F0 ở TP.HCM cần làm gì khi cách ly, điều trị tại nhà?
Chuyên gia đưa ra nhiều lời khuyên cho các F0 không triệu chứng được cách ly, điều trị tại nhà ở TP.HCM.
TP.HCM vừa cho phép các địa phương cách ly tại nhà F0 mới phát hiện, không có triệu chứng lâm sàng. Sự thay đổi này đã được nhiều chuyên gia y tế ủng hộ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
F0 cần bình tĩnh, không hoảng loạn
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhận định, tình hình dịch tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng và có thể phải siết chặt hơn giãn cách xã hội.
Theo BS Khanh, hiện có 60 – 80% những người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, 5% người mắc bệnh cần thở oxy hoặc điều trị cao hơn. Chủ yếu 5% đó gồm những người trẻ tuổi mà dư cân, béo phì và người có bệnh nền chưa chữa trị ổn định, ví dụ như tiểu đường, suy thận, ung thư, sơ gan, tim mạch… Nhóm nữa nguy cơ cao là người trên 65 tuổi.
BS Khanh phân tích, vì có 60 – 80% người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng nên khi nhiễm, trong khoảng thời gian 10 ngày người không có yếu tố nguy cơ sẽ khỏe mạnh bình thường.
” Vì khi virus vào cơ thể qua qua đường hô hấp, trong quá trình đó cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Khi cơ thể tạo ra kháng thể đủ thì virus không phát triển được nữa. Cho nên điều trị trong khoảng 10 ngày đa số bệnh nhân sẽ được về” , BS Khanh nói.
Nếu bạn là F0 thì cần phải thật sự bình tĩnh, tuân thủ nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế. (Ảnh minh họa)
BS Khanh cho biết, nếu đã là F0 thì điều quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh, không hoảng loạn, bởi vì những người nhiễm bệnh thường hay tưởng tượng rằng virus đang xâm lấn cơ thể mình, từ đó làm cho người bệnh càng mệt thêm.
“Cho nên nếu các bạn là F0 thì hết sức bình tĩnh, không có việc gì phải lo lắng, đặc biệt nếu mình là người không có yếu tố nguy cơ thì không có gì phải hoảng loạn, tuy nhiên cũng không lơ là. Do đó quan trọng nhất của người F0 tự chăm sóc tại nhà là phải bình tĩnh và nên nhớ rằng 80% là không có triệu chứng, 95% không cần làm gì hết, có thể có nóng, sốt, ho, sổ mũi và sẽ tự hết trong vòng 8 ngày đầu, gần như mọi chuyện đều ổn thỏa”, BS Khanh nói.
Ông cũng cho rằng, tâm trạng của mỗi người khác nhau, sức chịu đựng và tưởng tượng của mỗi người cũng khác nhau, thành ra nếu là một trong những người trong gia đình thì phải bình tĩnh, phải thể hiện mình là trụ cột, lúc đó rất quan trọng.
“Nếu tất cả người trong gia đình đều là F0 thì cùng nhau sinh hoạt, làm việc bình thường, chỉ cần mang khẩu trang, giữ khoảng cách, đặc biệt lúc đó bảo ban nhau, theo dõi sức khỏe của mình chứ đừng có rối lên” , BS Khanh khuyên.
F0 cần làm gì ở nhà?
Về phương án chăm sóc F0 tại nhà, BS Khanh nêu ra 2 tình huống. Tình huống thứ nhất, đối với trường hợp là F0 nhưng chưa được chuyển đến khu cách ly, bệnh viện. Hãy bình tĩnh chờ và thực hiện giống như trong khu cách ly. Đó là giữ khoảng cách trên 2m, luôn mang khẩu trang đúng cách, dùng tấm che giọt bắn vì có thể sẽ lây thêm thành viên khác trong gia đình.
Video đang HOT
“Người trong gia đình tiếp tế cho người F0 bằng cách để trên một cái bàn và đi ra chỗ khác. Lấy đồ giặt giũ thì có thể mang găng tay, Nếu mình cẩn thận hơn nữa thì dùng chén đũa sử dụng 1 lần” , BS Khanh cho biết.
Tình huống thứ hai đó là đối với F0 khỏe mạnh đang trong quá trình theo dõi, cách ly tại nhà. Nếu F0 ở trong phòng một mình thì không cần mang khẩu trang, chỉ cần dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, ngoài ra cần theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, uống nhiều nước, vận động, ngủ đủ giấc, điều độ trong sinh hoạt.
“Cái quan trọng nhất là phải đảm bảo toilet thật sạch, ngoài ra phải ăn sạch, uống sạch tại vì mình không đảm bảo dinh dưỡng tốt sẽ không có sức khỏe để kháng lại bệnh” , BS Khanh nhấn mạnh.
F0 điều trị tại nhà cần ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và phải giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ.
Theo bác sĩ, việc thở làm sao cho đúng cách cũng rất quan trọng. “Vì bình thường mình thở không phải tất cả các tế bào phế nang đều hoạt động, không nở lên hết. Bây giờ trong đầu mình đang suy nghĩ nhiều quá, hoặc là đang khó thở thật thì phải huy động tất cả các bộ phận phế nang trong người mình để trao đổi khí thì lúc đó oxy mới đủ cung cấp nuôi cơ thể mình và mình sẽ không bị mệt” , BS Khanh nói.
Để thở cho đúng cách, BS khuyên người bệnh cần huy động cơ hoành chứ không riêng mỗi cơ ngực. Đầu tiên phải hít vào thật chậm đến khi nào bụng phình lên rồi mình thở ra cho tới khi bụng xẹp xuống.
Một ngày có thể làm một đợt từ 15 – 20 nhịp, làm thành 2 – 3 đợt và chú ý vào nhịp thở của mình không làm việc gì khác.
“Lúc đó tất cả các phế nang trong cơ thể sẽ được huy động để có oxy nhiều nhất. Cho nên dù không khó thở cũng bắt đầu tập thở như vậy sẽ rất tốt cho cơ thể mình. Nếu làm các phương pháp trên mà vẫn khó thở thì nằm sấp lại, lúc đó cơ thể sẽ huy động hết phần tế bào phế nang sau lưng thì việc thở sẽ nhẹ bớt ” , BS Khanh nói.
Ngoài ra, việc ăn uống cũng rất quan trọng, người F0 phải cố gắng ăn thật nhiều, ăn thức ăn lỏng, dễ ăn và uống nước thật nhiều, nếu trời lạnh cần giữ ấm.
Đối với vấn đề uống thuốc, BS Khanh cho rằng, bệnh này cũng rất giống với bệnh cảm cúm cho nên cảm cúm uống thuốc gì thì bây giờ sẽ uống thuốc đó. Nếu có triệu chứng gì thì uống thuốc theo triệu chứng đó, không cần một loại thuốc nào đặc biệt.
Ví dụ, sốt thì uống thuốc hạ sốt, ho uống thuốc ho, tiêu chảy uống thuốc tiêu chảy… “Nhưng chủ yếu vẫn là ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục, tinh thần thoải mái. Mình không phải là yếu tố nguy cơ, mình còn trẻ, mình không có bệnh nền, mình dưới 65 tuổi, hoặc là 65 tuổi nhưng mà các bệnh nền mình đã chữa ổn định, thì tất cả những cài đó mình suy nghĩ như vậy thì tinh thần sẽ ổn định và sớm vượt qua, và rõ ràng là cho đến hiện nay Việt Nam mình có rất nhiều người đã khỏi bệnh” , BS Khanh cho biết.
Người dân cần biết những vấn đề thường gặp nhất trước, trong, sau tiêm vắc xin Covid-19
Cũng có người sau tiêm vắc xin Covid-19 bị "hành" sơ sơ nhưng lại... "nhõng nhẽo" không đi làm được. Dưới đây là một số khuyến cáo của bác sĩ về trước và sau khi tiêm vắc xin này.
Vắc xin Covid-19.ẢNH: ĐỘC LẬP
Vắc xin Covid-19 là loại vắc xin mới, nhiều người đi tiêm nhưng tâm trạng rối bời do trước đó đọc nhiều thông tin trên mạng, mỗi nơi giải thích một kiểu. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM trả lời 10 câu hỏi thường gặp nhất trong các đợt tiêm vắc xin Covid-19 vừa qua.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh.
1. Thể trạng yếu có chích ngừa được không?
Được. Thể trạng không phải là nguyên nhân bị hành nhiều hay ít sau khi tiêm vắc xin.
2. Người bị bệnh nền có tiêm vắc xin Covid-19 được không?
Được. Vắc xin Covid-19 không làm ảnh hưởng đến bệnh nền, người bệnh nền càng nên tiêm vì người bệnh nền mắc Covid-19 rất dễ biến chứng nặng, nên nếu bệnh nền ổn định thì tiêm.
3. Bệnh nền là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đặt stent, viêm gan B, viêm gan C, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu men G6PD...
4. Người lớn tuổi có nên tiêm không?
Nên. Không có chuyện người lớn tuổi tiêm vào bị hành nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe, người càng lớn tuổi càng ít bị hành.
5. Người đang dùng thuốc có tiêm được không?
Được. Rất hiếm các toại thuốc đang được sử dụng ảnh hướng đến tiêm vắc xin Covid-19, tiêm xong vẫn uống thuốc hằng ngày bình thường?
6. Ai không tiêm vắc xin?
Những người dị ứng phản ứng phản vệ mức độ 2 (phù mặt, nôn ói, đau bụng dữ dội, phải chích thuốc cấp cứu - adrenalin), với tất cả các thứ (đồ ăn, thuốc...).
Những người đang cho con bú nên tiêm và cho con bú bình thường (hiện nay nước ngoài cho phép còn Việt Nam chưa cho).
Phụ nữ mang thai (nước ngoài cho tiêm nếu nguy cơ mắc bệnh cao).
Người đang ung thư giai đoạn cuối. Người xơ gan giai đoạn cuối.
Biết đang mắc Covid-19.
7. Ai khoan tiêm vắc xin?
Trẻ dưới 18 tuổi chưa được tiêm, hiện chỉ tiêm cho trên 18 tuổi; đang bệnh cấp tính; đang uống thuốc ức chế miễn dịch (nếu ngưng 14 ngày rồi thì tiêm).
8. Trước khi tiêm vắc xin nên làm gì?
Bình tĩnh, không đọc tin tức... lung tung về vắc xin. Tiêm vắc xin Covid-19 là cơ hội tốt không được bỏ qua. Không uống cà phê nhiều vì khi khám sàng lọc mạch nhanh quá, tim đập thình thịch.
Ngồi nghĩ tư giãn chút rồi khám sàng lọc, chứ không đi lật đật huyết áp tăng lên.
Một số người nguy cơ thì tiêm tại bệnh viện hoặc tiêm cuối buổi (vắng người, dễ the dõi).
9. Trong vòng 30 phút ở lại nơi tiêm nên làm gì?
Giữ khoảng cách an toàn, không bàn về bị hành sau khi tiêm vắc xin.
Thư giãn, nói chuyện vui.
Báo bác sĩ ngay nếu nổi mề đay, mệt, tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều (tình huống này rất hiếm).
10. Về nhà làm gì?
Sẽ bị hành hay không thì tùy vào nhiều kiểu khác nhau, 6 tiếng đầu thì đa số...phơi phới, vui vẻ, còn 6 tiếng sau thì:
Kiểu 1: Khỏe re, không thấy gì đặc biệt, đau chút chút nơi tiêm, hay suy nghĩ "ủa, ủa sao kỳ vật ta, chắc tại... hay là.... Kệ, có người này người khác".
Kiểu 2: Thường gặp nhất là ê mình, cảm thấy oải, sốt nhẹ, đêm đầu sẽ khó ngủ chút, đau đầu chút chút. 24 - 36 - 48 giờ sau hết. Đa số nhóm này đi làm bình thường, người nào nói không đi làm nổi là do... nhõng nhẽo.
Kiểu 3: Sốt cao, mệt mỏi quá, sốt run, đau nhức mình, uống thuốc giảm đau hạ số vẫn giảm chậm. Cũng 24 - 36 - 48 giờ sau hết, hiếm ai 72 giờ mới hết.
Kiểu 4: Đau bụng, tiêu chảy, ói nhiều và ói hoài, ăn uống không được, ráng ăn từng chút một cũng sẽ ổn sau 24 - 48 giờ. Mệt quá thì vào bệnh viện để khám.
Người có bị cao huyết áp hay khi đi khám sàng lọc mới biết huyết áp cao thì nên đo huyết áp mỗi 4 - 6 giờ trong 24 giờ đầu sau tiêm.
Sau 4 ngày mà vẫn còn đau nơi tiêm, đau nơi nào đó trên người nhiều thì đi khám hay gọi điện thoại hỏi tư vấn.
Bác sĩ Khanh cũng lưu ý, tiêm vắc xin ngừa Covid-19 thường 14 ngày mới tạo kháng thể; mũi 2 cách mũi 1 từ 4 - 12 tuần. Đa số mũi 2 ít hành hơn mũi 1. Vẫn ăn uống, tắm rửa bình thường chứ không kiêng cữ gì. Nếu trước đó có ăn gì hay bị dị ứng thì ngừng ăn trong 3 ngày sau tiêm. Vẫn vận động nhẹ.
Netizen đào lại chia sẻ của Mỹ Tâm khi trai đẹp The Face không phục dàn HLV: "Làm thí sinh thì phải thua giám khảo" Quốc Đạt cho rằng có thể mình đóng quảng cáo nhiều hơn dàn giám khảo The Face Online nên cư dân mạng đã mời anh chàng xem lại chia sẻ của Mỹ Tâm. Quốc Đạt là thí sinh nhận về nhiều tranh cãi nhất sau khi tập cuối cùng của chương trình The Face Online lên sóng. Chính vì vậy, Quốc Đạt đã...