F0 khỏi bệnh liên tục thức trắng đêm, bác sĩ chỉ cách cải thiện mất ngủ hậu Covid

Theo dõi VGT trên

Bác sĩ khuyến cáo, không uống cà phê, rượu, trà, ăn quá no hoặc tập thể dục nặng trong vòng 2h trước khi đi ngủ.

Chúng ta cũng nên tạo thói quen giảm ánh sáng, thư giãn (đọc sách, nghe nhạc…) trước lúc ngủ.

Tháng 1 vừa qua, anh Lê Thành ( Hà Nội) mắc Covid-19 với các triệu chứng nhẹ. 2 ngày đầu sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, anh hơi sốt nhẹ và mỏi mệt dù vậy người bệnh vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường

5 ngày sau, anh Thành có kết quả âm tính. Tuy nhiên những triệu chứng sau khi khỏi Covid mới khiến anh Thành lo lắng. 4 ngày tiếp theo đó, anh gần như thức trắng suốt đêm. “Đêm tôi nằm thao thức thử nhiều cách nhưng không thể ngủ được. Tôi có uống rượu vang để giúp dễ ngủ hơn nhưng người càng mệt mỏi. Đến gần sáng, do mệt quá tôi mới thiếp đi được một lát”.

Bị mất ngủ sau khi khỏi Covid, anh Thành rất lo lắng bởi sợ triệu chứng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc. Ngoài mất ngủ, cơ thể anh cũng rất mỏi mệt.

F0 khỏi bệnh liên tục thức trắng đêm, bác sĩ chỉ cách cải thiện mất ngủ hậu Covid - Hình 1

Điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng

Theo nhiều bác sĩ, các triệu chứng hậu Covid-19 có thể xuất hiện ngay sau khi khỏi bệnh nhưng cũng có nhiều trường hợp sau 4 tuần mới xuất hiện. Những rối loạn này có thể kéo dài trong 4 tuần, thậm chí đến 6 tháng.

Bên cạnh những triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ho, khó thở, rụng tóc, mất mùi vị… thì tình trạng giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, hay rối loạn tâm lý, rối loạn giấc ngủ… cũng xảy ra với F0 đã âm tính.

Việc bị thiếu ngủ, ngủ không ngon khiến chất lượng cuộc sống giảm sút (gia tăng mệt mỏi, giảm minh mẫn, buồn ngủ vào ban ngày, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, căng thẳng lo âu…), dẫn đến trầm cảm, các bệnh lý tâm thần khác.

Theo Ths.BS Nguyễn Quang Hòa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Trung ương, rối loạn giấc ngủ sau nhiễm Covid 19 thường xảy ra với các biểu hiện: Cảm giác khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được, ngủ hay thức giấc hoặc dậy sớm nhưng mệt mỏi…

Các lý do dẫn đến triệu chứng này bao gồm:

- Thiếu ánh sáng tự nhiên dẫn đến não giảm tổng hợp Melatonin (là chất giúp chúng ta cảm giác buồn ngủ)

- Do dùng các loại thuốc

- Do môi trường bệnh viện

Video đang HOT

- Các trải nghiệm xấu trong quá trình nhiễm Covid

- Các dấu hiệu của bệnh gây nên sợ hãi, sự sợ hãi làm đặt cơ thể vào tình trạng cảnh giác cao độ nên căng thẳng, gây khó ngủ.

Về hướng xử trí, Ths.BS Nguyễn Quang Hòa chia sẻ, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục. Cụ thể:

- Buổi chiều: Không uống cà phê, rượu, trà; tránh ăn quá no hoặc tập thể dục nặng trong vòng 2h trước khi đi ngủ.

- Trước khi đi ngủ: Tạo thói quen trước khi ngủ như giảm ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ và tiếng ồn; thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc

- Thời gian ngủ: Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn; phòng ngủ bỏ hết các loại có màn hình ra khỏi phòng ngủ (TV, điện thoại, Ipad…)

- Trong khi ngủ: Đừng chăm chăn nhìn đồng hồ; nếu thức quá 20 phút, bạn hãy ra khỏi giường và quay lại giường khi buồn ngủ, đừng nằm trên giường. Bạn đừng lo lắng về giấc ngủ, càng lo thì càng mất ngủ.

BS Nguyễn Quang Hòa cũng đưa ra các vấn đề cần lưu ý:

- Ngủ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ

- Để 1 cuốn sổ cạnh giường, ghi lại những điều bạn nghĩ đến; điều này giúp bạn ngừng nghĩ đến nó và ngủ tiếp.

- Phòng ngủ nên để nhiệt độ lạnh hơn là để nóng.

- Chúng ta nên tránh để bụng đói, khát khi đi ngủ.

“Kiên trì và lạc quan sẽ giúp các bạn dần dần cải thiện giấc ngủ và đưa cơ thể trở lại trạng thái ban đầu”, Ths.BS Nguyễn Quang Hòa cho biết.

Trong quá trình tư vấn cho các F0, số lượng câu hỏi thắc mắc tôi nhận được liên quan đến các vấn đề thời kỳ sau khi khỏi bệnh tương đương, thậm chí có thời điểm nhiều hơn so với các thắc mắc về quá trình điều trị.

Về hậu covid, có thể nói mất ngủ là một trong những vấn đề mà tôi được hỏi thường xuyên nhất, tỷ lệ gặp khá phổ biến. Lý do bởi hầu như bệnh nhân nào cũng ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu khi nhiễm bệnh. Nhiều người cũng có các triệu chứng kèm theo như ho nhiều về đêm, khó thở, chán ăn… tất cả đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ.

Giấc ngủ bị ảnh hưởng kéo dài chắc chắn sẽ kéo theo chất lượng cuộc sống đi xuống, kèm theo đó là vô số hệ lụy, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đông y hay Y học cổ truyền điều trị mất ngủ đạt hiệu quả khá tốt, các phương pháp thường được ứng dụng gồm có châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân, dùng thuốc y học cổ truyền… Tùy theo mỗi tình trạng bệnh ở các cá thể bệnh nhân khác nhau mà có sự phối hợp, can thiệp phù hợp.

TS.BS Ngô Quang Hải (Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương)

Hướng dẫn F0 tại nhà theo dõi sức khỏe

Dù thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, F0 cũng cần theo dõi sức khỏe hằng ngày về các chỉ số nhiệt độ, nhịp thở, mạch và SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

F0 điều trị tại nhà là những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ, không có dấu hiệu viêm phổi, thiếu oxy, nhịp thở 96% khi thở khí trời... Dù vậy, người bệnh vẫn cần chú ý theo dõi sức khỏe hằng ngày để kịp thời báo nhân viên y tế can thiệp khi có bất thường.

Cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày

- Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng:

Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài).

Ho ra m.áu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.

Các triệu chứng khác như: đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ...

Hướng dẫn F0 tại nhà theo dõi sức khỏe - Hình 1

Phiếu theo dõi sức khỏe của F0 tại nhà.

Ngoài ra, khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà, trạm y tế xã, phường hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2. Nhịp thở

- Người lớn: nhịp thở 20 lần/phút.

- Trẻ từ 1 đến dưới 5 t.uổi: Nhịp thở: 40 lần/phút.

- Trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi: nhịp thở: 30 lần/phút.

Lưu ý ở t.rẻ e.m: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3. SpO2 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

4. Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc

5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở t.rẻ e.m). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước, không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng (ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... )và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bệnh nhi 13 t.uổi bị thủng dạ dày do ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
18:41:41 18/09/2024
Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm
21:34:05 19/09/2024
Những đồ ăn vặt tốt cho người tiểu đường, không làm tăng huyết áp
11:28:07 19/09/2024
Sử dụng hoa đủ đủ đực như nào để tốt cho sức khỏe?
21:19:45 19/09/2024
Lầm tưởng do đau miệng, người phụ nữ mắc ung thư lưỡi nguy hiểm
16:48:13 18/09/2024
Loại quả Việt được ví như 'sâm xanh', vừa bổ m.áu vừa ngừa loãng xương cực tốt
15:45:03 18/09/2024
Lợi ích của trà xanh với người bệnh tiểu đường
09:13:11 18/09/2024
Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường
12:01:52 19/09/2024

Tin đang nóng

Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024
Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
22:29:16 19/09/2024
Con gái thứ 3 của Kim Tử Long xuất hiện trên truyền hình, nhan sắc đời thực ra sao?
22:22:38 19/09/2024
NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung
21:17:20 19/09/2024
Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"
23:12:20 19/09/2024

Tin mới nhất

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Cần lưu ý gì khi mắc nấm chân mùa lũ?

05:37:39 20/09/2024
Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

05:35:15 20/09/2024
Trong khi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối. Loại muỗi này thường trú đậu ở các góc tối, xó tối hoặc trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

05:32:46 20/09/2024
TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Cảnh báo sốt xuất huyết sau mưa lũ ở Quảng Ninh

05:29:48 20/09/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm, thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.

Bé 9 t.uổi nguy kịch sau vài ngày sốt phát ban

05:27:06 20/09/2024
Bác sĩ Việt cho hay trừ một số nhóm trẻ có tình trạng sức khỏe bất thường, mọi t.rẻ e.m trong độ t.uổi tiêm phòng, đặc biệt là nhóm trẻ có bệnh nền, các dị tật, cần tiêm vaccine sởi đầy đủ.

7 cách đơn giản ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng

05:16:27 20/09/2024
Nếu bạn làm việc bàn giấy, điều cần thiết là phải nghỉ giải lao thường xuyên để ngăn ngừa căng cơ. Cứ sau 30 phút, hãy đứng dậy khỏi ghế và đi bộ nhanh trong 3 phút nhằm giúp thư giãn các cơ, giảm căng thẳng ở cổ và vai.

5 lý do không nên ăn nhiều thịt gà hàng ngày

05:13:56 20/09/2024
Ăn quá nhiều thịt gà có thể dẫn đến mức cholesterol cao hơn, điều này có liên quan đến bệnh tim mạch. Việc ăn nhiều thịt gà và các sản phẩm giàu protein khác gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Lợi và hại khi uống trà gừng

21:31:14 19/09/2024
Trong một đ.ánh giá năm 2020, 16 trong số 109 nghiên cứu mà giới chuyên môn đã thử nghiệm, cho biết chứng ợ nóng là một tác dụng phụ bất lợi của việc uống trà gừng.

Các cách tự nhiên để làm giảm viêm xoang tại nhà

21:24:07 19/09/2024
Phun sương là một cách tuyệt vời để làm giảm viêm xoang, bởi vì thông qua việc hít hơi nước, đường thở được làm ẩm và dịch tiết lỏng hơn, dễ dàng loại bỏ hơn, cải thiện nghẹt mũi và khó chịu của viêm xoang.

Thuốc viên nang cứng Fluconazole vi phạm mức độ 3 bị Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

21:22:11 19/09/2024
Quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 57 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Ăn cùng một món mỗi ngày liệu có tốt cho sức khỏe?

21:17:54 19/09/2024
Theo chuyên gia dinh dưỡng việc ăn cùng một món mỗi ngày không chỉ khiến bạn cảm thấy nhàm chán mà còn có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn .

Có thể bạn quan tâm

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Chải lên kế hoạch đi bán kẹo kéo, Quang phát hiện người lạ theo dõi nhà mình

Phim việt

07:13:04 20/09/2024
Thất bại lần 1 với xe bán xúc xích nướng đá không làm Chải nản lòng, đặc biệt khi giờ đây cậu đang ở tình huống không có sự lựa chọn nào khác ngaoif việc phải cố gắng.

Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc

Góc tâm tình

07:11:17 20/09/2024
Đến khi chồng thông báo nhân tình có thai thì tôi mới quyết định l.y h.ôn. Tôi đã sức cùng lực kiệt khi thấy chồng mù quáng không đường về.

Truy tìm đối tượng dùng kéo tấn công tài xế ô tô sau va chạm

Pháp luật

07:08:21 20/09/2024
Sau va chạm với xe máy nam thanh niên điều khiển xe bỏ đi. Một lúc sau, một người đàn ông cởi trần hùng hổ chạy đến cầm kéo đ.ập kính và tấn công tài xế...

Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi

Sao việt

06:42:05 20/09/2024
Trong hôn lễ, Anh Đức và bà xã không thực hiện nghi lễ cắt bánh cưới mà lại dành cho bố mẹ làm việc này. Quyết định này của vợ chồng Anh Đức đã khiến các khách mời vô cùng xúc động.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi phải đi vay lãi, mỗi tháng trả lãi lên đến 200 triệu"

Tv show

06:31:28 20/09/2024
Trong suốt 7, 8 năm đó, tôi đi hát chỉ để k.iếm t.iền trả nợ, tính ra phải trả đến mười mấy tỷ - ca sĩ Akira Phan chia sẻ.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

Mỹ nam Hoa ngữ đóng hiện đại đẹp xuất sắc nhưng cổ trang lại cực xấu: Thử một lần mà ám ảnh không dám có lần hai?

Hậu trường phim

06:02:18 20/09/2024
Mỹ nam Hoa ngữ này đóng phim ngôn tình hiện đại thì rất đẹp thế nhưng lại không hợp với tạo hình cổ trang một chút nào.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

Sao thể thao

23:04:27 19/09/2024
Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.