Facebook chấp nhận bồi thường để tránh kiện tụng vụ lộ dữ liệu người dùng
Công ty Meta (chủ của Facebook) đồng ý thỏa thuận về vụ kiện kéo dài trong đó họ bị đòi bồi thường do để bên thứ ba tiếp cận các dữ liệu cá nhân của người dùng.
Facebook thỏa thuận bồi thường vụ bê bối để bên thứ ba tiếp cận dữ liệu người dùng – Ảnh: REUTERS
Hãng tin AFP cho biết theo tài liệu đệ trình tại tòa án ở San Francisco vào cuối ngày 26-8 (giờ Mỹ), Meta cho biết đang đưa ra một bản dự thảo “thỏa thuận sơ bộ về nguyên tắc” và yêu cầu ngừng các thủ tục tố tụng trong 60 ngày để hoàn thiện dự thảo.
Meta không công bố các điều khoản cụ thể cũng như số tiền trong thỏa thuận.
Năm 2018, người dùng Facebook đã kiện công ty này sau khi biết mạng xã hội này đã vi phạm các quy định về quyền riêng tư của người dùng khi chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ với các bên thứ ba, trong đó có Cambridge Analytica, một công ty có liên hệ với chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donald Trump.
Video đang HOT
Dữ liệu của 87 triệu người dùng đã bị Facebook thu thập và chia sẻ mà không có sự đồng ý của họ.
Thông tin về thỏa thuận bồi thường của Meta đưa ra trong bối cảnh vào tháng 9 tới, nhà sáng lập Meta – ông Mark Zuckerberg và cựu giám đốc điều hành Sheryl Sandberg sẽ ra làm chứng trước tòa liên quan đến vụ bê bối dữ liệu này.
Công ty Cambridge Analytica (hiện đã đóng cửa) đã thu thập và khai thác dữ liệu cá nhân của 87 triệu người dùng Facebook nhờ được mạng xã hội này cấp quyền truy cập.
Các thông tin này được cho là được sử dụng để phát triển phần mềm theo hướng gây tác động để cử tri Mỹ ủng hộ ông Trump.
Năm 2019, chính quyền liên bang Mỹ đã phạt Facebook 5 tỉ USD vì gây hiểu lầm cho người dùng và buộc phải có giám sát độc lập với việc quản lý dữ liệu cá nhân của công ty.
Từ sau vụ bê bối Cambridge Analytica, Facebook đã xóa quyền tiếp cận dữ liệu của hàng nghìn ứng dụng bị nghi ngờ lạm dụng, hạn chế lượng thông tin có sẵn cho các nhà phát triển ứng dụng và cho phép người dùng dễ dàng chọn các hạn chế về chia sẻ dữ liệu cá nhân
VNPT Cloud giúp đẩy mạnh chuyển đổi số khối GOV
Từ việc tăng cường bảo mật dữ liệu đến hợp lý hóa hoạt động, ngày càng có nhiều cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương khám phá ra những lợi ích của việc sử dụng dịch vụ đám mây.
Trong số những dịch vụ đang được cung cấp trên thị trường, VNPT Cloud được nhiều đơn vị đánh giá là giải pháp đám mây ưu việt, đáp ứng tốt nhu cầu của các khách hàng khối Gov, phục vụ đắc lực nhu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Lợi ích của điện toán đám mây đối với các cơ quan nhà nước
Lợi ích đầu tiên là đảm bảo bảo mật đối với dữ liệu của các cơ quan chính quyền. Thực tế cho thấy, các hệ thống hạ tầng cũ rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng. Việc sử dụng đám mây cho phép các cơ quan tận dụng khoản đầu tư khổng lồ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây để bảo vệ cơ sở hạ tầng và an ninh của tổ chức mình. Các đơn vị có thể lựa chọn sử dụng đám mây công cộng hoặc đám mây riêng; hoặc kết hợp giữa đám mây riêng, đám mây công cộng và hệ thống lưu trữ nội bộ, tuỳ thuộc vào nhu cầu của mình.
Sử dụng điện toán đám mây còn cho phép nhân viên trong các cơ quan truy cập và làm việc ở mọi nơi trên mọi thiết bị, cũng như đơn giản hóa sự hợp tác giữa các nhân viên và giữa các cơ quan chính phủ. Hiệu quả thể hiện ở việc tài liệu được chia sẻ dễ dàng hơn, giảm bớt các kho trữ thông tin và việc chuyển đổi sang làm việc từ xa được thực hiện nhanh chóng hơn. Điều này có thể thấy rõ trong thời gian diễn biến của dịch bệnh Covid-19, khi nhiều tổ chức buộc phải làm việc từ xa. Đồng thời, điện toán đám mây cho phép chính quyền địa phương hoạt động linh hoạt hơn để đáp ứng những thay đổi thường xuyên, tăng và giảm quy mô trong thời gian thực, qua đó tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, dịch vụ lưu trữ và điện toán đám mây có thể hỗ trợ đáng kể cho các chính quyền địa phương trong việc đảm bảm hoạt động liên tục và khắc phục thảm họa, bảo vệ dữ liệu khỏi các sự cố nghiêm trọng như mất điện hay các cuộc tấn công mạng.
VNPT Cloud cung cấp nền tảng hạ tầng số toàn diện
Là một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, có vai trò quan trọng trong dẫn dắt chuyển đổi số tại Việt Nam, đặc biệt với việc đồng hành cùng Chính phủ xây dựng nhiều hệ thống lớn của quốc gia như hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia, trục liên thông văn bản quốc gia, hệ thống CSDL quốc gia về dân cư..., VNPT đã chứng minh được năng lực cũng như chất lượng dịch vụ số, đặc biệt là dịch vụ điện toán đám mây của mình.
VNPT Cloud là dịch vụ cung cấp hạ tầng CNTT trên nền tảng điện toán đám mây, có khả năng cung cấp hệ thống máy chủ ảo hóa cho tất cả các khách hàng khối chính quyền, từ trung ương đến địa phương. Khách hàng có thể thuê đơn lẻ các máy chủ ảo cho đến một vùng tài nguyên, quy hoạch, cài đặt ứng dụng và sử dụng theo mục tiêu của tổ chức mình.
Dịch vụ được kế thừa những công nghệ hàng đầu trên thế giới, trong đó có nền tảng OpenSack (là nền tảng đang được hơn 500 công ty công nghệ lớn trên thế giới chung tay phát triển như: NASA, IBM, CISCO, Rackspace ... và được tin dùng bởi các công ty công nghệ khác như: Ebay, NTT Japan, Yahoo). Với việc ưu tiên phát triển công nghệ, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, VNPT Cloud hiện đang được nhiều cơ quan, ban ngành trong nước tin tưởng và lựa chọn sử dụng là nền tảng hạ tầng số cho việc phát triển các ứng dụng.
Bằng ưu thế về giải pháp công nghệ cũng như kinh nghiệm triển khai các dự án lớn cấp quốc gia... VNPT Cloud được đánh giá là giải pháp điện toán đám mây toàn diện nhất dành cho các tổ chức- doanh nghiệp, mang đến sự thuận tiện, an toàn và hiệu quả, phục vụ đắc lực nhu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Thông tin chi tiết về dịch vụ, Quý Khách hàng xem tại website: https://smartcloud.vn, hoặc https://bit.ly/VNPT-SMARTCLOUD; hotline 24/7: 18001260.
Bộ GD&ĐT phân tích dữ liệu số tìm lý do nhiều thí sinh không đăng ký xét tuyển Bộ GD&ĐT vừa thông tin về kết quả phân tích trên cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2022 nhưng sau đó không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống. Bộ GD&ĐT cho biết, số liệu thống kê cho thấy, năm 2020, số lượng thí sinh...