F0 trong ngày tại Hà Nội lập đỉnh mới với 7.419 ca
Tối 23/2, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 7.419 ca dương tính SARS-CoV-2.
Trong 24 giờ qua, Hà Nội ghi nhận 7.419 ca bệnh (2.492 ca cộng đồng; 4.927 ca đã cách ly).
Bệnh nhân phân bố tại 521 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (468), Hoàng Mai (423), Sóc Sơn (386), Bắc Từ Liêm (324), Nam Từ Liêm (316), Long Biên (312), Hoài Đức (309).
Video đang HOT
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 221.274 ca.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân trên địa bàn thành phố khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19, hoặc liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.
Hà Nội: Dự kiến 200.000 người có thể được tiêm vắc xin Covid-19 mỗi ngày
Tới đây, Hà Nội sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã xây dựng 3 phương án cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.
Các phương án này cũng đã được nêu ra tại Hội nghị dự thảo kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội được tổ chức trong ngày 23/6. Cụ thể:
- Phương án một: Thiết lập 1.000 - 1.200 điểm tiêm chủng trên toàn thành phố, bao gồm cả điểm tiêm chủng cố định và lưu động.
- Phương án 2: Mỗi xã/phường sẽ thiết lập 2 điểm tiêm.
- Phương án 3: Thiết lập điểm tiêm theo quy mô dân số.
Tiêm vắc xin Covid-19 (Ảnh minh họa).
Tại hội nghị, bác sĩ Ngô Khánh Hoàng, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Hà Nội cho biết, chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lần này rất lớn với mục tiêu tổ chức tiêm chủng nhanh nhất, cao điểm đạt 200.000 mũi tiêm/ngày trên toàn thành phố.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo giãn cách, không để tụ tập đông người làm lây lan dịch bệnh khi tổ chức tiêm chủng. Đảm bảo tiêm chủng an toàn, chất lượng, đúng tiến độ cho các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định và tiếp cận công bằng, minh bạch, công khai cho người dân.
PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị tổ chức tiêm nhanh, đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn phải đảm bảo giãn cách. Lập danh sách và quản lý đối tượng tiêm. Tại các địa phương chính quyền cơ sở phải lập danh sách và vận động người đi tiêm.
Các đơn vị chuẩn bị bổ sung bơm kim tiêm, hộp an toàn, vật tư tiêu hao, cơ số thuốc phòng chống sốc. Lập danh sách cán bộ cần tập huấn cấp chứng nhận an toàn tiêm chủng bổ sung để thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, CDC Hà Nội và Sở Y tế chuẩn bị một số đội cơ động hỗ trợ các quận huyện khi có yêu cầu.
Trước đó, trao đổi với PV Dân trí, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, Hà Nội đang chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên diện rộng, dự kiến sẽ vào nửa cuối tháng 7.
Đến nay, đã qua 9 ngày Hà Nội không ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng, thành phố cũng cho phép mở cửa trở lại dịch vụ cắt tóc và ăn uống trong nhà.
Chủ hàng quán tại Hà Nội: Mong cuộc sống trở lại bình thường Số ít những cửa hàng bán đồ ăn sáng đông khách sau khi mở cửa trở lại còn đa phần đìu hiu, buôn bán cầm chừng. Mở được cửa hàng là đỡ tiền nhà Nhìn chung các hộ kinh doanh tại Hà Nội tâm lý đều phấn khởi khi được mở cửa hàng trở lại. Chị Nga - chủ cửa hàng phở tại...