F1 của bệnh nhân 1553 ở Hà Tĩnh âm tính với nCoV
Cô gái 28 tuổi làm việc ở Cảng vụ Vân Đồn (Quảng Ninh) từng tiếp xúc với bệnh nhân 1553 trước khi về quê ở Hà Tĩnh có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh (CDC Hà Tĩnh) hôm 28/1 đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 đối với L.T.B.N. (28 tuổi, trú xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn). Chị này làm việc ở Cảng vụ Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, là F1 với ca bệnh 1553.
Cô gái 28 tuổi đang được cách ly theo dõi tại khu cách ly đóng ở xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn.
Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh cũng triển khai khẩn công tác phòng, chống dịch Covid-19 và truy vết những người là F2, F3 với cô gái 28 tuổi có lịch di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.
CDC Hà Tĩnh kiểm tra mẫu xét nghiệm của F1 ở huyện Hương Sơn. Ảnh: T.D.
Ngày 21/1, N. ăn sáng cùng ca bệnh 1553 tại một nhà hàng ở Quảng Ninh. 18h20 ngày 24/1, cô bắt xe khách về Hà Tĩnh, sau đó đi xe buýt từ thị xã Hồng Lĩnh về nhà ở xã Quang Diệm (huyện Hương Sơn) rạng sáng 25/1. 6h50 đến 10h30 cùng ngày, cô ở nhà, mua thức ăn tại quán ăn trong thôn.
Trưa 26/1 đến 8h ngày 27/1, cô cùng anh trai đến nhà người quen ở xã Kim Hoa, ghé cửa hàng ở thị trấn Phố Châu mua đồ chơi cho cháu và đến xã Sơn Giang (huyện Hương Sơn) có việc riêng. Trưa cùng ngày, cô gái bắt xe buýt từ huyện Hương Sơn ra TP Vinh (Nghệ An) gặp cháu gái rồi đến làm tóc ở một cửa hàng trước khi bắt xe buýt về nhà.
Video đang HOT
Đến sáng 28/1, cô được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm nCoV và cho kết quả âm tính lần 1. Đến nay cô không ho, sốt hay biểu hiện bất thường. Tính đến chiều 28/1, tại Hương Sơn đã điều tra xác định 19 trường hợp F2 tiếp xúc với F1. Tất cả các trường hợp đã được giám sát, cách ly tại nhà.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh đã đề nghị các địa phương, cơ sở khám chữa bệnh kiểm soát người dân đi về từ Hải Dương, Quảng Ninh. Những người đi khám chữa bệnh phải khai báo y tế, nếu thấy nghi ngờ cần lấy mẫu xét nghiệm nCoV.
Cùng ngày, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, cho biết sau khi phát hiện trường hợp F1 ở Hà Tĩnh có lịch trình di chuyển và đến một số nơi ở TP Vinh, đơn vị đã cùng lực lượng chức năng điều tra xác định 9 trường hợp F2 tiếp xúc với F1 và 25 trường hợp F3.
Tất cả các trường hợp đã được giám sát, cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm nCov. Các địa điểm mà F1 ghé qua tại TP Vinh cũng được phong tỏa, phun hóa chất.
00:01/01:10
Phong tỏa thôn bệnh nhân 1552 sinh sống .Tại khu vực sinh sống của bệnh nhân 1552 (thôn Kim Điền, TP Chí Linh, Hải Dương), cơ quan chức năng lập 13 chốt kiểm soát, yêu cầu 900 người không ra ngoài.
Thăm hỏi, động viên và hỗ trợ đồng bào vùng lũ
Ngày 20-10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác T.Ư đã đi thị sát tình hình và thăm hỏi, động viên đồng bào vùng lũ Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Trước tình hình diễn biến mưa lũ còn phức tạp, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó mưa lũ. Các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; tổ chức giám sát, vận hành an toàn hồ đập...
Phụ huynh đưa xe ủi đến giúp Trường tiểu học - THCS Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) dọn bùn sau lũ. Ảnh: LÂM QUANG HUY
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến kiểm tra công tác ứng phó mưa lũ và thăm, động viên người dân vùng lũ Quảng Bình. Trực tiếp kiểm tra công tác phòng, chống lũ lụt tại thị xã Ba Đồn, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục huy động các lực lượng để ứng cứu người dân tại các vùng bị ngập sâu; tập trung tối đa mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân, không để ai bị thiếu đói, thiếu nước sạch, thuốc men điều trị.
Ngày 20-10, Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã đến thăm, tặng quà, động viên các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại nặng do lũ lụt gây ra tại các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Trị.
Cùng ngày, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Thượng tướng Đỗ Căn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng); Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4, cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã gặp mặt, thăm hỏi, chia sẻ, động viên và hỗ trợ 22 gia đình có con em là cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 hy sinh sau sự cố lở núi vào 1 giờ ngày 18-10. Thượng tướng Đỗ Căn thay mặt Bộ Quốc phòng đã chia sẻ những mất mát, đau thương đối với các gia đình cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, sáng 20-10, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão (có tên quốc tế là Saudel). Dự báo, 19 giờ ngày 21-10, vị trí tâm bão ở khoảng 16,2 độ vĩ bắc; 117,2 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (60-90 km/giờ), giật cấp 11. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,5 đến 18,5 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 115,0 đến 120,0 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm lại theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 22-10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,2 độ vĩ bắc; 115,5 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (90 đến 115 km/giờ), giật cấp 13.
* Ngày 20-10, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (PCTT) - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) có Công điện số 30/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Quảng Nam; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các bộ, ngành, yêu cầu chủ động ứng phó bão Saudel (bão số 8). Theo đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền chủ động phòng tránh.
* Sáng 20-10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT tổ chức cuộc họp ứng phó mưa lũ, bão số 8. Theo đó, yêu cầu các địa phương cần sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ bởi bão số 8 là cơn bão mạnh khi vào Biển Đông với sức gió có thể giật cấp 11, cấp 12, sau đó kết hợp với không khí lạnh. Từ nay tới ngày 23-10, không loại trừ bão có khả năng tăng cấp trên quần đảo Trường Sa.
* Từ ngày 19-10 đến sáng 20-10, tại tỉnh Hà Tĩnh đã có mưa đặc biệt lớn, lượng mưa đo được tại Kỳ Thượng lên đến 797 mm. Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, tính đến ngày 20-10, lũ trên các con sông lớn trên địa bàn đang xuống chậm, hồ Kẻ Gỗ giảm mức xả tràn xuống dưới 500 m3/giây. Tuy nhiên, tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng thấp, các khu đô thị ở Hà Tĩnh. Hà Tĩnh có 90 xã bị ngập với 31.000 hộ và 105.373 người. Trong đó những địa phương bị ngập nặng như huyện Cẩm Xuyên 19 xã; huyện Thạch Hà 17 xã; TP Hà Tĩnh 14 xã, phường và huyện Lộc Hà 11 xã... Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, các địa phương đã tổ chức sơ tán 13.848 hộ với 41.075 người, trong đó nhiều nhất là tại huyện Cẩm Xuyên. Ngày 20-10, sau khi thủy triều rút, đoạn đê biển (thuộc đê Tả Nghèn), đoạn đi qua thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc bị sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 45 m. Ngay sau khi phát hiện sự cố, huyện Lộc Hà đã huy động phương tiện, lưới B40 và hàng nghìn mét khối đất đá, vật liệu khẩn trương khắc phục sự cố trước khi triều cường, mưa lớn trở lại.
* Từ ngày 19-10 đến sáng 20-10, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có mưa to đến rất to, tại Ba Đồn, lượng mưa lên đến 665 mm. Mưa lũ khiến hơn 100.000 ngôi nhà bị ngập, hàng trăm xã, thôn, bản bị nước lũ bủa vây. Ngoài các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, nước sông Gianh đang lên mức báo động 3 cũng khiến hàng chục nghìn ngôi nhà ở các xã vùng Nam thị xã Ba Đồn, các xã thuộc huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa bị ngập sâu. Tại huyện Minh Hóa, mưa lớn những ngày qua khiến nhiều xã, thôn, bản bị nước lũ chia cắt. Đáng chú ý, nước lũ tại vùng rốn lũ Tân Hóa đã vượt mức lịch sử năm 2010 từ 1 đến 2 m; hơn 700 hộ dân ngập sâu trong nước. Tại các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, vùng chia cắt bắt đầu lan rộng. Tại các xã vùng Nam thị xã Ba Đồn, đến sáng 20-10, mực nước đang dâng lên khiến hơn 30.000 ngôi nhà bị ngập sâu. Tỉnh Quảng Bình đã thiết lập mạng lưới phân phối lương thực, thực phẩm đến với người dân vùng ngập lũ lụt nặng tại hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Với các địa phương khác như vùng Nam thị xã Ba Đồn và các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, mạng lưới phân phối lương thực sẽ được triển khai sớm... Chiều 20-10, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình cho biết, quốc lộ 1A qua tỉnh đi theo đường tránh BOT (tại huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh) và đường tránh thành phố Đồng Hới đã cơ bản thông tuyến.
* Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, tính đến hết ngày 19-10 có 177.921 hộ dân tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị ngập. Tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đã sơ tán 52.115 hộ với 90.953 người. Tại Quảng Bình đã tổ chức sơ tán 22.979 hộ. Tính đến 18 giờ ngày 20-10, mưa lũ đã làm 106 người chết; 27 người mất tích; 16 tuyến quốc lộ, 163.150 m đường quốc lộ, 161.880 m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng; 6.989 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 5.876 con gia súc, 685.225 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Theo thông tin từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Giao thông vận tải tỉnh đã được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp lực lượng công binh thực hiện phá nổ tảng đá lớn nặng khoảng 20 tấn do sạt lở đang án ngữ trên đường 71 và triển khai các phương án thông tuyến lên Rào Trăng 4 để cơ động lên Rào Trăng 3, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.
Ngày 20-10, tại thành phố Huế, 350 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 kết hợp lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên Huế ra quân giúp nhân dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả lũ lụt; tập trung giúp đỡ các trường mầm non, tiểu học để học sinh trở lại học tập nhanh nhất.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Kon Tum, tính đến sáng 20-10, toàn tỉnh đã có ba người chết do ảnh hưởng của mưa lũ. Trong đó, trường hợp mới nhất là em Lê Phú Quốc, sinh năm 2007, trú thôn 5, xã Chư Reng, thành phố Kon Tum chết do đuối nước.
Tại Nam Định, do ảnh hưởng của triều cường kết hợp sóng to, gió lớn, một số đoạn bờ kè khu du lịch biển Thịnh Long đã bị sạt, sụt, gây ảnh hưởng cuộc sống của người dân trong khu vực. Cụ thể, 640 m đường bê-tông, mái kè đã bị sập. Một đoạn tường chắn sóng dài 80 m cũng bị sập hoàn toàn. Phần chân khay bờ kè dài 700 m bị sóng đánh bật bê-tông, đổ chân kè. Huyện đã tập trung huy động nhân lực, máy móc xử lý.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng đến sáng 20-10, triều cường đã gây sạt lở và tràn hơn 15.000 m đê bao tại huyện Cù Lao Dung, đã làm ngập 165 căn nhà dân, 15,8 ha ao tôm, 9 ha ao nuôi cá; ngập úng 250,5 ha mía, 78 ha cây ăn trái. Chính quyền đang huy động lực lượng gia cố các tuyến đê bao bị vỡ.
Tại Bạc Liêu, từ ngày 17 đến 20-10, triều cường, nước biển dâng cao đã làm ngập cục bộ trên diện rộng; trong đó, nhiều đoạn đường trên tuyến quốc lộ 1A, nước tràn qua đường khiến phương tiện giao thông qua lại gặp khó khăn. Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, tính đến ngày 20-10, mưa kèm theo lốc xoáy đã làm ngập úng, đổ ngã hơn 17.000 ha lúa thu đông; sập ba căn nhà.
Hàng trăm ngàn hộ dân ở Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình vẫn chìm trong nước lũ Tính đến cuối ngày 20/10, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế vẫn còn hơn 185.000 hộ dân bị ngập. 106 người chết và 27 người mất tích do mưa lũ trong 2 tuần qua Tối 20/10, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai có báo cáo cập nhật về tình hình thiệt hại do...