Facebook sắp đọc tin nhắn của người dùng WhatsApp?
TPO – Facebook, đơn vị sở hữu phần mềm nhắn tin mã hóa WhatsApp, đang cân nhắc sử dụng thuật toán trí thông minh nhân tạo (AI) để quét và điều tiết nội dung tin nhắn mà người dùng gửi qua WhatsApp.
Nếu Facebook áp dụng thuật toán AI này để đảm bảo người dùng WhatsApp không gửi những tin nhắn có nội dung vi phạm thì chính ứng dụng WhatsApp sẽ tự động quét các tin nhắn trước khi mã hóa và gửi đi, Mail Online đưa tin ngày 2/8.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, việc áp dụng cơ chế này đòi hỏi WhatsApp truyền các tin nhắn có nội dung bị cấm cho các nhà phát triển để cải thiện việc huấn luyện AI. Hơn nữa, việc này cũng có thể dọn đường cho chính phủ các nước ép buộc các công ty mạng xã hội do thám nội dung tin nhắn của người dùng.
Tại hội nghị các nhà phát triển F8 hồi tháng 5, Facebook đã tiết lộ kế hoạch chuyển đổi việc điều tiết nội dung từ các trung tâm dữ liệu do con người vận hành sang các hệ thống do AI vận hành. Ý tưởng ban đầu là việc điều tiết nội dung tin nhắn của người dùng được thực hiện trực tiếp trong WhatsApp, trước khi chúng được mã hóa. Các thuật toán lọc sẽ được cập nhật thường xuyên từ một nguồn trung tâm.
Theo cách này, Facebook sẽ có thể ngăn người dùng chia sẻ các nội dung vi phạm hướng dẫn của hãng mà không làm ảnh hưởng tới việc mã hóa đầu cuối trong WhatsApp.
Video đang HOT
Facebook có kế hoạch gom tất cả các ứng dụng nhắn tin của mình – Messenger, WhatsApp và Instagram – thành một tổ hợp nhắn tin kết nối với nhau.
Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật cảnh báo rằng, việc điều tiết nội dung trong ứng dụng tương đương với việc tạo ra cửa sau (backdoor) trong thiết bị của người dùng.
Theo tạp chí Forbes, việc phát triển, cải thiện các thuật toán điều tiết nội dung tin nhắn sẽ buộc ứng dụng WhatsApp truyền các mẫu tin nhắn bị cấm, chưa mã hóa cho Facebook để phân tích.
Dù bước đi này mới chỉ là khởi đầu nhưng một số chuyên gia tỏ ra thận trọng. “Một khi điều này được áp dụng, chính phủ sẽ dễ dàng yêu cầu Facebook thêm các bộ lọc, ví dụ tìm kiếm những nội dung mà chính phủ quan tâm rồi khi phát hiện ra thì lập tức cảnh báo cho chính phủ, chuyên gia bảo mật Bruce Schneier nói.
“Những người không muốn bị Facebook đọc nội dung tin nhắn của họ sẽ chuyển sang dùng các ứng dụng nhắn tin khác như Signal. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu công nghệ lọc được tích hợp vào các hệ điều hành?”, ông Schneier đặt vấn đề.
Nếu điều này xảy ra, tất cả người dùng đều không thoát, mọi ứng dụng cài trong thiết bị (smartphone, máy tính…) sẽ bị quét nội dung. Và như vậy, việc mã hóa tin nhắn trở thành vô nghĩa.
Dù các nhà sản xuất điện thoại và hệ điều hành có thể từ chối đưa tính năng điều tiết nội dung tin nhắn vào sản phẩm của họ, nhưng chính phủ có thể ép các nhà sản xuất phải làm theo. Nếu xảy ra, điều này sẽ đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên liên lạc mã hóa.
Theo Forbes, Facebook không phủ nhận thông tin họ có ý định dùng thuật toán để để điều tiết các tin nhắn đầu cuối được mã hóa trên các nền tảng như WhatsApp. Tuy nhiên, phó giám đốc WhatsApp, ông Will Cathcart, nói rằng họ “không làm điều đó, không hề có kế hoạch làm điều đó”.
Hiện chưa rõ khi nào phiên bản cập nhật của WhatsApp chứa hệ thống điều tiết nội dung được triển khai trên thiết bị của người dùng.
Đầu năm nay, Facebook có kế hoạch gom tất cả các ứng dụng nhắn tin của mình – Messenger, WhatsApp và Instagram – thành một tổ hợp nhắn tin kết nối với nhau, New York Times đưa tin. Khi bỏ hàng chục tỷ USD ra mua WhatsApp và Instagram, Facebook cam kết sẽ để các ứng dụng này hoạt động độc lập.
Theo Tiền Phong
Facebook, Instagram và WhatsApp lẳng lặng khắc phục lỗi mà không có lời giải thích nào
Facebook và các ứng dụng liên kết bao gồm Instagram và WhatsApp đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, không một ai hay biết chuyện gì đã xảy ra trước đó với các ứng dụng này.
Hôm 3 tháng 7 vừa rồi, mạng xã hội Facebook, Instagram và ứng dụng chat phổ biến WhatsApp đã gặp vấn đề trục trặc. Cụ thể, người dùng Facebook phàn nàn không thể đăng ảnh trên trang, hoặc đã chia sẻ lên được nhưng ảnh không hiển thị dù các thông tin mô tả vẫn xuất hiện. Trong khi đó, người dùng Instagram không thể tải ảnh lên, còn WhatsApp không hiển thị cả ảnh, video lẫn tin nhắn.
Đến cuối ngày, các dịch vụ đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, với số lượng lớn khoảng 2,38 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, Facebook vẫn chưa công bố nguyên nhân gây ra sự cố trên.
Facebook chỉ tuyên bố: "Trước đó, một số người và doanh nghiệp gặp sự cố khi tải hình ảnh lên hoặc gửi hình ảnh, video và các tệp khác trên nền tảng của công ty chúng tôi. Vấn đề đã được giải quyết và chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này."
Trên trang DownDetector, hàng nghìn người cho biết các dịch vụ của Facebook bắt đầu khó truy cập từ khoảng 21h ngày 3/7, chủ yếu tại châu Âu, Mỹ, Nam Mỹ, Malaysia...
Cho tới khoảng 8 giờ sau khi dịch vụ bị gián đoạn, Facebook cũng thú nhận rằng: "Trong quá trình bảo trì của chúng tôi đã có một số vấn đề xảy ra khiến một số người khó tải lên hoặc gửi ảnh và video. Hiện chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đưa mọi thứ trở lại bình thường nhanh nhất có thể và chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này. "
Lần gần nhất Facebook bị "sập" là vào khoảng tháng 3 năm nay, được đánh giá là kéo dài nhất và trên diện rộng nhất.
Theo Nghe Nhìn VN
Mỹ có thể sẽ cấm mã hóa đầu cuối được sử dụng trong WhatsApp, iMessage và nhiều ứng dụng nhắn tin khác "Động thái này sẽ mở lại mối thù truyền kiếp giữa Chính quyền Hoa Kỳ và Thung lũng Silicon". Những tin nhắn mã hóa đầu cuối vẫn được sử dụng trong các ứng dụng như WhatsApp, iMessage hay Facebook Messenger, nhằm bảo mật nội dung tin nhắn của người dùng. Ngay cả các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ cũng không...