FA mâu thuẫn FIFA đưa nhau ra tòa: Chỉ vì giúp Chelsea “vượt rào”
Liên đoàn bóng đá Anh (FA) cũng bị phạt tiền trong vụ việc Chelsea bị cấm chuyển nhượng và họ đang khiếu nại lên tận Tòa án trọng tài thể thao quốc tế ( CAS).
Hồi tháng 2/2019, Chelsea bất ngờ nhận lệnh cấm từ liên đoàn bóng đá thế giới ( FIFA) trong 2 kỳ chuyển nhượng liên tiếp do những sai phạm liên quan tới mua bán cầu thủ trẻ. Sự việc bắt đầu từ cái tên Bertrand Traore.
Chelsea bị cấm chuyển nhượng sau khi phi vụ Bertrand Traore bị phanh phui
Theo luật của FIFA, một cầu thủ dưới 18 tuổi chỉ có thể được chơi bóng quốc tế trong 3 trường hợp: (1) bố mẹ cầu thủ này chuyển đến sống ở đất nước nơi mà đội bóng chủ quản đóng quân với những lý do không liên quan đến bóng đá, (2) cầu thủ và đội bóng chủ quản cùng thuộc EU và (3) cầu thủ sống trong bán kính 100km tính từ nơi đội bóng chủ quản đóng quân.
Tuy nhiên, Traore không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào nói trên. Chelsea đương nhiên hiểu điều này nhưng vẫn cố tình ký hợp đồng với cầu thủ này khi mới 16 tuổi và “lách luật” bằng cách chỉ công bố sau đó 2 năm. Cụ thể, Chelsea đã đồng ý trả cho mẹ của Traore số tiền 154.000 bảng để chiêu mộ anh này từ AJE Bobo-Dioulasso, trong đó có 13.000 bảng dành cho CLB địa phương kia. Sau đó, Traore còn được cho là đã sống 2 năm ở Wimbledon và theo học ở trường tư Whitgift với mức học phí 20.000 bảng/năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chiêu trò này không qua mắt được FIFA và ban điều tra đã có được những chứng cứ cực kỳ thuyết phục. Không những vậy, họ còn phanh phui thêm được hơn 20 vụ chuyển nhượng vi phạm tương tự của “The Blues”.
FIFA quyết định phạt cả liên đoàn bóng đá Anh (FA) vì những sai phạm của Chelsea
Liên đoàn bóng đá Anh (FA) cũng bị vạ lây trong vụ việc này khi bị phạt 510.000 Franc Thụy Sĩ theo luật định. Tuy nhiên, hình phạt này đã được giảm sau đó với sự kháng cáo tới từ cả Chelsea lẫn FA.
Đội bóng thành London được giảm án xuống còn bị cấm 1 kỳ chuyển nhượng (mùa hè 2019) và đã được mua bán cầu thủ trở lại vào tháng 1/2020. Bên cạnh đó, hình phạt FA phải nhận cũng giảm xuống còn 350.000 Franc Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, theo tin mới nhất từ Daily Mail thì liên đoàn bóng đá Anh vẫn chưa hài lòng với hình phạt này. Họ đã nộp đơn khiếu nại lên Tòa án trọng tài thể thao quốc tế (CAS) để xóa án phạt với mình. Vụ việc này sẽ được xét xử vào ngày 26/6 tới đây.
Liên đoàn bóng đá Anh trước đó cũng đã có 6 tháng chuẩn bị để giải trình về vai trò của mình trong những vụ chuyển nhượng cầu thủ quốc tế dưới 18 tuổi. Mặc dù kháng cáo nhưng FA vẫn tuyên bố sẵn sàng hợp tác với FIFA và Chelsea để làm sáng tỏ tất cả mọi việc.
MU đón tin xấu về suất được đá Cúp C1, Man City mừng lớn
Man City bị UEFA cấm dự cúp châu Âu 2 mùa giải nhưng sang mùa sau họ có thể đòi lại suất dự Cúp C1 chỉ vài ngày trước khi giải đấu khởi tranh.
Trong lúc Premier League đang bàn về việc tổ chức đá tiếp như thế nào thì có một chủ để được Man City, Chelsea, MU và các đội cạnh tranh vị trí thứ 4 rất quan tâm. Đó là suất Champions League sẽ được giải quyết thế nào trong trường hợp Man City phải thi hành mức án bị cấm dự cúp châu Âu.
Man City đang bị UEFA cấm dự cúp châu Âu 2 mùa vì nhập nhèm tài chính
Man City đã bị UEFA cấm dự Cúp châu Âu 2 năm do vi phạm luật tài chính của UEFA và bên cạnh đó còn tỏ thái độ bất hợp tác với tổ chức này. Do đó mà mặc dù City hiện đang đứng thứ 2 trên BXH Premier League, cuối mùa giải nếu họ về đích trong top 4 hay vô địch Champions League thì mùa sau họ cũng sẽ không được dự, và suất dự giải sẽ được chuyển cho đội xếp thứ 5, hiện tại đang là MU.
Tình hình tất nhiên không đơn giản như thế khi Man City tuyên bố họ sẽ kháng cáo bằng cách đưa vụ việc lên Tòa án trọng tài thể thao quốc tế (CAS). Mặc dù cơ hội kháng cáo của Man City là chưa rõ ràng, nhưng ít nhất City cũng sẽ làm được một việc là buộc án phạt của UEFA bị trì hoãn thi hành, qua đó cho phép họ tiếp tục đá cúp châu Âu mùa 2020/21 cho tới khi CAS có phán quyết về án phạt của UEFA.
Vấn đề là dịch Covid-19 khiến không chỉ bóng đá châu Âu tạm ngừng mà CAS cũng không làm việc và do đó đơn kháng cáo của Man City chưa được xem xét. Nếu mùa giải 2020/21 bắt đầu mà CAS vẫn chưa động đậy thì Man City sẽ phải thụ án và như đã đề cập, suất dự Champions League sẽ chuyển sang đội xếp thứ 5.
MU đứng thứ 5 có thể được dự Champions League mùa sau, nhưng cũng có thể bị tước lấy suất dự giải ngay trước khi mùa bóng bắt đầu
Nhưng mới đây ESPN cho biết Man City có cơ hội rất lớn để trì hoãn án phạt của UEFA. Dịch Covid-19 khiến CAS không chấp đơn nhưng phía UEFA cũng bị ảnh hưởng do họ chưa thể lên kế hoạch tổ chức các giải cúp châu Âu của mùa giải sau, và nếu Champions League 2020/21 được lên lịch ở thời điểm nào được cho là an toàn nhất, nhiều khả năng khi đó CAS cũng sẽ hoạt động trở lại và nhận đơn của Man City, tức tự động án phạt của UEFA bị tạm đình chỉ thi hành.
Thậm chí theo phóng viên Dale Johnson của ESPN cho biết, có khả năng UEFA không đề ra được kế hoạch tổ chức các giải cúp châu Âu một cách an toàn và do đó các giải đấu có thể phải "đắp chiếu" mùa sau. Trong trường hợp đó Man City có thừa thì giờ để cung cấp đầy đủ bằng chứng để khiếu nại với CAS, bởi sự trở lại của CAS không phụ thuộc vào lịch các giải cúp châu Âu hay thậm chí bóng đá nói chung, họ có thể làm việc tiếp sớm hơn sự trở lại của các giải thể thao quốc tế.
Theo ước tính của Dale Johnson, CAS có thể bắt đầu nhận đơn khiếu nại trở lại vào cuối tháng 9 tới, vài ngày trước khi các đội bóng Anh bắt đầu đá Champions League & Europa League mùa sau. Chỉ cần CAS đồng ý xem xét đơn khiếu nại là đủ cho Man City được tự động lấy lại suất đá Champions League mùa tới từ tay MU, Chelsea hay bất cứ đội nào về đích Ngoại hạng Anh mùa này ở vị trí thứ 5, và kiểu làm việc này của CAS đã có nhiều tiền lệ trước đây.
Ngoại hạng Anh đá tiếp sẽ bỏ VAR, MU cay đắng mất "thần hộ mệnh" FIFA vừa có động thái quan trọng về việc thông qua đề nghị hủy bỏ công nghệ VAR của ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh. Theo kế hoạch đưa bóng đá trở lại tại châu Âu, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA vừa có động thái "bật đèn xanh" để ban tổ chức Premier League ngừng sử dụng công nghệ VAR....