F0 khỏi Covid chăm bệnh nhân: Dân cần, viện chưa dám
Nhiều người ở TP.HCM đăng bài với giọng khẩn cầu tìm F0 đã khỏi bệnh và hoàn thành cách ly theo quy định để chăm người nhà của mình đang nhiễm Covid-19.
Muốn kiếm thu nhập lúc thất nghiệp
Đang điều trị Covid-19 tại một bệnh viện dã chiến ở TP.HCM, chị N.N.N. (23 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) vẫn hết sức lo lắng việc không có người chăm sóc cho bà nội của mình. N. cho biết, gia đình chị đều nhiễm Covid-19 và được điều trị ở những bệnh viện khác nhau. Trong đó, bà nội của N. có triệu chứng nặng hơn cả.
Thông qua mạng xã hội, N. liên hệ, kết nối với một F0 đã khỏi bệnh, hoàn thành cách ly 14 ngày ở nhà. Người này muốn tìm công việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 để kiếm thu nhập trong lúc thất nghiệp.
N. cho biết, hiện nay, trên mạng xã hội có nhiều hội, nhóm F0 tìm kiếm công việc chăm sóc người bị nhiễm Covid-19. Những gia đình có người nhiễm bệnh, không có điều kiện chăm sóc người thân cũng lên các nhóm này đăng tin “tuyển” F0 đã khỏi bệnh.
Nhiều người đăng tin tìm kiếm F0 đã khỏi bệnh để chăm sóc người thân bị nhiễm Covid-19 tại nhà, bệnh viện.
Tại các nhóm tìm F0 trên mạng xã hội luôn dày đặc các bài viết tuyển F0 chăm sóc cho người thân.
Trên nhóm “Nhóm tìm F0 khỏi bệnh chăm F0″, tài khoản có tên N.T.N. viết: “Mình cần tìm một người đã là F0, đang có miễn dịch chăm sóc người đang nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện ở Thủ Dầu Một (Bình Dương). Lương trả theo ngày, thương lượng. Ai biết người cần việc vui lòng chỉ giúp…”.
Tài khoản P.H.Q. còn đăng bài tìm F0 với giọng khẩn cầu. Người này cho biết, cả gia đình hiện là F0 với tình trạng bệnh nặng, nhẹ khác nhau. Do đó, “y tế chuyển mỗi người mỗi tuyến”.
H.Q. viết: “Bà em đang bệnh nặng, được chuyển vào bệnh viện ở Quận 1, không có người thân chăm sóc. Em cần anh/chị nào đã là F0, đã được chữa khỏi, đủ tiêu chí để bệnh viện cho vào chăm bà thì có thể vào chăm bà giúp em”.
“Bà em có khả năng được cứu rất cao nếu được bổ sung ăn uống đầy đủ. Em mong anh/chị nào có thể giúp được thì inbox cho em. Giá cả chăm sóc có thể báo cho em. Em mang ơn nhiều lắm. Hiện em cần rất gấp, bà ở trong đó một mình 2 hôm rồi. Em tên Q., điện thoại 089….”.
Các F0 cũng liên tục đăng tin, khẳng định đủ điều kiện chăm sóc người nhiễm Covid-19 dù người bệnh đang điều trị tại nhà hay trong bệnh viện.
Trong các nhóm này, nhiều người cũng vào đăng tin, tìm, nhận công việc chăm F0. Đa số đều khẳng định bản thân đã được chữa khỏi Covid-19, đủ thời gian cách ly tại nhà và có kinh nghiệm chăm bệnh.
Video đang HOT
Người tìm F0 và các F0 tìm việc đều không công khai mức thù lao chung cho một ngày chăm sóc người bệnh. Mức phí này sẽ được người thân của bệnh nhân và các F0 đã khỏi bệnh thỏa thuận với nhau.
N. cho biết, các F0 sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, tuổi tác, nhu cầu chăm sóc của bệnh nhân để đưa ra mức giá cho một ngày chăm sóc.
“Nếu bệnh nhân là người cao tuổi, phải thở máy, không thể tự vận động mức phí sẽ cao hơn so với bệnh nhân có thể tự ăn uống, vệ sinh cá nhân”, N. nói.
Cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng dịch vụ
H.L.C. là một F0 đang tìm kiếm công việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại nhà, bệnh viện. C. nói, cô sẽ nhận việc nếu biết được đầy đủ thông tin về người bệnh như: tình trạng bệnh, đang điều trị ở đâu, giới tính, độ tuổi…
“Nếu bệnh nhân nặng, không thể tự vệ sinh, tôi sẽ thay tã, tắm rửa, đút cho ăn. Bệnh nhân khó thở sẽ vỗ lưng… Chi phí cho một ngày chăm bệnh nhân F0 thường từ 800.000 đồng – 1 triệu đồng/ngày”, C. nói.
Các F0 có giấy xác nhận thường được thuê để chăm sóc người bệnh nhiễm Covid-19.
Cũng theo C., để có thể chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà hoặc bệnh viện, các F0 bắt buộc phải chứng minh được bản thân đã điều trị khỏi bệnh. Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly điều trị tại nhà/nơi lưu trú của cơ quan y tế là điều kiện tiên quyết để F0 có thể tham gia nhận dịch vụ chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Nhiều F0 cho biết, ngày càng nhiều cá nhân, gia đình có nhu cầu thuê người đã khỏi bệnh để chăm sóc thân nhân của họ. Đây được xem là loại hình dịch vụ mới, đem lại thu nhập cho người khỏi bệnh trong lúc đang thất nghiệp.
Tuy nhiên, những F0 tham gia dịch vụ chăm sóc người bệnh thuộc nhiều thành phần khác nhau. Điều này khiến chất lượng dịch vụ không đồng đều.
Một nữ điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện quận Gò Vấp (TP.HCM) cho biết, trước đây, những người nhận các dịch vụ này thường là điều dưỡng, tình nguyện viên từng hoạt động trong các bệnh viện, khu cách ly.
Tuy vậy, hiện nay, rất nhiều F0 nhận chăm sóc bệnh nhân không phải là điều dưỡng, tình nguyện viên mà đơn giản là người từng nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh. Họ có thể là công nhân, tài xế, nội trợ… Do đó, các F0 này hầu như không có chuyên môn về y tế để có thể chăm sóc các F0.
Một F0 giới thiệu nơi làm việc của mình để nâng độ uy tín trong việc tìm kiếm việc chăm sóc người nhiễm Covid-19.
Nữ điều dưỡng cho biết: “Khi chăm người nhiễm Covid-19 tại nhà, các F0 không có chuyên môn có thể sẽ gây nguy hại cho bệnh nhân và người thân của họ. Chúng ta không loại trừ khả năng họ có thể lây nhiễm cho người thân bệnh nhân”.
“Ngoài ra, các F0 này sẽ không xử lý được các tình huống, diễn biến bệnh bất ngờ như bệnh nhân tụt oxy trong máu… Do đó, khi sử dụng dịch vụ này, mọi người cần phải cân nhắc, lưu ý”, người này cho biết thêm.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thành Tâm, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện dã chiến số 1 cho biết, hiện nay, Sở Y tế TP.HCM chỉ có văn bản tuyển tình nguyện viên F0 vào bệnh viện phục vụ tất cả các bệnh nhân chứ không phải vào chăm sóc cho một bệnh nhân cụ thể nào.
“Những tình nguyện viên này sẽ được trả lương. Về việc các F0 được người nhà thuê vào bệnh viện chăm người thân của mình, chúng tôi thấy chưa có chỉ đạo nào từ các cấp quản lý”, bác sĩ Tâm cho biết thêm.
BS Trương Hữu Khanh: Đề xuất người tiêm 2 liều vaccine COVID-19 đi làm trở lại là hoàn toàn hợp lý, cần được áp dụng sớm
Các chuyên gia đề xuất các tỉnh thành như TP HCM, Hà Nội... nên nới lỏng các hoạt động làm việc cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19.
Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách riêng cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 như cho phép đi làm, buôn bán... trở lại, song song với cơ chế giám sát và tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K.
Trao đổi về vấn đề này, PV đã có cuộc phỏng vấn với bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1).
PV: Thưa bác sĩ, được biết bác sĩ là một trong những chuyên gia có đề xuất với TP HCM xem xét để cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine được đi làm trở lại. Tại sao bác sĩ có đề xuất này?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Đề xuất xây dựng cơ chế để người đã tiêm hai mũi vaccine COVID-19 trở lại cuộc sống "bình thường mới", tham gia sản xuất, kinh doanh... là hoàn toàn hợp lý và cần được áp dụng sớm. Một số nước trên thế giới cũng đã áp dụng chính sách này.
Tính đến hết ngày 4/9, TP HCM có tỷ lệ tiêm cao nhất cả nước với 6,1 triệu người (88%). TP HCM cũng được xem là vai trò đầu tàu của kinh tế cả nước. Việc sớm áp dụng cơ chế "được ra ngoài làm việc" cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine là rất cần thiết.
Nhà chức trách cần sớm xây dựng cơ chế, hướng dẫn cụ thể để những người đã tiêm vaccine tham gia sản xuất, kinh doanh, trở lại cuộc sống bình thường mới.
Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vaccine, tránh để người chưa tiêm hoặc đã tiêm mũi 1 hiểu nhầm "bị bỏ lại phía sau".
PV: Vậy theo bác sĩ, những chỉ tiêu và cách thức thực hiện ra sao?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Về cách thức, khi tỉ lệ tiêm chủng, số người được điều trị và số người tự khỏi đã đạt được tỉ lệ nhất định, các tỉnh thành nên tính toán thực hiện "hòa nhập" từng phần, song song nới lỏng dần phong tỏa ở một số khu vực. Việc này cũng giống như việc TP đang áp dụng cấp giấy ai được di chuyển, ngành nghề nào được hoạt động và khai báo y tế tiêm chủng...
Để "hòa nhập" từng khu vực, từng ngành nghề, từng đối tượng, cần dựa vào các yếu tố như tỉ lệ tiêm chủng từng khu vực, từng ngành nghề và tỉ lệ lây nhiễm ở những nơi đó. Cần có hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng (đã tiêm 2 mũi, 1 mũi, chưa tiêm, khỏi bệnh...) về nguy cơ cho bản thân, gia đình, cơ quan, đồng nghiệp.
Riêng với người tiêm đủ 2 mũi vaccine, cần có quy định được đi đến đâu, tham gia các công việc gì, "hòa nhập" cộng đồng ở mức độ nào; đồng thời cần đẩy mạnh tiêm chủng càng nhanh càng tốt để tất cả đối tượng đều đạt 2 mũi vaccine.
Bản thân người tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi bệnh đều có kháng thể bảo vệ nhất định, do vậy bước đầu cần tạo điều kiện cho người lao động ở một số ngành nghề, cửa hàng, loại hình dịch vụ có cơ hội hoạt động trở lại. Việc làm này mang tính chất luân phiên giữa người đã tiêm và chưa tiêm; giữa các ngành nghề với nhau cho đến khi đủ độ bao phủ trên toàn TP.
BS Trương Hữu Khanh.
PV: Được biết, tại TP HCM vẫn có những khu vực, nguy cơ lây nhiễm còn cao. Liệu rằng việc để cho người dân tại các địa điểm này đi lại bình thường phải chăng rất nguy hiểm?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Tôi không nói là cần mở cửa tất cả các khu vực ngay và luôn. Như tôi nói ở trên, chúng ta cần phải xem xét cụ thể từng nơi, khu vực được phép hoạt động. Chẳng hạn, những người trên được đến những nơi không có người già, mắc bệnh nền. Nghĩa là các hướng dẫn phải tính toán cụ thể những nơi được đến, tham gia hoạt động, để không may họ bị nhiễm virus, lây cho người khác ở khu vực đó thì cũng không gây nguy hiểm.
Có thể ban đầu quy mô nhỏ nhưng tinh thần là tận dụng tối đa cơ hội, vaccine phủ đến đâu mở cửa đến đó. Khi nhiều nơi mở cửa, chúng ta có thể hình thành các chuỗi liên xã, liên huyện, liên tỉnh, liên vùng, cho đến khi cả nước đạt miễn dịch cộng đồng.
Cũng giống như nhiễm bệnh ở khu vực nào thì chúng ta phong tỏa khu vực ấy, thì bây giờ, khu vực nào đạt miễn dịch cộng đồng cao, thì nên mở cửa từ từ những khu vực ấy.
PV: Ngoài những người tiêm đủ 2 mũi vaccine, theo bác sĩ còn những đối tượng nào được xem xét?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Theo tôi, một số nhóm khác có thể đi làm lại là người mắc COVID-19 đã được chữa khỏi; người tiêm một mũi qua 14 ngày; các gia đình trẻ. Bởi người đã khỏi bệnh sẽ không nhiễm lại nữa, người tiêm đủ hai mũi vaccine nếu bị nhiễm sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Người mới tiêm một mũi vaccine ít có nguy cơ bệnh nặng. Các gia đình trẻ nếu bị nhiễm cũng sẽ bệnh nhẹ, ít chuyển nặng.
Những người này trở lại cuộc sống bình thường mới cũng là cách để duy trì nguồn lực chống dịch và sống chung lâu dài với COVID-19. Nếu chờ đến khi tiêm đủ tối thiểu 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng mới tính đến việc mở cửa sẽ rất lâu. Trong khi ngay lúc này, chúng ta cần phục hồi, duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.
Các địa phương đã linh hoạt phong tỏa từng phần thì bây giờ tỷ lệ vaccine bao phủ đến đâu cũng cần mở cửa từng phần trở lại đến đó. Qua gần hai năm chống dịch, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh linh hoạt nên cần tính đến bài toán đảm bảo cân bằng giữa chống dịch và kinh tế.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, những người đã tiêm vaccine vẫn phải tuân thủ 5K khi trở lại cuộc sống bình thường mới. Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể để các địa phương áp dụng.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Mới đây, Hà Nộikiến nghị Bộ Y tế bổ sung phân bổ vaccine cho TP để đến ngày 15/9, TP có thể đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. TP cũng đề nghị Bộ hướng dẫn cụ thể đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine thì được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch như thế nào.
Huyện Củ Chi là cơ sở thay đổi chiến lược phòng dịch ở TP.HCM sau ngày 15-9 Tại buổi làm việc với huyện Củ Chi chiều 4-9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá "những kết quả ở Củ Chi đến giờ này là cơ sở để bổ sung các điều kiện cần thiết, góp phần nghiên cứu, thay đổi chiến lược chống dịch ở TP.HCM". Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại buổi làm...