Facebook tìm cách phân tích tin nhắn WhatsApp được mã hóa
Facebook được cho là đang tìm kiếm một nguồn doanh thu mới từ quảng cáo được nhắm mục tiêu, mà lần này từ nền tảng nhắn tin và gọi điện thoại phổ biến WhatsApp.
Mã hóa đồng hình là mục tiêu mà Facebook đang tập trung nghiên cứu
Theo PhoneArena , WhatsApp được biết đến với các cuộc trò chuyện được mã hóa, tập trung chung vào an toàn và quyền riêng tư, vì vậy nhiệm vụ này sẽ đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho công ty. Đây là bước đi mới của Facebook khi họ đang cố gắng tìm ra nhiều cách hơn nữa để thúc đẩy khả năng kiếm tiền, và WhatsApp có thể là mục tiêu tiếp theo của họ.
Vì trò chuyện và dữ liệu đám mây của WhatsApp đều có tính năng mã hóa đầu cuối hoàn chỉnh cho tất cả 2 tỉ người dùng dịch vụ, có nghĩa ngay cả bản thân WhatsApp cũng không thể truy cập vào các cuộc trò chuyện, nên Facebook đang hướng đến một công nghệ mới gọi là mã hóa đồng hình. Điều này có thể cho phép công ty phân tích dữ liệu mà không cần giải mã thực tế bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.
Video đang HOT
Báo cáo từ The Information cho biết Facebook đang tham gia cùng Microsoft, Amazon và Google tích cực mở rộng nhóm nghiên cứu AI của mình để khám phá các khả năng của mã hóa đồng hình, với hy vọng cuối cùng có thể chọn đủ thông tin từ các tin nhắn được mã hóa mà không thực sự giải mã bất kỳ thứ gì hoặc xâm phạm quyền riêng tư hay sự an toàn của người dùng WhatsApp.
Facebook thậm chí đã tuyển trực tiếp một nhân viên AI chủ chốt từ Microsoft để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu của mình. Facebook vẫn chưa công bố thông tin nào về kế hoạch tương lai hoặc những đột phá hiện tại của mình, đồng thời họ cũng từ chối cung cấp thông tin chi tiết và thậm chí đưa ra tuyên bố “còn quá sớm để chúng tôi xem xét mã hóa đồng hình cho WhatsApp vào thời điểm này”.
Việc Facebook chăm chỉ khám phá mã hóa đồng hình không có gì là bất ngờ, và nếu thành công, công nghệ mới có thể mang đến một bước đột phá lớn trong khả năng của Facebook khi vừa đảm bảo đáp ứng lời hứa về quyền riêng tư mà không ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo mục tiêu của công ty.
Lượt tải ứng dụng tin nhắn mã hóa Signal tăng 42 lần
Một lượng lớn người dùng WhatsApp đã chuyển sang nền tảng Signal sau khi bị ép chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook.
Dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower cho thấy dịch vụ nhắn tin mã hóa Signal đã tăng vọt về số lượng người dùng sau thông báo thay đổi chính sách của WhatsApp.
"Từ ngày 6 đến 10/1, Signal đã có khoảng 7,5 triệu lượt cài đặt trên toàn cầu từ App Store và Google Play", đại diện của Sensor Tower cho biết. Con số này tương đương với mức tăng 4.200%, tức là gấp 42 lần so với tuần trước đó.
Signal là dịch vụ nhắn tin mã hóa, hoạt động đa nền tảng, ra đời từ năm 2014. Ứng dụng này đang nhận được sự ủng hộ công khai từ các nhân vật nổi tiếng như Elon Musk hay Edward Snowden. Sau khi Musk đăng tweet ủng hộ "sử dụng Signal," cổ phiếu của công ty Signal Advance đã tăng 11.700%.
Telegram, một dịch vụ nhắn tin mã hóa khác, cũng chứng kiến lượng người đăng ký tăng mạnh. Trong cùng khoảng thời gian, Telegram đã có thêm 9 triệu người dùng mới, tăng 91% so với tuần trước.
Thị trường tăng trưởng lớn nhất đối với cả Signal và Telegram là Ấn Độ. Ứng dụng Signal thu hút thêm khoảng 2,3 triệu người dùng tại đây, chiếm hơn 30% tổng số lượt cài đặt mới. Ấn Độ cũng chiếm hơn 16% tổng số lượt cài đặt mới của ứng dụng Telegram. Thị trường lớn thứ hai của Signal là Mỹ với khoảng một triệu lượt cài đặt mới.
Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, công ty sở hữu WhatsApp. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do những thay đổi trong chính sách chia sẻ dữ liệu của ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Ngày 6/1, nền tảng này thông báo tới người dùng về chính sách mới. Theo đó, người dùng phải đồng ý để Facebook và các công ty thành viên sử dụng dữ liệu của mình trên WhatsApp trước ngày 8/2, nếu không, tài khoản của họ sẽ không sử dụng được.
WhatsApp sau đó đã làm rõ rằng thay đổi này chỉ ảnh hưởng đến người dùng ngoài Liên minh châu Âu và Anh, đồng thời nhấn mạnh rằng họ không thể đọc nội dung tin nhắn hoặc nghe nội dung cuộc gọi điện của người dùng.
Nhằm giảm sự lo ngại của công chúng về quyền riêng tư, ngày 12/1, WhatsApp đã tuyên bố rằng ứng dụng nhắn tin này không chia sẻ toàn bộ dữ liệu người dùng cho Facebook. Thông báo viết: "Chúng tôi muốn nói rõ rằng bản cập nhật chính sách mới không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng mà chỉ gồm những thay đổi về tin nhắn của doanh nghiệp. Chính sách mới cung cấp tính minh bạch về cách chúng tôi sử dụng dữ liệu".
Theo Will Cathcart, Giám đốc WhatsApp, người dùng đang hiểu sai về những chính sách mới của nền tảng. "Đúng là WhatsApp và Facebook sẽ trao đổi dữ liệu với nhau, nhưng không bao gồm những dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người dùng", ông nói.
Ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal ngừng hoạt động ở Trung Quốc Một trong những ứng dụng truyền thông xã hội phương Tây cuối cùng có mặt ở Trung Quốc là Signal hiện đã ngừng hoạt động tại quốc gia này. Signal vẫn có sẵn để tải xuống từ App Store tại Trung Quốc Theo Engadget , Signal là một ứng dụng được mã hóa thường được sử dụng bởi các phóng viên và những...