Facebook, Google bất lực trước quảng cáo lừa đảo
Dù có đội ngũ kiểm duyệt lớn cùng sự hỗ trợ của AI, Facebook và Google vẫn thất bại trong việc kiểm soát quảng cáo lừa đảo, mạo danh.
Business Insider dẫn kết quả nghiên cứu của Anh cho thấy tỷ lệ lừa đảo trực tuyến tăng vọt trong năm 2020. Lợi dụng việc người dân phải ở nhà chống dịch Covid-19, nhiều bên đã chạy các chương trình quảng cáo giả để lừa người dùng.
“Facebook, Google đang thất bại trong việc chặn quảng cáo gian lận ngay trên nền tảng của họ, ngay cả khi được người dùng báo cáo”, Business Insider viết. Trước đó, Facebook từng đối mặt cáo buộc “tiếp cận lỏng lẻo” với những quảng cáo lừa đảo. Trong khi đó, tội phạm mạng thậm chí có thể chạy một chiến dịch quảng cáo mới trên Google chỉ sau vài giờ bị xử lý.
Lượng quảng cáo lừa đảo trên Facebook, Google tăng đột biến trong Covid-19.
Theo nghiên cứu trên 2.000 người trưởng thành ở Anh, có 34% người dùng nói quảng cáo lừa đảo trên Google tiếp tục tồn tại ngay cả khi họ đã gửi báo cáo. Con số này trên nền tảng Facebook là 26%.
Ví dụ, kẻ lừa đảo đã lợi dụng danh tiếng của nhà bán lẻ giày lâu đời ở nước Anh như Clarks, Russell và Bromley để chạy các quảng cáo giả về chiến dịch giảm giá. Một nạn nhân cho biết cô đã trả 86 bảng Anh (2,7 triệu đồng) cho một đôi giày nhưng lại nhận được một cặp kính râm rẻ tiền.
Video đang HOT
Adam French, chuyên gia về quyền người tiêu dùng tại Which?, nói: “Nghiên cứu cho thấy cả Facebook và Google đều khiến người dùng của họ phải đối mặt với những trò gian lận một cách đáng lo ngại”. Ông cho rằng các nền tảng trực tuyến phải có trách nhiệm pháp lý để xác định, xóa và ngăn chặn nội dung giả mạo và gian lận trên các trang web của họ.
“Trong trường hợp các trò gian lận vượt quá quy định trong Dự luật An toàn Trực tuyến, chính phủ cần hành động ngay bây giờ”, French nói. Theo dự luật, các công ty công nghệ cho phép người dùng đăng các quảng cáo trực tuyến lừa đảo có thể bị phạt đến 18 triệu bảng Anh (576 tỷ đồng) hoặc 10% doanh thu hàng năm nếu không xoá được các nội dung “có hại”.
Người phát ngôn của Facebook cho biết hoạt động gian lận “không được phép” diễn ra trên nền tảng của họ và nền tảng này đã hành động chống lại một số trang lừa đảo được báo cáo.
“Đội ngũ 35.000 chuyên gia an toàn và bảo mật mạnh mẽ của chúng tôi làm việc cùng AI tinh vi để chủ động xác định và xóa nội dung này và chúng tôi kêu gọi mọi người báo cáo”, đại diện Facebook nói.
Người phát ngôn của Google cho biết trước đó công ty đã xóa hơn 3,1 tỷ quảng cáo lừa đảo do vi phạm chính sách của mình. “Chúng tôi hành động với các quảng cáo có khả năng xấu được báo cáo và những khiếu nại này luôn được xem xét thủ công”, phát ngôn của Google cho biết.
Lộ bằng chứng cho thấy Facebook và Google ngấm ngầm kiểm soát quảng cáo online
Tờ New York Times mới đây đã đưa tin về một thỏa thuận bí mật được Google dành cho Facebook, giúp hai ông lớn này kiểm soát thị trường quảng cáo trực tuyến đầy lợi nhuận.
Mọi chuyện bắt đầu cách đây 4 năm khi Facebook phát triển một phương thức mới để bán quảng cáo trực tuyến. Phương thức này có thể sẽ khiến sự bám trụ của Google trên thị trường bị nới lỏng. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, Facebook đã quyết định gia nhập nhóm các công ty hợp tác với Google.
Theo New York Times, thông tin liên quan đến thỏa thuận giữa Facebook và Google đã được biên tập lại khi được đưa vào một tập tài liệu do văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Texas phát hiện. Tập tài liệu này là một phần của vụ kiện chống độc quyền chống lại Google do 10 luật sư tiểu bang đệ trình.
Các giám đốc điều hành của 6 trong số 20 công ty nằm trong thỏa thuận với Google nói rằng, Facebook đã nhận được các điều khoản hào phóng hơn nhiều so với công ty của họ. Các giám đốc điều hành này đã giấu tên để tránh gặp phải vấn đề với Google và họ không biết rằng Facebook đã được trao những lợi thế mà công ty của họ không có. Trong khi đó, cả Google và Facebook đều cho biết, những giao dịch như thế này là điều bình thường trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số và không kìm hãm sự cạnh tranh.
Thỏa thuận làm dấy lên lo ngại về cấu trúc của các giao dịch được thực hiện trong thế giới công nghệ, đặc biệt là khi những lợi ích đặc biệt mà Google mang lại cho Facebook đều chưa từng được báo cáo cho đến nay. Ví dụ, tài liệu của tòa án tiết lộ rằng, Google đã cho Facebook 300 mili giây để đấu thầu quảng cáo. Điều này mang lại cho Facebook lợi thế lớn so với một số công ty đối tác của Google khi họ chỉ có 120 mili giây để đặt giá thầu.
Thỏa thuận của Google dành riêng cho Facebook mang lại cho mạng xã hội này nhiều lợi thế hơn so với các đối tác khác
Julie Tarallo McAlister, phát ngôn viên của Google, cho biết, đơn khiếu nại đã "trình bày sai thỏa thuận này vì nó liên quan đến nhiều khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh công nghệ quảng cáo của Google". Cô nói thêm rằng, Facebook chỉ là một trong số các công ty tham gia vào chương trình do Google dẫn dắt và Facebook cũng là đối tác với các công ty khác đang chạy các chương trình tương tự.
Người phát ngôn của Facebook, Christopher Sgro, nói rằng, các thỏa thuận tương tự như thỏa thuận giữa Facebook và Google "giúp tăng tính cạnh tranh trong các cuộc đấu giá quảng cáo" và "mọi gợi ý rằng những loại thỏa thuận này gây tổn hại đến cạnh tranh là vô căn cứ".
Bản thân Google cũng lo lắng rằng Facebook, một trong những nhà mua quảng cáo lớn nhất thế giới, sẽ cạnh tranh với Google trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số này. Hai ông lớn đã kết hợp và chiếm trọn hơn một nửa tổng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số vào năm 2019.
Sally Hubbard, cựu Bộ trưởng Tư pháp tại Văn phòng Chống độc quyền của New York tin rằng, Google và Facebook không cạnh tranh với nhau. Bà cho rằng, bằng cách hợp tác, cả hai thực sự đã củng cố sức mạnh độc quyền của nhau.
Nhiều bằng chứng cho thấy Google và Facebook bắt tay nhau để kiểm soát thị trường quảng cáo trực tuyến
Nói về độc quyền, Google và Facebook được cho là đã sắp xếp để Facebook giành được một tỷ lệ phần trăm đặt trước của các quảng cáo mà mạng xã hội này sẽ đặt giá thầu. Đơn khiếu nại có nội dung cho rằng, những người tham gia khác không biết, bất kể những người khác có thể đặt giá thầu cao đến mức nào, các bên đã đồng ý rằng giá thầu sẽ có lợi cho Facebook trong một số lần nhất định. Google đã đáp lại điều này bằng cách nói rằng, Facebook vẫn cần phải có giá thầu cao nhất để thắng một cuộc đấu giá.
Sau khi người dùng nhấn vào một liên kết trên một trang web, giá thầu cho không gian quảng cáo được đưa ra trong các cuộc trao đổi và giá thầu chiến thắng được chuyển đến máy chủ quảng cáo. Vì Google thống trị cả sàn giao dịch và máy chủ nên công ty thường nhận luôn công việc chạy quảng cáo. Để thoát khỏi quy trình của Google, một hệ thống đấu giá trực tiếp mang tên Header Bidding đã được phát triển. Các trang web tự mở đấu giá để thu hút nhiều sàn giao dịch cùng một lúc và đến năm 2016, quy trình này đã được 70% nhà phát hành sử dụng.
Google đã chống lại hệ thống này bằng tính năng đặt giá thầu mở Open Bidding của riêng mình. Gã khổng lồ tìm kiếm sẽ nhận được một khoản phí từ bên chiến thắng cho mỗi lần trúng thầu.
Thỏa thuận bí mật giữa Facebook và Google Facebook và Google là đối thủ lớn nhất của nhau trong mảng quảng cáo trực tuyến, nhưng theo hồ sơ tòa án, cả hai đã âm thầm bắt tay nhau. Năm 2017, Facebook tuyên bố đang thử nghiệm một phương thức bán quảng cáo trực tuyến mới, đe dọa sự thống trị của Google. Chưa đầy hai năm sau, họ quay ngoắt 180...