F0 mới tại Cầu Giấy từng mắc Covid-19 cách đây 10 tháng: Chuyên gia nói gì?
Sáng 7/9, Sở Y tế Hà Nội có công bố F0 là ông N.T.P., sinh năm 1968, địa chỉ Nghĩa Đô, Cầu Giấy.
Bệnh nhân có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 ngày 8/11/2020 tại Nga.
Liên quan đến trường hợp F0 vừa được ghi nhận tại phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy đã có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 vào ngày 8/11/2020 tại Nga, bà Đỗ Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy cho hay, sau khi nhận được thông tin về trường hợp dương tính này, lực lượng y tế của quận đã cấp tốc vào cuộc để điều tra, truy vết.
Qua điều tra, bước đầu xác định người này có tiếp xúc gần với vợ và một số người ở cơ quan. Ngoài ra, ngành y tế thành phố cũng đang truy vết những địa điểm có liên quan đến lịch trình di chuyển của bệnh nhân này như tại quận Ba Đình hay điểm tiêm chủng ở Trung Liệt mà người này đã đến tiêm vắc xin ngày 3/9.
“Nhìn chung vì Hà Nội đang giãn cách xã hội nên việc tiếp xúc là không nhiều. Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra, truy vết để xác định nguồn lây của trường hợp này vì người vợ của bệnh nhân đã có kết quả âm tính SARS-CoV-2. Đây cũng là một ca bệnh rất đặc biệt nên chúng tôi vẫn đang theo dõi sát”, bà Hà cho hay.
Nhận định về ca bệnh này, TS.BS Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho hay, để khẳng định bệnh nhân là tái nhiễm virus SARS-CoV-2 hay do bài xuất virus chậm từ lần nhiễm trước (trong mẫu bệnh phẩm chứa các mảnh xác virus thì vẫn có thể cho kết quả dương tính) thì phải thực hiện giải trình tự gen của loại virus mà người đó đang mắc phải và so sánh với chủng virus của lần mắc bệnh trước.
Trong trường hợp đó là 2 chủng virus khác nhau có thể khẳng định bệnh nhân đã bị tái nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong trường hợp cùng chủng virus, có 2 khả năng có thể xảy ra: tái nhiễm cùng chủng virus hoặc là bài xuất virus chậm.
“Tuy nhiên, lần nhiễm virus đầu tiên của người này đã cách đây gần một năm nên xác suất do bài tiết xác virus chậm là rất thấp. Các ca bài xuất xác virus chậm nhất được ghi nhận là khoảng 3,5 tháng”, TS Điền phân tích.
Video đang HOT
Miễn dịch thu được sau khi mắc Covid-19 là không bền vững, trên thế giới đã ghi nhận không ít trường hợp bị tái nhiễm chủng virus khác sau khi khỏi bệnh. Chủng virus lưu hành phổ biến vào năm trước là chủng Alpha và Beta, trong khi ở thời điểm hiện tại chủng Delta đang thống trị toàn cầu. Do đó, người đã khỏi bệnh hoàn toàn có khả năng bị tái nhiễm.
Trong trường hợp tái nhiễm, theo TS Điền, bệnh nhân vẫn có nguy cơ lây lan mầm bệnh. Tuy nhiên khả năng lây lan có thể ít hơn vì cơ thể đã có miễn dịch chéo giữa các chủng với nhau.
Như Dân trí đã đưa tin, sáng 7/9, Sở Y tế Hà Nội có công bố một F0 là ông N.T.P., sinh năm 1968, địa chỉ Nghĩa Đô, Cầu Giấy. Bệnh nhân có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 ngày 8/11/2020 tại Nga. Ngày 3/9, bệnh nhân có đi tiêm vắc xin tại Trung Liệt. Ngày 6/9, bệnh nhân đưa người nhà đi khám được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính. Hiện người này không có triệu chứng điển hình nào.
Ùn tắc tại chốt kiểm soát: Hà Nội có thể mất thành quả 3 đợt giãn cách?
Theo chuyên gia, hạn chế người đi lại trong thời gian giãn cách là cần thiết nhưng việc đảm bảo di chuyển an toàn mới là tiêu chí quan trọng hàng đầu để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Ùn tắc tại chốt kiểm soát tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh
Như phản ánh của Dân trí, trong ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội thứ 4 tại Hà Nội, lượng xe cộ đổ ra đường là tương đối đông đúc, nhiều tuyến đường trên địa bàn xảy ra tình trạng ùn tắc nhẹ, đặc biệt là các khu vực có chốt kiểm soát.
Cảnh ùn tắc được ghi nhận tại khu vực đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ngày 6/9.
"Việc ùn tắc tại các chốt kiểm soát khiến người tham gia giao thông không thực hiện được giãn cách và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh", PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, bày tỏ sự lo ngại về tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch.
PGS Hùng nhấn mạnh rằng, hạn chế người đi lại trong thời gian giãn cách là cần thiết nhưng việc đảm bảo di chuyển an toàn mới là tiêu chí quan trọng hàng đầu để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Phương tiện bị ùn ứ, dồn sát vào nhau, nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi không đảm bảo giãn cách.
Hiện, Công an Hà Nội chia các đối tượng được xét duyệt, cấp Giấy đi đường trong "vùng đỏ" thành 6 nhóm:
Nhóm một: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao.
Nhóm 2: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ thiết yếu.
Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.
Nhóm 4: Cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao.
Nhóm 5: Công dân thuộc một số trường hợp thiết yếu.
Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cần thiết khác để phục vụ các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.
Theo chuyên gia này, việc thành phố đã quy định 6 nhóm đối tượng được ra đường tại "vùng đỏ" đã giúp hạn chế đáng kể lưu lượng giao thông trên đường phố.
Người dân di chuyển bằng phương tiện cá nhân với mật độ giao thông thấp, luôn mang khẩu trang đúng cách và đảm bảo giãn cách sẽ không có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp xử lý, vẫn để xảy ra ùn tắc tại các chốt kiểm soát thì đó mới là nguy cơ lây lan mầm bệnh rất lớn.
"Tại các chốt kiểm soát, bên cạnh việc không đảm bảo giãn cách nếu xảy ra hiện tượng ùn tắc, còn có nguy cơ lây nhiễm từ chính lực lượng trực chốt. Cụ thể, khi lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân hay hỏi các thông tin có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác", PGS Hùng phân tích, "Nếu không sớm có biện pháp khắc phục, những đám đông hàng chục người điều khiển phương tiện đứng chen chúc nhau để chờ qua chốt như đã thấy trong ngày 6/9 có thể phá vỡ thành quả nhiều tháng giãn cách xã hội của Hà Nội".
Quan trọng là kiểm soát điểm đi và điểm đến
Theo chuyên gia này, kiểm soát người dân đi lại là biện pháp đúng đắn để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, thay vì quá tập trung vào kiểm soát người di chuyển trên đường thì cần tập trung kiểm soát ở điểm đi và điểm đến.
Để làm được điều này, theo PGS Hùng vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng. Trước hết, tổ dân phố, ban quản lý tòa nhà hay người đứng đầu các thôn, xóm phải nắm được những người có nhiệm vụ và nằm trong diện được phép ra đường theo quy định của thành phố để kiểm soát việc ra đường của những trường hợp này.
Theo chuyên gia, điều quan trọng là phải kiểm soát tại điểm đi và điểm đến của người dân (Ảnh minh họa).
Tại nơi đến: các cơ quan, xí nghiệp, siêu thị, cửa hàng bán đồ thiết yếu,... cần phát huy vai trò trong việc kiểm soát mọi thành viên tuân thủ 5K và có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.
"Người dân và các cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, giãn cách là yếu tố quan trọng nhất để chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh. Kiểm soát quá chặt việc di chuyển trên đường nhưng tại các cửa hàng, công sở lại buông lỏng sẽ không hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch tại cơ sở", PGS Hùng nhấn mạnh.
Hà Nội có phương án giấy đi đường trong ngày 5-9 và giãn cách đến 21-9 Hà Nội chuẩn bị triển khai nhiều biện pháp kiểm soát dịch hơn trong đợt giãn cách thứ 4 kéo dài từ 6 đến 21-9. Tối 3-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ban hành chỉ thị số 20 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Chỉ thị cho biết sau 3 đợt...