FA-50-Ứng cử viên thay thế cho MiG-21
Sự nghỉ hưu của huyền thoại MiG-21 trong không quân Việt Nam đặt ra lỗ hổng lớn trong không quân, và việc thay thế MiG-21 đang đặt ra nhiều cơ hội cho các ứng cử viên. Trong số những ứng cử viên thì FA-50 của Hàn Quốc cũng là một cái tên đáng quan tâm. FA-50 là biến thể hiện đại hóa và nâng cấp từ chiến đấu cơ huấn luyện T-50 Golden Eagle-một máy bay được phát triển bởi Korean Aerospace Industries cùng với sự hợp tác củaLockheed Martin. Đây là chiến đấu cơ phát triển trên nền tảng của tiêm kích hạng nhẹ nổi tiếng F-16.
FA-50 Golden Eagle một động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 với hệ thống điều khiển động cơ số hoàn toàn tự động (FADEC). Động cơ có ba tầng quạt, bảy trục xếp tầng, và thùng chứa nhiên liệu đốt phụ. Máy bay có thể tuần tra ở tốc độ Mach 1.05, và lực đẩy cực đại khi đốt nhiên liệu lần hai là 78.7 kN, và có tốc độ tối đa là Mach 1.4.
Giá thành của một chiếc T-50 Golden Eagle dao động từ 25 đến 30 triệu USD, đây được coi là mức giá khá dễ chịu cho một loại tiêm kích hạng nhẹ, vừa có khả năng đảm bảo khả năng phòng thủ vừa đủ, lại có thể trang bị với số lượng lớn. Loại chiến đấu cơ này đạt tốc độ tới đa lên đến gấp rưỡi vận tốc âm thanh (khoảng 1.800 km/giờ) và có tầm bay đến 1.800 km.
Theo Yonhap, với việc chế tạo thành công chiếc TA-50 đã giúp Hàn Quốc trở thành nước thứ 24 trên thế giới sản xuất được máy bay siêu thanh, và hiện giờ Hàn Quốc đang đưa loại máy bay này trở thành một mặt hàng xuất khẩu chiến lược.
Ngày 20.6.2012 các với việc Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông, các giới chức không quân của Philippines đã khẳng định, Manila sẽ mua 12 chiếc T-50 từ Hàn Quốc. Trước đó Indonesia cũng mua 16 chiếc máy bay loại này.
Video đang HOT
Cùng xem thông số của loại chiến đấu cơ này qua inforgraphic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
[Infographic] MiG-29K Tiêm kích thay thế cho huyền thoại Su-33 trên đại dương
Mikoyan MiG-29K tuy nhỏ hơn đã chứng tỏ là tốt hơn người tiền nhiệm Su-33 trong biến chế hải quân Nga.
Nga đã bán phiên bản MiG-29K cho hải quân Ấn Độ. Chiếc MiG-29K hiện đại, phức tạp và khác xa so với bản gốc MiG-29 Fulcrum ở tầm hoạt động, ở giao diện điều khiển của phi công, thuộc loại "khó nhằn" nhất khi không chiến trong tầm nhìn.
Su-33 được đánh giá là trội hơn so với Mig-29K, nhưng bù lại Mig-29K lại có khá nhiều điểm cộng, như việc được trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn. Điều này cực kỳ quan trọng trong tác chiến hiện đại.
Không những thế, Mig-29K là một chiếc tiêm kích đa năng chứ không phải đơn thuần là đánh chặn như Su-33. Thế nên, Mig-29K có thể tham gia các hoạt động như tấn công tàu chiến, đánh chặn phòng thủ trên không, bảo vệ hạm đội và tấn công mặt đất bằng các loại vũ khí chính xác.
Mikoyan MiG-29K có thời gian phát triển khá dài, bắt đầu từ cuối những năm 1980 và bay thử vào năm 1991, sau đó nó đã phải nhường chỗ cho mẫu Su-27K (Su-33) trong biên chế hải quân Nga lúc đó. Tuy nhiên phòng thiết kế Mikoyan vẫn không ngừng phát triển MiG-29K dẫu gặp muôn vàn khó khăn, và cuối cùng họ cũng thành công.
Ấn Độ đã trang bị và sắp tới là Nga cũng sẽ thay thế mẫu Su-33 bằng loại tiêm kích này.
Mẫu sản xuất MiG-29K hiện nay khác với mẫu MiG-29K sản xuất năm 1991 ở các đặc tính trang bị kỹ thuật như: 1 radar đa năng mới, có tên gọi là Zhuk-ME; buồng lái với các màn hình màu đa năng và sử dụng HOTAS (hands-on-throttle-and-stick); các tên lửa không đối không RVV-AE; R-27ER/ET; tên lửa chống radar và chống tàu; cũng như các vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác. Ấn Độ đã trả 730 triệu USD cho việc phát triển và chuyển giao 16 chiếc MiG-29, trong khi 24 chiếc khác giao cho phi đội của Nga sẽ có giá khoảng 1 tỉ USD. MiG-29 được đánh giá nằm trong nhóm các tiêm kích hạm tốt nhất thế giới.
Cùng theo dõi thông số máy bay tiêm kích hạm MiG-29K qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ đã có hai ứng cử viên thay thế tổng thống Ukraine? Theo giáo sư sử học Mỹ Stephen Cohen, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko là một nhà lãnh đạo yếu tới mức khó tin. Ông đã tạo ra những ảnh hưởng nước ngoài và không thể bảo vệ được lập trường riêng của mình. Theo Sputnik News (Nga), lời nhận xét này được đưa ra sau cuộc gặp ba bên mới đây ở Berlin...