F0 xuất viện ở TP HCM đạt kỷ lục
5.196 người tại các bệnh viện Covid-19 xuất viện hôm 7/9 – nhiều nhất trong ngày từ trước đến nay, nâng tổng số điều trị khỏi trong năm lên 133.592, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật.
Thời gian qua, trung bình mỗi ngày có 2.000-3.000 người xuất viện, riêng hôm 28/7 có 4.678 người và 3/9 là 4.172 người. Trong số người xuất viện, rất nhiều trường hợp từng rơi vào tình trạng nặng, nguy kịch, tưởng khó qua khỏi.
Nâng công suất, hiệu quả điều trị tại các bệnh viện là một trong hai mũi chiến lược tại TP HCM trong thời gian qua. Mũi điều trị còn lại là tăng cường cách ly, theo dõi F0 tại nhà.
Họp báo chiều 7/9, Phó Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM Phạm Đức Hải cho biết, chiến lược tập trung hơn cho công tác điều trị ở tuyến cơ sở, tăng cường chăm sóc F0 tại nhà, giúp điều trị kịp thời các F0 mới phát hiện, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Chiến lược này đã giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung và các bệnh viện dã chiến, đồng thời giúp giảm sang chấn tâm lý cho người bệnh, góp phần nhanh chóng hồi phục và xuất viện.
Tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, đơn vị tuyến cuối tiếp nhận F0 nặng, nguy kịch do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách, sau 55 ngày hoạt động đã có 496 bệnh nhân được xuất viện, 749 người chuyển viện, 2.091 bệnh nhân chuyển độ nặng sang mức độ nhẹ hơn. Tính đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 2.600 F0, số giường có bệnh nhân hàng ngày khoảng 700, trong đó khoảng 400 bệnh nhân nặng.
Tiếp Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên sáng 8/9, bác sĩ Nguyễn Tri Thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19) cho biết, đơn vị đã triển khai phòng mổ cấp cứu ngay tại bệnh viện, đồng thời chú trọng điều trị tâm lý và vật lý trị liệu sau Covid-19 cho bệnh nhân, giúp tăng hiệu quả điều trị. Bệnh viện cũng chú trọng dinh dưỡng, thực hiện 100% suất ăn bệnh lý cho F0.
Video đang HOT
Bệnh viện cũng hỗ trợ tuyến dưới như lập các nhóm trực tuyến trao đổi chuyên môn, cử bác sĩ hồi sức xuống nắm tình hình. Theo bác sĩ Thức, chiến thuật này vừa giúp tuyến dưới tăng năng lực điều trị để bệnh nhân mau hồi phục, vừa kịp thời phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng để chuyển viện, can thiệp sớm, tránh nguy cơ diễn tiến nguy kịch. Ngược lại, khi một số ca thoát khỏi tình trạng nguy hiểm mà tầng dưới có thể chăm sóc, điều trị thì bệnh viện chuyển xuống để nhường giường cho bệnh nhân nguy kịch khác.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đánh giá cao nỗ lực của Bệnh viện Hồi sức Covid-19 với những kết quả lớn sau chặng đường gian khó chiến đấu với dịch bệnh gay go và khốc liệt. “Hiện, số lượng bệnh nhân tiếp nhận tại bệnh viện đã giảm 30% và số tử vong cũng giảm gần 50%. Đây là một con số rất đáng trân trọng”, ông Nên chia sẻ.
Bệnh nhân xuất viện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Hà Văn Đạo.
Tại các bệnh viện dã chiến, số xuất viện thời gian qua cũng tăng cao. Bệnh viện dã chiến số 12 , do Bệnh viện Da liễu TP HCM phụ trách, tính từ khi hoạt động đến ngày 8/8 đã cho xuất viện khoảng 5.300 người. Ngày 7/9, nơi này xuất viện 360 người. Trước đây, số xuất viện khoảng 100-200 người một ngày.
Bác sĩ Phạm Đăng Trọng Tường, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 12, cho biết hôm nay hơn 360 người xuất viện. Bệnh viện này được chuyển đổi từ khu tái định cư Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, tiếp nhận bệnh nhân từ ngày 21/7 với khoảng 7.300 ca, hiện đang điều trị hơn 1.800 bệnh nhân.
Xác định “oxy là vấn đề sống còn khi bệnh nhân khó thở”, nơi này đã nâng dần số “họng” oxy. Đến ngày 23/8, bệnh viện lắp bồn oxy để đảm bảo nhu cầu oxy, góp phần cứu sống thêm nhiều bệnh nhân. “Nhiều F0 trở nặng rất nhanh, y bác sĩ phải thay đổi chiến lược đánh chặn từ xa, tăng cường phối hợp nhiều biện pháp để phát hiện, xử trí sớm, tránh để bệnh nhân diễn tiến nặng”, bác sĩ Tường nói.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam, thời gian qua, việc áp dụng ứng dụng quản lý thông tin giường bệnh và oxy cho bệnh nhân Covid-19 (trong hệ thống 3 tầng điều trị) cũng góp phần giúp các cơ sở đã kịp thời điều chuyển bệnh nhân, không để ùn ứ, nâng cao năng lực điều trị giữa các tầng.
Chủ trương được ngành y tế TP HCM đặt ra gần đây là “tăng xuất viện người khỏi bệnh, tăng chuyển viện người bị nặng” để luôn có sẵn giường trống cho F0 từ tầng một chuyển đến khi cần, giảm tử vong. Các bệnh viện thuộc tầng 2 tăng cường chuyển bệnh hai chiều, tiếp nhận các F0 có bệnh lý nền hoặc cần thở oxy.
Theo ông Nam, thành phố đã mua thêm bình oxy để trang bị cho các cơ sở y tế, nhất là các bệnh viện dã chiến. Sau khi tiếp nhận, Sở Y tế TP HCM sẽ phân bổ về cho các quận, huyện, tăng cường bố trí ở các trạm y tế lưu động.
Các bệnh viện quận huyện, bệnh viện dã chiến đã được trang bị các bồn oxy lỏng, oxy cao áp khối lượng 5-10 tấn, thay cho bồn một tấn trước đây. Các trung tâm hồi sức tuyến cuối do các bệnh viện lớn tuyến trung ương phụ trách cũng đã được trang bị bình có khối lượng 20 tấn. Bên cạnh đó, lực lượng quân đội cũng đã thành lập một cơ sở sản xuất oxy để cung ứng oxy miễn phí cho các bệnh viện, đã và đang hoạt động rất hiệu quả. Các đơn vị cung ứng oxy lỏng cũng đang đáp ứng tương đối đầy đủ nguồn oxy cho TP HCM.
Ngày 8/9, các bệnh viện TP HCM đang điều trị 42.029 bệnh nhân, trong đó 3.052 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.808 bệnh nhân nặng. Hôm qua thành phố ghi nhận 253 trường hợp tử vong.
Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng tại TP Hồ Chí Minh xuất viện
Ngày 7/9, thông tin từ Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh (do Bệnh viện Trung ương Huế quản lý và bắt đầu hoạt động từ ngày 24/8) cho biết, đơn vị đã điều trị khỏi và cho xuất viện 18 bệnh nhân COVID-19 nặng lớn tuổi, nhiều bệnh nền trong ngày..
Các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng được Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh điều trị khỏi và xuất viện. Ảnh: TTXVN phát
Để điều trị thành công cho những bệnh nhân này đòi hỏi các bác sỹ phải kết hợp nhiều biện pháp vừa điều trị vừa chăm sóc nâng cao thể trạng. "Đây là một tiến bộ của Trung tâm trong việc điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng và hồi sức. Trong thời gian tới, dưới sự hỗ trợ từ Bộ Y tế và sự hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị sẽ tiếp nhận nhiều hơn nữa số lượng bệnh nhân mắc COVID-19", Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết.
Ngoài 18 bệnh nhân nói trên, hiện tại có nhiều ca đã có thể xuất viện hoặc đủ điều kiện chuyển sang tầng điều trị nhẹ hơn sau thời gian được chữa bệnh ở Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh.
"Xác định điều trị người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch là mục tiêu hàng đầu của trung tâm vì vậy những tín hiệu tích cực này đã động viên tinh thần của đội ngũ y bác sỹ của đơn vị rất nhiều trong quá trình chạy đua giành giật sự sống cho các ca bệnh nặng", Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thanh Xuân chia sẻ.
Các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng được Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh điều trị khỏi và xuất viện. Ảnh: TTXVN phát
Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh do Bệnh viện Trung ương Huế quản lý là tuyến điều trị cao nhất, chủ yếu tiếp nhận các ca bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch. Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, trung tâm đã tiếp nhận điều trị hơn 350 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Trong số này có hơn 100 bệnh nhân phải thở máy; đặc biệt, có 3 ca phải lọc máu liên tục, 1 ca sử dụng kỹ thuật ECMO (hệ thống trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể).
Vượt qua nhiễm SARS-CoV-2, bác sĩ lăn xả giành sự sống bệnh nhân Covid-19 Xung phong chi viện cho tuyến đầu khốc liệt, 2 tháng qua, các y bác sĩ gần như quên ăn, quên ngủ. Có những người dù mắc Covid-19 nhưng khi bình phục vẫn tiếp tục giành giật sự sống cho bệnh nhân. Khi số lượng ca mắc Covid-19 ở TPHCM tăng cao cũng là lúc các bệnh viện quá tải, hàng trăm nhân...