Facebook lấn sân tiền kỹ thuật số
Dự kiến, năm 2020, Facebook sẽ ra mắt tiền kỹ thuật số toàn cầu (tạm gọi là Global Coin) có kết nối với ngân hàng trung ương nhiều quốc gia
Theo đề án của Facebook, bản chất của Global Coin khác biệt không nhiều so với Bitcoin, Etherium, Ripple Coin… Bởi lẽ, Global Coin và các đồng tiền kỹ thuật số này đều được sinh ra trên nền tảng công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, Global Coin lại được Facebokk chuẩn bị lộ trình hình thành và phát triển khá dài hơi.
Thanh toán qua mạng xã hội
Cách đây 1 tháng, Facebook đã tiếp xúc với bộ tài chính, ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia, trong đó có Ngân hàng Trung ương Anh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ… để bàn bạc, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc thanh toán, chuyển đổi Global Coin sang USD, bảng Anh và ngược lại. Đây chính là yếu tố khác biệt của Global Coin mà trước đây Bitcoin, Ripple Coin… chưa làm được.
Facebook có kế hoạch phát hành tiền kỹ thuật số vào năm 2020 Ảnh: TẤN THẠNH
Facebook luôn mong muốn Global Coin trở thành một đồng tiền có vai trò thanh toán tương tự Ripple Coin – đồng tiền kỹ thuật số dùng để thanh toán giữa một số ngân hàng thương mại tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Theo đó, doanh nghiệp Nhật Bản có thể thông qua ngân hàng thương mại để thanh toán cho một doanh nghiệp ở Singapore bằng Ripple Coin, sau đó doanh nghiệp này sẽ chuyển đổi Ripple Coin sang tiền thật. Ngược lại, doanh nghiệp ở Singapore có thể dùng tiền thật yêu cầu ngân hàng thương mại chuyển đổi sang Ripple Coin để thanh toán cho khách hàng của mình ở Nhật Bản.
Thế nhưng, điểm khác biệt là Facebook muốn phát triển Global Coin trên diện rộng, bằng cách kết nối với chính phủ của nhiều nước, nhằm đưa đồng tiền này trở thành loại tiền tệ được chấp nhận thanh toán thông qua hệ thống tài chính ngân hàng, lẫn mạng xã hội.
Thực tế cho thấy toàn thế giới hiện có 2,3 tỉ người sử dụng Facebook. Từ đó, ông chủ mạng xã hội này đề nghị ngân hàng trung ương các quốc gia cho phép tổ chức, cá nhân thanh toán Global Coin qua tài khoản Facebook. Theo đó, tài khoản sẽ do các công ty công nghệ (Fintech) quản lý, đồng thời các công ty này cũng đóng vai trò trung gian thanh toán Global Coin.
Giả sử chính phủ Mỹ và Anh chấp nhận thanh toán Global Coin, đồng thời thống nhất với Facebook tỉ lệ chuyển đồng tiền này sang tiền thật, thì người ở Mỹ có thể nạp Global Coin vào tài khoản Facebook để thanh toán tiền mua hàng hóa cho người ở Anh.
Video đang HOT
Chuẩn bị đầu ra
Do một số quốc gia chưa chấp nhận tiền kỹ thuật số là hàng hóa, tiền tệ nên Facebook chủ động tiếp xúc với chính phủ của các quốc gia đã chấp nhận tiền kỹ thuật số hoặc xem tiền kỹ thuật số là hàng hóa, trong đó có Nhật Bản và Singapore. Chính phủ của các quốc gia này đang cho phép thành lập nhiều công ty Fintech, trong đó có không ít công ty chuyên cung ứng và làm trung gian thanh toán tiền kỹ thuật số. Khi Global Coin ra đời thì Facebook có thể kết nối với các công ty Fintech, hình thành mạng lưới trung gian thanh toán tại một số quốc gia.
Mặt khác, để chuẩn bị vận hành Global Coin, nhiều năm trước, Facebook đã chuẩn bị đội ngũ chuyên gia công nghệ hết sức kỹ lưỡng. Giám đốc điều hành của PayPal – một tổ chức tên tuổi về trung gian thanh toán đầu quân cho Facebook để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ chế thanh toán giữa các tài khoản Facebook; đồng thời Facebook còn tập hợp một đội ngũ chuyên tạo ra các ứng dụng thanh toán trên nền tảng Blockchain.
Do Bitcoin hay Ripple Coin được tạo ra trước khi đưa ra các giải pháp thanh toán rộng rãi, làm cho 2 đồng tiền này chỉ có giá trị trong một phạm vi nhất định. Trong khi đó, hướng đi của Faceboook là phối hợp với các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia, nhất là những nước đã công nhận tiền kỹ thuật số, nhằm tìm kiếm khuôn khổ pháp lý, đưa ra các giải pháp về công nghệ để người tiêu dùng, ngành tài chính ngân hàng của các quốc gia có thể thanh toán bằng Golbal Coin.
Như vậy, nếu Golbal Coin trở thành hiện thực thì đâu là lợi ích của Facebook, người tiêu dùng và hệ thống tài chính các quốc gia có chấp nhận đồng tiền này?
Theo giới công nghệ quốc tế, cuối năm 2019, hàng ngàn nhân viên mạng xã hội này sẽ thử nghiệm thanh toán Golbal Coin. Dự kiến đến năm 2020, Facebook sẽ cho ra đời Golbal Coin, đồng thời từ năm 2022, tổng doanh thu của Facebook sẽ tăng lên 19 tỉ USD. Còn người tiêu dùng thì tiết kiệm được thời gian vì mỗi giao dịch Golbal Coin thường diễn ra trong 5 giây, được thực hiện 24/7 và không tốn chi phí. Đặc biệt, khi thanh toán qua tài khoản Facebook, người tiêu dùng được bảo mật gần như tuyệt đối vì Golbal Coin được xây dựng trên cơ sở Blockchain, trong khi công nghệ này lại lưu trữ thông tin của người tiêu dùng tại các máy chủ đặt ở các nhiều quốc gia. Như thế, các tội phạm công nghệ rất khó đánh cắp dữ liệu.
Khi Global Coin được chấp nhận tại một quốc gia sẽ kéo theo hàng loạt công ty Fintech ra đời. Các công ty này hoạt động có lợi nhuận sẽ nộp thuế, đóng góp vào nguồn thu ngân sách. Chưa kể, nếu quốc gia đó xem Global Coin là hàng hóa thì sẽ thu thêm được thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân… khi người dân mua bán, kinh doanh đồng tiền này. Ngoài ra, do phía sau Global Coin là công nghệ Blockchain và phía trước của đồng tiền này là hàng loạt giải pháp công nghệ tài chính toàn cầu, nên quốc gia nào chấp nhận thanh toán Global Coin sẽ có điều kiện nâng cấp nền tảng công nghệ cho hệ thống tài chính ngân hàng, tiết kiệm được chi phí quản lý.
Vấn đề Global Coin sẽ được chuyển đổi thành tiền thật theo tỉ lệ nào? Theo tôi, cần phải chờ đồng tiền này ra đời, thị trường có giao dịch. Khi đó, tỉ lệ chuyển đổi ban đầu sẽ phụ thuộc vào đàm phán giữa Facebook với ngân hàng trung ương của từng quốc gia chấp nhận Global Coin. Sau đó, tùy thuộc vào diễn biến thị trường, tỉ lệ chuyển đổi Global Coin sang tiền thật sẽ được điều chỉnh linh hoạt giống như tỉ giá ngoại tệ hiện nay.
Thu hút đại gia tài chính
Theo các nguồn tin của tờ The Wall Street Journal, các đại gia ngành tài chính như Visa, Mastercard, PayPal, Công ty Taxi công nghệ Uber có thể đầu tư hàng chục triệu USD vào dự án Global Coin của Facebook.
Với thông tin này, giới công nghệ băn khoăn Facebook có dịch chuyển hoạt động kinh doanh dựa trên quảng cáo sang dịch vụ tài chính? Ngoài ra, các tổ chức tài trợ cho dự án Global Coin có thể truy cập dữ liệu tài chính của người dùng Facebook? Nếu Facebook không giải quyết được khúc mắc này một cách hợp lý, Global Coin có thể phải đối mặt với sự giám sát hết sức chặt chẽ, nhất là khi mạng xã hội này đang hứng chịu dư luận rò rỉ thông tin cá nhân người dùng.
Đối thủ đáng gờm
Việc Facebook lên kế hoạch ra mắt tiền kỹ thuật số, theo chuyên gia tài chính – TS Huỳnh Trung Minh, sẽ có cơ hội thành công rất cao và trở thành đối thủ đáng gờm không chỉ của các tổ chức tài chính, ngân hàng mà cả với các doanh nghiệp lớn khác. Trên thực tế, hiện tại không chỉ các tổ chức tài chính, mà nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã ứng dụng công nghệ khối, chuỗi (blockchain) qua các hình thức đơn giản từ tích điểm thưởng, tích xu, quản lý khách hàng bằng số…
“Những hình thức tích lũy điểm thưởng của các doanh nghiệp rồi lấy điểm thưởng đó thanh toán cho hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp cũng là một loại tiền điện tử, chỉ có cách quản lý khác nhau” – TS Huỳnh Trung Minh nói.
Trong khi đó, Facebook là một mạng xã hội với hàng tỉ người dùng, có hệ sinh thái rộng lớn với hàng triệu người bán hàng qua mạng, doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trên mạng xã hội này. Việc Facebook tạo ra Global Coin, tiền kỹ thuật số sẽ có cơ hội thành công, có nơi để đồng tiền này hoạt động. Đây là xu thế tất yếu và đồng tiền của Facebook nếu được phát hành sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Theo TS Huỳnh Trung Minh, Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới nhưng không dựa trên nền tảng thực tế nào mà chỉ dựa trên công nghệ blockchain, các thuật toán máy tính…, trong khi Facebook là mạng xã hội ảo mà thực, rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, phát triển thông qua Facebook.
“Nếu mạng xã hội này tạo ra đồng tiền kỹ thuật số sẽ cạnh tranh trực tiếp với hệ thống tài chính ngân hàng, các đồng tiền điện tử khác và cả những công ty fintech” – ông Minh phân tích thêm.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng hiện nay các loại tiền kỹ thuật số, tiền ảo vẫn chưa được công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Riêng việc Facebook có kế hoạch phát hành tiền kỹ thuật số, vị này cho biết đang tìm hiểu về tính năng, phạm vi phát hành… rồi mới có định hướng. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nghiên cứu về các loại tiền kỹ thuật số, tiền ảo.
“Khái niệm tiền điện tử (e-money) biểu hiện như thẻ trả trước, ví điện tử hoặc mobile money là hợp pháp, được phép thanh toán ở Việt Nam và nhiều quốc gia cũng dùng khái niệm này. Trong khi các loại tiền kỹ thuật số, tiền ảo thì chưa được phép thanh toán ở Việt Nam” – vị này nhấn mạnh.
Thái Phương
Theo nld.com.vn
Thanh toán qua điện thoại di động tăng chóng mặt, lên tới 98%
Tính đến hết quý I/2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt hơn 76 triệu giao dịch (tăng 97,75% so với cùng kỳ năm 2018), với giá trị giao dịch hơn 924 nghìn tỷ đồng (tăng 232,3% so với cùng kỳ năm 2018).
Thanh toán qua điện thoại di động tăng chóng mặt tới 98%. Ảnh minh họa Internet
Theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 6 tháng đầu năm 2019 trong lĩnh vực thanh toán, bên cạnh hoàn thiện cơ sở pháp lý, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán, tăng cường công tác an ninh, bảo mật, đảm bảm quyền lợi của khách hàng, cũng như triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Nhờ đó, TTKDTM tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 64.160 nghìn giao dịch tương ứng với gần 35.728 nghìn tỷ đồng, (tăng khoảng 23,23% về số lượng giao dịch và tăng 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái).
Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM tiếp tục được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Đến 31/3/2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 18,45% so với cùng kỳ năm 2018, với tổng giá trị giao dịch tăng 18,82% so với cùng kỳ năm 2018; Nhiều tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ; đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ.
Về kết quả thanh toán điện tử qua Internet và điện thoại di động đến hết tháng 3/2019, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho biết, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet đạt hơn 101 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 4.581 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 65,81% và 13,46% so với cùng kỳ năm 2018). Số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt hơn 76 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch hơn 924 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 97,75% và 232,3% so với cùng kỳ năm 2018). Các ngân hàng đã đưa các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán, đẩy mạnh các hình thức thanh toán hiện đại, an toàn, tiện lợi, được người tiêu dùng đón nhận tích cực. TTKDTM cũng trong khu vực công không ngừng được thúc đẩy và mở rộng.
Định hướng 6 tháng cuối năm 2019, NHNN tiếp tục đẩy mạnh phát triển TTKDTM, xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia. Đồng thời, giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, tăng cường công tác an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn bảo mật thanh toán theo chuẩn quốc tế. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các công ty Fintech, tiếp tục triển khai các mô hình thanh toán tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc xây dựng và triển khai Chiến lược Quốc gia về Tài chính Toàn diện tại Việt Nam. NHNN tiếp tục thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán.
Theo ictnews.vn
Ngân hàng Nhà nước khuyến khích phát triển ngân hàng số Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng hợp tác với các công ty công nghệ tài chính tận dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để mang lại lợi ích cho các bên. Ngân hàng số là tương lại tất yếu của ngành ngân hàng. Ảnh minh họa: TTXVN Hệ thống tiền tệ, ngân hàng và...