Bộ Y tế thay đổi phác đồ điều trị Covid-19

Theo dõi VGT trên

Bộ Y tế áp dụng phác đồ mới trong điều trị Covid-19, trong đó sửa cách phân loại bệnh nhân và giảm thời gian điều trị, thay đổi điều kiện xuất viện.

Bộ Y tế thay đổi phác đồ điều trị Covid-19 - Hình 1

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 được Bộ Y tế ban hành ngày 14/7, thay thế phác đồ điều trị áp dụng hồi tháng 4 đến nay. Đây là lần thứ 6 sửa phác đồ điều trị Covid-19 tại Việt Nam, kể từ khi dịch xuất hiện.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, đợt dịch này, hơn 80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và tự hồi phục sau khoảng một tuần. Một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Gần 20% bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng khoảng 5-8 ngày. Phác đồ điều trị trước đây, thời gian này là 7-8 ngày.

Các biểu hiện nặng bao gồm viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái…), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.

Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có suy hô hấp, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.

Căn cứ diễn biến bệnh lý, lần này, Bộ Y tế vẫn phân loại bệnh nhân Covid-19 thành 5 mức độ : Không triệu chứng, mức độ nhẹ với biểu hiện viêm đường hô hấp trên cấp tính; mức độ vừa với biểu hiện viêm phổi; mức độ nặng khi viêm phổi nặng và mức độ nguy kịch.

Trong nguyên tắc điều trị chung, Bộ Y tế thống nhất tất cả F0 có kết quả dương tính hoặc không có triệu chứng điều trị tại các buồng bệnh thông thường. Ca bệnh nặng, nguy kịch cần điều trị tại buồng hồi sức tích cực. Do bệnh Covid-19 hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, nên hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu trên cơ sở cá thể hóa cho từng trường hợp, đặc biệt các ca nặng.

Điểm đáng lưu ý trong phác đồ mới, Bộ Y tế chia tiêu chuẩn xuất viện thành 3 mức, thời gian điều trị ngắn nhất là 10 ngày. Cụ thể, bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm có xét nghiệm dương tính nếu thỏa mãn 2 điều kiện. Thứ nhất, không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm. Thứ hai có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) bằng phương pháp RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct 30). Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24 giờ.

Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sẽ được xuất viện ở ngày thứ 14 hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng bệnh cho đến khi đáp ứng đủ 2 điều kiện như nhóm 10 ngày.

Bộ Y tế cũng thay đổi cách theo dõi sau khi xuất viện. Theo phác đồ mới, sau khi về nhà, bệnh nhân tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu cao hơn 38 độ trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để khăm khám và điều trị kịp thời.

Video đang HOT

Trong phác đồ lần 5 trước đây, Bộ Y tế quy chuẩn bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện khi điều trị ít nhất 14 ngày, có 2 lần xét nghiệm âm tính, mỗi lần cách nhau 48-72 giờ. Thời gian lấy mẫu lần cuối cùng cách thời điểm ra viện không quá 24 giờ.

Khi về nhà, bệnh nhân sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR tại ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Riêng bệnh nhân tái dương tính tiếp tục cách ly tại nhà thêm 1 tuần (tổng là 21 ngày) và lấy mẫu xét nghiệm lần 3 tại ngày thứ 21.

Theo dõi 400 trường hợp tái dương tính, Bộ Y chưa ghi nhận ca nào lây ra cộng đồng. Do đó, Bộ Y tế cho rằng không cần cách ly người tái dương tính, xử lý ổ dịch như trước.

Bộ Y tế cũng quyết định giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, rút ngắn thời gian điều trị đối với bệnh nhân F0 không triệu chứng. Những thay đổi này được đưa ra trước bối cảnh số ca nhiễm tăng nhanh tại nhiều địa phương, tạo áp lực rất lớn cho công tác thu dung, điều trị.

Cuộc săn lùng oxy y tế của người Indonesia

Bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong trước khi được tiếp nhận điều trị, người dân chạy khắp nơi tìm mua oxy y tế.

Bên ngoài cửa hàng nhỏ ở phía Nam Jakarta, hàng chục người xếp hàng mong có cơ hội cứu sống người thân mắc Covid-19. Oxy hiện là mặt hàng quý giá tại thủ đô.

"Tôi đến mua bình dưỡng khí cho mẹ. Bà nhận kết quả dương tính hôm 11/7. Chúng tôi đã tới một số bệnh viện nhưng tất cả đều đông nghẹt", cô Pinta nói khi xếp hàng chờ.

"Tôi tìm được danh sách các cửa hàng bán oxy, nhưng tất cả những nơi tôi đến đều đóng cửa hoặc hết hàng. Ơn Chúa, may mà bạn tôi chỉ đến đây", cô nói thêm.

Cuộc săn tìm oxy y tế ở Jakarta trong nhiều tuần qua biến thành một canh bạc. Mạng sống của bệnh nhân Covid-19 phụ thuộc vào việc người thân của họ có đến được đúng cửa hàng vào đúng thời điểm hay không.

Cùng đứng xếp hàng, người phụ nữ tên Winda cho biết, cô đang tìm mua oxy cho anh rể. "Tôi đã qua năm chỗ, gồm cả cửa hàng này và một chợ thuốc lớn, nhưng tất cả đều hết hàng", cô cho hay.

"Chúng tôi đã đến bệnh viện. Họ khuyên nên cho bệnh nhân thở oxy tại nhà khi chờ nhập viện. Nhưng đã hai ngày rồi mà bệnh viện không có thông báo", Winda chia sẻ.

Cuộc săn lùng oxy y tế của người Indonesia - Hình 1

Người dân đứng chờ nạp bình oxy bên ngoài một nhà máy ở Jakarta, Indonesia, hôm 12/7. Ảnh: Reuters .

Bệnh viện "vỡ trận"

Minanti, 29 tuổi, đang chăm sóc người cha già ở nhà. Bệnh tiểu đường, các vấn đề về tim và thận khiến ông trở thành đối tượng dễ tổn thương do Covid-19. Thế nhưng, gia đình Minanti không thể tìm được giường cho ông trong những bệnh viện vốn quá tải ở Jakarta.

"Chúng tôi đã đến nhiều bệnh viện gần nhà nhưng chỉ nhận được câu nói 'Nhìn xem, kín hết chỗ rồi. Họ thậm chí còn thiếu oxy. Các bệnh viện khác cũng chẳng còn chỗ, phải dựng lều trước tòa nhà, toàn là người bệnh. Thật đáng sợ", Minanti kể lại.

Giống như hàng nghìn người Indonesia khác, Minanti đang trải qua nỗi vất vả khi tìm mua oxy.

"Rất khó để có bình dưỡng khí. Chúng tôi phải đi mượn nhưng chủ sở hữu yêu cầu trả lại vì người đó cũng mắc bệnh", cô nói.

Khi Minanti mua được bình oxy, việc bơm đầy nó lại là một cuộc chiến mới. "Chính phủ lẽ ra phải phản ứng nhanh từ đầu. Giờ đây, số ca mắc đang bùng nổ. Mua bình đã khó, bơm đầy oxy còn khó hơn, trong khi các bệnh viện đều chật kín", cô nói.

Bệnh nhân tử vong tại nhà

Không chỉ người dân phải vật lộn với tình trạng thiếu oxy và thuốc men, các chuyên gia y tế cho biết họ không có đủ trang thiết bị cần thiết để giúp đỡ tất cả bệnh nhân.

"Chúng tôi đang điều trị những ca nặng và cần các loại thuốc như Remdesivir, nhưng không thể tìm được. Bệnh nhân cần thở oxy nhưng chúng tôi cũng thiếu bình dưỡng khí. Ngày càng nhiều người cần oxy trong khi việc bơm đầy bình trở nên khó khăn", theo bác sĩ Erni Herdiani, người đứng đầu phòng khám Lemah Abang ở Bekasi, ngoại ô Jakarta.

Bà Erni muốn mua thêm bình dưỡng khí cho phòng khám nhưng điều đó là không thể trong hoàn cảnh hiện tại. "Chúng tôi không thể vì chẳng còn gì mà mua. Chúng tôi cần chính phủ tiếp tế", bà nói.

Khi các bệnh viện lớn ở Java và nhiều khu vực khác tại Indonesia quá tải, các phòng khám là cứu tinh cho một số trong hàng nghìn bệnh nhân không thể nhập viện. Thế nhưng, áp lực là điều không tránh khỏi. Đội ngũ chưa đến 30 nhân viên y tế của bác sĩ Ernie đang căng mình chữa trị hơn 300 bệnh nhân Covid-19.

Mỗi ngày, một nhóm sẽ đến thăm bệnh nhân điều trị tại nhà. Nhóm đã quen với việc chứng kiến người bệnh chết ở nhà.

"Có nhiều người qua đời tại nhà. Đôi khi, chúng tôi nhận được thông báo có người chết. Sau khi kiểm tra, chúng tôi phát hiện họ đều dương tính với virus", bà Erni cho biết.

Theo số liệu của chính phủ Indonesia, hơn 66.000 người đã tử vong vì Covid-19. Bác sĩ Erni tin rằng thống kê chính thức chưa phản ánh đúng thực tế. "Chúng tôi rất buồn vì không thể làm gì để giúp các bệnh nhân", bà nói.

Một số bệnh viện lớn cũng lâm vào cảnh thiếu oxy hoặc nhận oxy muộn hơn dự kiến. Ít nhất 33 bệnh nhân Covid-19 thể nặng đã tử vong tại bệnh viện ở thành phố Jogjakarta, trên đảo Java, khi cơ sở này tạm thời hết oxy.

Cuộc săn lùng oxy y tế của người Indonesia - Hình 2

Nhân viên y tế chuẩn bị chăm sóc cho bệnh nhân ở lều dựng tạm bên bên ngoài khu cấp cứu bệnh viện tại Bekasi, ngoại ô Jakarta hôm 25/6. Ảnh: Reuters.

Tiến sĩ Siti Nadia Tarmizi từ Bộ Y tế Indonesia cho biết họ đã khắc phục vấn đề hậu cần trong vận chuyển oxy. "Vấn đề ở Jogjakarta là do bệnh nhân quá đông, lượng oxy hết rất nhanh và chuyến hàng tiếp theo phải sáng hôm sau mới tới", Tarmizi giải thích.

"Chúng tôi đang đẩy nhanh tốc độ phân phối. Trước đây, vận chuyển oxy phải mất 2 đến 3 ngày, nhưng hiện được rút ngắn còn 12 đến 24 tiếng", bà nói thêm.

Bộ Y tế Indonesia yêu cầu các nhà sản xuất ưu tiên oxy y tế thay vì oxy công nghiệp. "Chúng tôi đang giải quyết vấn đề oxy. Thực tế, ngành sản xuất khí của quốc gia đủ năng lực để cung cấp", theo bà Tarmizi.

Tarmizi cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay là phân phối oxy cho các bệnh viện và cơ sở y tế công cộng. Bà cũng nhấn mạnh rằng không có tình trạng thiếu oxy.

"Chúng tôi chưa ghi nhận vấn đề đó tại các cơ sở y tế. Họ có lượng oxy dự trữ thấp nhưng chúng tôi đã cố gắng duy trì nguồn cung. Số ca nhiễm có thể lên tới 50.000 hoặc 70.000 mỗi ngày. Nhu cầu oxy về cơ bản đã được đáp ứng mặc dù chưa ở mức an toàn", bà nhận định.

Theo tiến sĩ Tarmizi, Bộ Y tế không ngờ có nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Jogjakarta như vậy, vì thế, họ không có kịch bản ứng phó kịp thời.

"Rất khó tìm xe cấp cứu và nơi tiếp nhận người bệnh lúc này. Nhiều người qua đời trên đường đến bệnh viện, một số thì tử vong tại nhà", bà Tarmizi nói.

Hôm 13/7, Indonesia ghi nhận số ca nhiễm nCoV mới vượt 40.000 hai ngày liên tiếp, cao hơn cả Ấn Độ, trở thành tâm điểm đại dịch mới ở châu Á. Từ đầu dịch đến nay, nước này ghi nhận gần 2,7 triệu ca nhiễm và hơn 69.000 ca tử vong. Chiến dịch tiêm chủng triển khai chậm chạp với khoảng 13% dân số được tiêm vaccine Covid-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Viêm màng não mô cầu căn bệnh 'tử vong 24h' làm sao để phòng tránh?
10:32:36 05/11/2024
Chanh dây là loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
11:02:47 05/11/2024
Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?
10:38:12 05/11/2024
Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?
10:48:52 05/11/2024
Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín
10:51:01 05/11/2024
Chế độ ăn tốt cho người đổ mồ hôi trộm
17:45:36 05/11/2024
Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
17:49:26 05/11/2024
Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp
17:32:59 05/11/2024

Tin đang nóng

Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
HOT: Quang Minh có con trai sau 5 năm ly hôn Hồng Đào, danh tính người yêu mới gây bất ngờ
17:33:08 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
Cô dâu lên tiếng vụ hàng xóm húc đổ cổng cưới ở Quảng Ninh
17:15:31 06/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024
Từ Nhược Tuyên mắc ung thư
18:55:21 06/11/2024
HOT: Tóm gọn Hoa hậu Thiên Ân thân mật bên người đàn ông lạ mặt
18:47:46 06/11/2024

Tin mới nhất

5 loại đồ uống giúp kéo dài tuổi thọ

20:56:37 06/11/2024
Việc xây dựng một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc, mới là yếu tố quan trọng nhất để kéo dài tuổi thọ.

Mắc uốn ván từ khoang miệng

20:51:37 06/11/2024
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ (cứng hàm tiến triển, co cứng cơ) và thực hiện các dự phòng thích hợp là yếu tố then chốt giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn những diễn biến nghiêm trọng của bệnh.

Dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ cha mẹ cần biết

20:49:23 06/11/2024
Các trường hợp trên sẽ khiến gai ở đốt sống và đốt sống bị lệch sang một phía, lâu dần sẽ khiến trẻ bị đau vùng cột sống, mỏi lưng. Cha mẹ cần chủ động phát hiện cũng như tuân thủ điều trị nếu trẻ bị cong vẹo cột sống để trẻ được phát t...

Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh

20:46:07 06/11/2024
Đây là chương trình được Chi cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình tỉnh thực hiện tốt nhiều năm nay, nhất là từ đầu năm đến nay.

Những người lên lịch hiến tiểu cầu

20:42:13 06/11/2024
Không chỉ giúp đỡ nhiều người bệnh cần máu, anh còn tích cực tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, đoàn viên, thanh niên trong xã cùng đồng hành với mình, tạo nên phong trào hiến máu sôi nổi tại địa phương.

Ai không nên ăn hạt chia?

20:36:14 06/11/2024
Hạt chia tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn TSH cho biết, những nhóm người dưới đây cần lưu ý khi ăn hạt chia.

Nhiễm sán chó là gì?

20:29:37 06/11/2024
Giun trưởng thành sống trong ruột non chó con dưới 3 đến 6 tháng tuổi, trứng giun theo phân chó ra ngoài và có thể sống ở ngoại cảnh nhiều tháng.

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi

20:25:20 06/11/2024
Acid phytic có trong lớp vỏ cám của ngũ cốc nguyên hạt. Acid phytic liên kết với canxi và các khoáng chất khác khiến chúng không hòa tan và không hấp thụ được trong ruột. Sau đó, canxi sẽ thoát ra khỏi cơ thể mà không được hấp thụ.

Tắm nước lạnh hoặc tắm nước nóng: lợi ích sức khỏe là gì?

19:49:16 06/11/2024
Ngoài ra, tắm nước lạnh cũng kích thích sản xuất chất béo nâu, một loại mô mỡ cụ thể, tạo ra năng lượng bằng cách đốt cháy calo, có thể giúp nhiều người muốn giảm cân hơn.

Các loại bệnh đái tháo đường thường gặp

19:42:51 06/11/2024
Khi mắc đái tháo đường thai kỳ, thông thường lượng đường trong máu sẽ trở lại mức bình thường ngay sau khi sinh. Đối với những người có tiền sử đái tháo đường thai kỳ rất có thể sẽ mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Dầu thực vật từ hạt chanh leo tím

12:41:56 06/11/2024
Giải pháp đề cập đến quy trình sản xuất dầu thực vật từ hạt chanh leo tím. Dầu thu được từ quy trình này có thể phối trộn với các sản phẩm khác, ứng dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm.

Trẻ 2-3 tuổi cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên

10:34:17 06/11/2024
Hậu quả của cong vẹo cột sống rất nặng nề. Thứ nhất, trẻ bị dị dạng về hình thể, để lại di chứng về tinh thần như trầm cảm, tự ti, không dám bước ra xã hội, thu mình một góc.

Có thể bạn quan tâm

Zeddy Will: Rapper tuổi trẻ tài cao, làm 5 cô gái có bầu cùng lúc, hơn hẳn Diddy

Sao âu mỹ

21:01:19 06/11/2024
Vào khoảng tháng 1 năm nay, Zeddy Will trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng sau khi hình ảnh trong một bữa tiệc được lan truyền rầm rộ trên TikTok. Vậy có điều gì lạ trong bức ảnh này?

Mỹ nam phim Việt giờ vàng gây sốt MXH vì quá giống MONO, visual ngoài đời đẹp ăn đứt trên phim

Hậu trường phim

20:57:21 06/11/2024
Bộ phim Độc Đạo ở những diễn biến mới nhất trở thành chủ đề hot trên mạng xã hội bởi sự xuất hiện của một nhân vật mới là Đăng (Trần Hoàng Nhật) - người yêu của Dũng kính .

Tiếp tục leo thang đối địch ở bán đảo Triều Tiên

Thế giới

20:42:14 06/11/2024
Căng thẳng giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên về việc Bình Nhưỡng gửi quân sang Nga chưa kịp tạm lắng xuống, thì vòng xoáy leo thang đối địch mới giữa hai miền Triều Tiên lại bùng phát.

Châu Bùi ngồi gọn trong lòng Binz, tình tứ không rời khiến netizen giục cưới gấp

Sao việt

20:19:33 06/11/2024
Sau thời gian dài yêu đương, Binz và Châu Bùi ngày càng mặn nồng và thấu hiểu lẫn nhau. Dưới clip này, netizen cũng rần rần giục cả hai sớm thông báo tin vui trong thời gian tới.

Cựu nhân viên ngân hàng lĩnh án 18 năm tù vì chiếm đoạt 23 tỷ đồng

Pháp luật

20:11:57 06/11/2024
Ngày 6/11, TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Trúc Linh (SN 1992, ngụ xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm) 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2 diễn viên đình đám bị tung ảnh lén lút hẹn hò "không thể chối cãi" vào giữa lễ trao giải

Sao châu á

20:10:10 06/11/2024
Lý Lan Địch và Trương Tân Thành là 2 diễn viên trẻ nhận được sự chú ý đặc biệt của truyền thông lẫn công chúng. Nguyên nhân là họ đã bị tung ảnh hẹn hò ngay trong lúc đang đi thảm đỏ sự kiện.

Pep Guardiola nói gì sau khi Man City thua đậm Sporting?

Sao thể thao

20:04:14 06/11/2024
Sau trận thua trước Sporting Lisbon, HLV Pep Guardiola đã thừa nhận đây là một mùa giải đầy khó khăn và đội bóng đang phải đối mặt với nhiều thử thách.

Mẹ chồng 38 tuổi trẻ như gái đôi mươi nhờ ăn đều 1 món "quý như vàng", xưa chỉ vua chúa mới được dùng

Netizen

19:32:43 06/11/2024
Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh mẹ chồng 38 tuổi trẻ như gái đôi mươi khiến hội chị em mong muốn trẻ lâu lại được dịp sốt xình xịch.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

Tin nổi bật

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Gặp người đỡ đẻ cho mình, tôi xấu hổ khi nghĩ tới chuyện 'khó nói' trong quá khứ

Góc tâm tình

18:48:26 06/11/2024
Thú thật lúc ấy tôi xấu hổ lắm, chỉ muốn trốn khỏi rồi đi về nhà. Tôi biết chuyện mình sắp kể chẳng hay ho gì. Bởi suy cho cùng, tôi là người có lỗi trước.