F0 ở TP.HCM khỏi bệnh sau 10 ngày tự điều trị tại nhà
Bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần lạc quan, chàng trai ở TP.HCM đã chiến thắng Covid-19 sau 10 ngày tự điều trị.
Sau 14 ngày phong tỏa, các hộ dân trong hẻm 82 Lý Chính Thắng ( quận 3) được xét nghiệm lần cuối. Nếu tất cả đều âm tính, nơi đây được dỡ rào chắn.
Điều không may là Tuấn Anh (28 tuổi) lại được xác định nhiễm nCoV. Ai cũng ngỡ ngàng vì trong thời gian con hẻm này cách ly, Tuấn Anh hầu như chỉ ở trong nhà.
“Hơi lo nhưng không bất ngờ”
Đầu tháng 7, con hẻm nơi Tuấn Anh sinh sống tức được phong tỏa khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên. Nơi đây sau đó ghi nhận thêm nhiều F0, không ít trường hợp là hàng xóm của Tuấn Anh.
Để bảo vệ cho bản thân, trong thời gian con hẻm cách ly, anh chỉ ở trong nhà. Lương thực, thực phẩm được người thân chuyển đến
“Khi ra lấy đồ ăn ở chốt, tôi đeo khẩu trang, đeo cả mặt nạ, đội nón, đeo găng tay, xịt khử khuẩn rất kĩ. Vào nhà xịt khử khuẩn từ trên xuống dưới”, Tuấn Anh kể.
Tuấn Anh không may trở thành F0 nhưng đã khỏi bệnh sau 10 ngày tự điều trị tại nhà. Ảnh: NVCC.
Trải qua 2 lần xét nghiệm âm tính, Tuấn Anh cùng người dân trong xóm bước vào đợt xét nghiệm cuối cùng trước khi gỡ bỏ phong tỏa. Tuy nhiên, anh là người duy nhất nhiễm bệnh.
Đại diện y tế phường dặn dò anh tự cách ly tại nhà, ở yên trong phòng riêng và giữ tâm lý bình tĩnh.
“Khi nghe tin bị nhiễm, mình cũng hơi lo, nhưng không bất ngờ vì trước đó vài ngày mình hắt xì hơi liên tục, sốt nhẹ, ngủ thì bị mỏi cơ, ăn cũng ko cảm thấy ngon miệng”, Tuấn Anh kể.
Sau đó, hẻm 82 Lý Chính Thắng được tháo gỡ phong tỏa, chỉ còn ngôi nhà mà Tuấn Anh sinh sống bị rào chắn.
Ca hát để có tinh thần lạc quan
Chuyển ra ở riêng đã lâu, Tuấn Anh quyết định không thông báo bệnh tình để bố mẹ khỏi lo nghĩ. Sau khi được thông báo kết quả xét nghiệm, anh liên lạc với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn cách chữa trị.
“Tôi không thể liên lạc được với y tế phường. Lúc đó, tôi hiểu mọi người rất bận và quá tải nên quan niệm nếu tự làm được gì thì tự làm”, Tuấn Anh nói.
Là F0 triệu chứng nhẹ, nam thanh niên này cố gắng giữ bình tĩnh, tìm cách liên hệ với bác sĩ để tham khảo những việc cần làm khi tự chữa trị tại nhà. Tuấn Anh xác định mình phải duy trì sinh hoạt, càng căng thẳng, bệnh càng nặng hơn.
Video đang HOT
Tập luyện thể thao, ăn uống đủ chất và giữ tinh thần lạc quan giúp Tuấn Anh có thêm sức khỏe để chống chọi với bệnh. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, Tuấn Anh cho biết: “Một ngày nên tắm 2 lần, súc miệng nước muối loãng 2 lần, khè mũi bằng nước muối sinh lý. Tôi ăn nhiều thịt cá, rau xanh. Hôm nào chán ăn, mất vị giác thì thích gì ăn đó, miễn là đừng bỏ bất kỳ bữa nào trong ngày”.
Buổi sáng, Tuấn Anh thường uống một ly chanh sả mật ong rừng. Bữa xế chiều, anh uống một ly sữa hạt, tối một ly cam quế mật ong rừng và thường xuyên uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra, hàng ngày, Tuấn Anh đều xông hơi bằng cam, chanh, xả, quế, vỏ cam, vỏ bưởi… Mỗi ngày anh uống một viên Paracetamol vào buổi sáng và một viên Efferalgan vào buổi chiều.
Thanh niên này duy trì tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Những ngày thể trạng yếu, khó thở hoặc tức ngực, anh giảm cường độ tập, dành thời gian hít thở và nghỉ ngơi.
Việc ca hát, vẽ tranh và nghe nhạc cũng được Tuấn Anh chú trọng trong quá trình tự chữa trị. Ca hát giúp anh cảm nhận cổ họng, phổi và lồng ngực, đồng thời làm tinh thần lạc quan vui vẻ.
Cảm thông với đội ngũ y tế
Sáng ngày 29/7, y tế phường đến nhà để xét nghiệm. Gặp lại nhân viên y tế đã 3 lần lấy mẫu cho người dân trong hẻm, Tuấn Anh vừa mừng, vừa trách: “Bên chị hay lắm nha, em bị bệnh 10 ngày trời không cho 1 viên thuốc, gọi điện thì không ai nghe máy hết”.
Nữ nhân viên y tế mỉm cười, nói rằng họ đang quá tải. Nữ nhân viên lấy mẫu xét nghiệm chưa được về nhà từ ngày 30/4. Cơm nước mấy tháng nay chẳng thể lo cho cha mẹ, con cái.
Nhìn hình ảnh nữ nhân viên y tế một mình chạy xe máy đến nhà xét nghiệm cho bệnh nhân, Tuấn Anh cảm thông với những vất vả của đội ngũ y bác sĩ ở thời điểm hiện tại.
Chiều 30/7, y tế phường thông báo đã có kết quả xét nghiệm âm tính của Tuấn Anh. Lúc này, anh mới đám gọi điện cho bố mẹ thông báo về việc từng bị nhiễm nCoV.
Vượt qua trải nghiệm bất đắc dĩ, Tuấn Anh cho rằng ở thời điểm hiện tại, mỗi người đều phải tự bảo vệ chính mình. Nếu có thể hãy chuẩn bị thuốc men và một tinh thần lạc quan để sẵn sàng chống chọi với dịch bệnh.
Anh cũng ủng hộ chủ trương cho F0 nhẹ, không triệu chứng được cách ly tại nhà. Mô hình tự cách ly giúp bệnh nhân có điều kiện ăn uống, sinh hoạt thoải mái hơn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, khuyến cáo F0 cần bình tĩnh, không hoảng loạn và chủ động phân loại nguy cơ của bản thân. Nếu là đối tượng nguy cơ (thừa cân – béo phì, trên 60 tuổi, có bệnh nền), cần nhanh chóng liên lạc ngay với y tế địa phương. Nếu bạn không phải là đối tượng nguy cơ, đa số sẽ tự khỏi trong 10 ngày.
Nếu chưa đến khu cách ly hay nơi điều trị, F0 và F1 tuyệt đối không ra khỏi nhà, giữ khoảng cách trên 2m, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn trong lúc được tiếp tế và uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, tập thể dục để tăng sức đề kháng. Trong thời gian này, F0 cần theo dõi và xử trí các triệu chứng thông thường như bị cảm cúm, viêm họng. Nếu không có triệu chứng bạn không nên uống thuốc ngừa.
Khi xuất hiện các triệu chứng nặng như khó thở, khó thở khi nằm ngửa, nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút, nồng độ oxy trong máu dưới 95%, đau hoặc tức ngực thường xuyên; không tỉnh táo; da, móng tay, môi nhợt nhạt hay tím tái… cần liên lạc với cơ quan y tế.
Ca Covid-19 nào sẽ thuộc nhóm nguy cơ cao, cần đến viện ngay?
Các bệnh nhân được phân loại theo 4 mức nguy cơ (thấp, trung bình, cao, rất cao) tương đương với 4 màu xanh, vàng, cam và đỏ; từ đó phân loại, vận chuyển bệnh nhân đến tuyến điều trị phù hợp.
Bộ Y tế vừa có quyết định ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng.
Các bệnh nhân sẽ được phân loại theo 4 mức nguy cơ tương đương với 4 màu.
Cụ thể, màu xanh là cho nhóm bệnh nhân có mức nguy cơ thấp, gồm các bệnh nhân có một trong những đặc điểm dưới đây:
- Tuổi 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền.
- Đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày.
- Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường SpO2 từ 97% trở lên.
Những trường hợp được chuyển đến cơ sở thuộc "Tầng 1 của tháp điều trị", các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị Covid-19 ban đầu hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi....
Tùy theo mức độ nguy cơ, bệnh nhân sẽ được chuyển đến cơ sở y tế phù hợp (Ảnh: Hữu Khoa).
Màu vàng là nhóm nguy cơ trung bình, gồm các bệnh nhân có một trong những đặc điểm dưới đây:
- Tuổi 46-64 và không mắc bất kỳ bệnh lý nền.
- Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực...
- SpO2 từ 95% đến 96%
- Tuổi 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền.
Những trường hợp này được chuyển vào cơ sở thuộc "Tầng 2 của tháp điều trị", các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh Covid-19.
Màu cam là nhóm nguy cơ cao, gồm các bệnh nhân có một trong các đặc điểm dưới đây:
- Tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền.
- Phụ nữ có thai.
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
- SpO2 từ 93% đến 94%.
Nhóm này được chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc "Tầng 3 của tháp điều trị", các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng.
Các bệnh nhân sẽ tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương, liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu và được đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.
Cuối cùng màu đỏ là nhóm nguy cơ nhóm nguy cơ rất cao, gồm các trường hợp F0 có một trong các đặc điểm dưới đây:
- Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền.
- Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu.
- SpO2 từ 92% trở xuống.
- Người bệnh đang có tình trạng: thở máy, đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, đang điều trị hóa xạ trị.
Những trường hợp này được chỉ định chuyển ngay đến bệnh viện thuộc "Tầng 3 của tháp điều trị", các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng.
Danh sách các bệnh nền có nguy cơ cao gồm 19 loại bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, thừa cân, bệnh gan, ung thư, thận mạn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, sử dụng corticosteriod hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác...
Tình trạng cấp cứu gồm các dấu hiệu sau:
- Rối loạn ý thức.
- Khó thở, thở nhanh> 25 lần/phút hoặc SpO2
- Nhịp tim nhanh> 120 nhịp/phút.
- Huyết áp tụt, huyết áp tối đa
- Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.
Các dấu hiệu chuyển nặng F0 cách ly tại nhà cần lưu ý Khi thấy khó thở, đau dai dẳng, da tái nhợt, triệu chứng lú lẫn... bệnh nhân Covid-19 được cách ly tại nhà cần liên hệ ngay với cơ sở y tế. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC), trong ngày 26/7, có thêm 1.955 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi TP...