang HOT
Và kết quả là đã có tới 90 ngàn lượt khách tham dự sự kiện trực tuyến THINK đầu tiên trong lịch sử, một con số kỷ lục và với các cách tiếp cận cũng như hỗ trợ của truyền thông xã hội, các trải nghiệm đã vượt xa khỏi sự mong đợi của cả nhà tổ chức và khách tham dự sự kiện.
Với tình hình đại dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại, các sự kiện toàn cầu sẽ không vì vậy mà bị gián đoạn hoặc huỷ bỏ, thay vào đó, những phương thức mới với sự hỗ trợ của kỹ thuật số sẽ tiếp tục được các hãng nghiên cứu và ứng dụng trong thời gian sắp tới.
Lịch sử hào hùng của Thung lũng Silicon qua 21 hình ảnh ấn tượng
Thung lũng Silicon là quê hương của rất nhiều ông lớn công nghệ như Apple, Google, Facebook, IBM hay Intel.
Năm 1968, hai cựu nhân viên Fairchild Semiconductor Gordon Moore và Robert Noyce rời New York đến Santa Clara, California để thành lập Intel. Thời điểm đó, công ty này chỉ tập trung vào mảng sản xuất chip nhớ. "Tôi nhớ mình đã nói với Noyce rằng tôi thấy mảng chip bán dẫn là một sân chơi rộng mở và tiềm nơi để có thể thành lập một công ty," Moore chia sẻ vào năm 2018.
Gordon Moore và Robert Noyce là một trong tám người đầy tiên tham gia vào quá trình thành lập Fairchild, một công ty chuyên sản xuất các linh kiện bán dẫn silicon và nổi tiếng trong việc giúp máy tính ngày càng nhỏ gọn, nhanh và rẻ hơn - khởi đầu một xu hướng mà rất nhiều công ty sau đó đã chạy theo.
Vào cuối những năm 60 của thế kỉ trước, không có nhiều công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon. Trong trí nhớ của Moore, đây là một thung lũng "nhiều không gian và ít xe cộ" với những khu vườn đầy mơ, mận, quả óc chó và hạnh nhân.
Intel đã "đóng đô" ở Santa Clara kể từ khi nó được thành lập năm 1968. Đây là một hình ảnh của trụ sở chính Intel vào năm 1996.
IBM đã gắn liền với Thung lũng Silicon từ trước cả khi cái tên này được sinh ra. Hãng này mở trụ sở ở San Jose năm 1952.
Đây là ảnh chụp trụ sở IBM từ trên cao vào năm 2000. Có những thời điểm, IBM là công ty có nhiều nhân sự nhất tại thành phố nơi nó đặt trụ sở chính.
Ngày nay, Sand Hill Road đồng nghĩa với rất nhiều công ty đầu tư mạo hiểm. Hình ảnh được chụp vào năm 1971 này cho thấy Sand Hill Road đóng vai trò kết nối rất nhiều khu vực quan trọng của Thung lũng Silicon như thế nào: Palo Alto, Menlo Park và Woodside. Thời điểm đó, bạn có thể mua một căn hộ ở đây với giá 35.000 USD. Tuy nhiên, giá nhà trung bình lúc này đã là 3 triệu USD.
Năm 1972, Nolan Bushnell và Ted Dabney đã sáng lập Atari ở Sunnyvale, California. Công ty này nổi tiếng với trò chơi Pong. Steve Jobs cũng từng làm việc tại Atari một thời gian.
Bushnell chia sẻ với New York Times vào năm 2017 rằng ông đặt tên công ty ông theo một nước đi trong môn cơ vây. Trong suốt một khoảng thời gian, Atari là công ty video game dẫn đầu thị trường với doanh thu hàng năm hàng tỷ USD. Không lâu sau đó, thị trường trở nên bão hoà. Tới năm 1983, Atari thua lỗ khoảng hàng triệu USD.
Apple được thành lập vào năm 1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak ở Los Altos, Califronia, trong căn nhà tuổi thơ của Jobs. Apple trải qua nhiều lần thay đổi trụ sở nhưng có lẽ trụ sở trong garage là trụ sở nổi tiếng nhất mặc dù hãng này không phát triển được máy tính ở đây. Ngôi nhà này được thiết kế như một địa điểm mang tính lịch sử năm 2013.
Năm 1984, Apple ra mắt Macintosh - một trong những chiếc máy tính thân thiện với người dùng nhất thời điểm đó.
Apple mở cửa hàng đầu tiên của mình tại Infinite Loop năm 1993 nhưng nó không trở thành trụ sở của công ty này cho tới năm 1997.
Trụ sở của Apple tại Infinity Loop có sáu toà nhà được kết nối với nhau, Khi Jobs trở lại Apple năm 1997, ông được cho là thường tỏ ra khó chịu với trụ sở này. "Jobs không ở đây trong thời điểm nó được xây dựng và ông không có tiếng nói trong việc thiết kế nó," Dan Whisenhunt, cựu Phó Chủ tịch Apple phụ trách bất động sản, chia sẻ.
Trước khi công nghệ bùng nổ, Thung lũng Silicon nổi tiếng với việc sản xuất pháo và là "nhà" của nhiều đơn vị quân sự. Mở cửa vào năm 1939, Trung tâm nghiên cứu Ames và Moffett Field của NASA về sau trở thành "hàng xóm" của Googleplex - trụ sở Google.
Cách đó khoảng 10 phút lái xe là trụ sở tương lai của Facebook. Hình ảnh chụp từ vệ tinh năm 1984 vùng Menlo Park, Califorina này về sau trở thành trụ sở của mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Đây là trụ sở Facebook ở thời điểm hiện tại. Trong 2 năm tới, Facebook lên kế hoạch mở rộng và mở các cửa hàng, trung tâm bán lẻ, nhà ở và văn phòng đằng sau toà nhà hiện tại.
Một trong những công ty cũng mang đặc trưng của Thung lũng Silicon là Oracle, lúc bấy giờ có tên Software Development Labs.
Trụ sở của Oracle nằm ở Redwood City.
Với sự phổ biến của máy tính cá nhân và sự ra đời của Internet, Google - lúc đó là BackRub - được thành lập trong một căn phòng kí túc Đại học Stanford bởi Larry Page và Sergey Brin vào năm 1995.
Khi dịch vụ này cần nhiều băng thông hơn những gì Stanford có thể đáp ứng, họ chuyển vào một garage xe của Susan Wojcicki vào năm 1997 làm trụ sở.
Đến năm 1999, Google chuyển vào văn phòng ở Palo Alto. Bốn năm sau đó, công ty này di rời đến trụ sở hiện nay: Googleplex.
Nhà Trắng kêu gọi Apple và các công ty công nghệ khác giúp đỡ ngăn chặn dịch corona virus Sáng sớm ngày hôm nay, Apple cùng nhiều công ty công nghệ khác đã được Nhà Trắng triệu tập để thảo luận về cách ứng phó với đại dịch corona virus đang lây lan mạnh mẽ. Tờ Politico hiện đã đưa những thông tin chi tiết về cuộc họp này, bao gồm cả những gì mà chính quyền của ông Trump đang tìm...