F0 giảm mạnh, tỷ lệ tiêm vaccine cao, Hà Nội đã đạt miễn dịch cộng đồng?
Chuyên gia lên tiếng trước thông tin nhiều người cho rằng Hà Nội đã đạt miễn dịch cộng đồng khi số ca mắc giảm mạnh và tỷ lệ tiêm vaccine cao.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, với tình hình hiện tại của Việt Nam và thế giới rất khó khẳng định Hà Nội đạt được miễn dịch cộng đồng hay chưa. Tỷ lệ tiêm chủng rất cao không có nghĩa là đạt miễn dịch cộng đồng và không phải tiêm vaccine là không bị lây nhiễm.
Mặt khác, một số người dù mắc COVID-19 nhưng vẫn có khả năng tái nhiễm nhiều lần. Trong khi để đạt được miễn dịch cộng đồng với một bệnh dịch, thì một người khi mắc bệnh thì không nhiễm lại trong thời gian ngắn.
Từ thực tế trên, ông Phu cho rằng, rất khó để nói Hà Nội hay bất kỳ nơi nào đã đạt được miễn dịch cộng đồng. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn luôn hiện hữu nếu người dân chủ quan. Vì vậy, dù Việt Nam đã chuyển sang kiểm soát rủi ro, thích ứng an toàn với dịch bệnh nhưng chúng ta không được lơi là, vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng dịch và tuân thủ 5K của ngành Y tế.
Chuyên gia cho rằng, với tình hình dịch COVID-19 như hiện nay rất khó để nói Hà Nội đã đạt được miễn dịch cộng đồng hay chưa. (Ảnh: Dangcongsan.vn)
BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội đồng tình quan điểm trên. Việt Nam và thế giới vẫn ghi nhận biến chủng Omicron với các biến thể phụ khác nhau, khiến người dân đã mắc COVID-19 vẫn có thể bị nhiễm lại nhiều lần. “Không thể nhắc tới khái niệm miễn dịch cộng đồng khi mọi người vẫn có thể tái nhiễm với bệnh trong thời gian ngắn như vậy”, BS Phúc khẳng định.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khả năng đạt miễn dịch cộng đồng với dịch COVID-19 của Hà Nội hiện rất khó đạt được. Thực tế, để đạt miễn dịch cộng đồng với một bệnh thì không ghi nhận thêm người mắc bệnh đó nữa.
COVID-19 khác với các bệnh khác ở chỗ, một số bệnh có thể bùng lên rồi sau đó không xuất hiện ca mới nữa thì COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần. Ngoài ra, bệnh được coi là đạt được miễn dịch cộng đồng khi vaccine phòng bệnh đó đạt hiệu lực lâu dài. Trong khi các loại vaccine COVID-19 thường chỉ có hiệu lực vài tháng, không bền vững.
Video đang HOT
Vị chuyên gia này cho rằng, thay vì nhắc tới miễn dịch cộng đồng, Việt Nam có thể nghiên cứu việc coi COVID-19 là bệnh lưu hành hàng năm.
Theo các chuyên gia, mọi người không nên lơ là, chủ quan, tuyệt đối tuân thủ 5K và chủ động tiêm vaccine khi tới lịch để phòng dịch hiệu quả.
Khác với những quan điểm trên, BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM lại cho rằng, hiện Hà Nội đã đạt được miễn dịch cộng đồng với COVID-19.
“Đạt miễn dịch cộng đồng không có nghĩa là không còn ai mắc COVID-19. Đạt miễn dịch cộng đồng an toàn nghĩa là vẫn có người mắc, nhưng tỷ lệ thấp, cùng với đó là ca bệnh nặng, tử vong cũng giảm. Theo tính toán thì cứ 5 người Hà Nội thì 1 người mắc COVID-19 và đây mới là con số thống kê, còn thực tế có thể lớn hơn nhiều lần, thậm chí có người không khai báo hoặc không biết mình đang mắc bệnh. Tỷ lệ này kết hợp với độ bao phủ vaccine rất cao cho thấy Hà Nội đã đạt được miễn dịch cộng đồng với COVID-19″, BS Khanh nói.
Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch, Việt Nam có 10.169.929 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 102.850 ca nhiễm). Riêng đợt dịch thứ 4 (từ 27/4), Việt Nam thêm 10.162.185 ca COVID-19, trong đó 8.494.715 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Nhiều chuyên gia dự đoán, với những gì đang diễn ra, nếu không xuất hiện thêm đột biến, thì tình hình dịch tại Việt Nam và trên thế giới sẽ có cải thiện nhiều, dần quay về trạng thái bình thường mới, nghĩa là chấp nhận vẫn có dịch trong cộng đồng nhưng không gây nhiều nguy hiểm trong xã hội.
Chuyên gia Mỹ: Việt Nam đi đúng hướng, cần kiên trì 5K chờ vắc xin
Bác sĩ Eric Dziuban, giám đốc Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, nhận định Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng cần kiên trì thực hiện 5K trong bối cảnh chưa có nhiều vắc xin để sử dụng tại thời điểm này.
Bác sĩ Eric Dziuban, giám đốc Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội - Ảnh: Đại sứ quán Mỹ cung cấp
Ưu tiên làm chậm sự lây nhiễm
Chia sẻ với phóng viên báo chí trong cuộc trò chuyện trực tuyến ngày 22-7 về đối phó với dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, ông Dziuban cho biết hơn một năm qua, đến trước tháng 4-2021, Việt Nam vẫn rất thành công trong kiểm soát 3 làn sóng COVID-19.
Nguyên nhân một phần là vì từ 20 năm qua, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm khác như MERS, SARS, kể cả ZIKA mà các biện pháp y tế cộng đồng có ý nghĩa quan trọng, một phần nhờ các biện pháp kiểm soát cũ, truy vết, xác định F0 phát huy tác dụng.
Các giai đoạn kiểm soát dịch bệnh cụ thể gồm: đầu tiên là ngăn ngừa, đảm bảo dịch bệnh không xảy ra. Khi bệnh đã xuất hiện thì khống chế các ca bệnh. Việt Nam đã thực hiện các biện pháp như hạn chế nhập cảnh từ nước ngoài, xác định F0, truy vết và cách ly hiệu quả cao trong hơn một năm qua.
Trong tình hình mới, với số ca nhiễm cao hiện nay, mục tiêu giảm số ca nhiễm lập tức về 0 là không còn khả thi, nhưng làm chậm tốc độ lây nhiễm để không nhiều người mắc bệnh cùng lúc, đảm bảo khả năng tiếp nhận cho hệ thống y tế, giảm tác hại của dịch bệnh (về người) là cần thiết.
"Không phải các biện pháp kiểm soát trước đây hết hiệu quả, mà do dịch bệnh ở Việt Nam đã sang một giai đoạn mới nên cần áp dụng các biện pháp bổ sung trong khi vẫn phải hạn chế số ca nhiễm mới, kiểm soát các ổ dịch nhỏ, cần giảm tỉ lệ lây nhiễm, hạn chế tác hại của virus.
Biến thể Delta đã thay đổi tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới, nhiều nước hiện nay cũng tăng số ca nhiễm. Nếu biến thể đã nhanh hơn, mạnh hơn, thì phản ứng của chúng ta cũng phải nhanh hơn, mạnh hơn. Đó là lý do các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ đã được đưa ra, thật sự tập trung vào hệ thống y tế để đảm bảo hệ thống này không bị quá tải", ông Dziuban nói.
Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, về ngắn hạn, cần hạn chế sự lây lan của virus bằng 5K vì nếu không làm vậy, dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng và gây nhiều tác hại. Về dài hạn, cần tiêm vắc xin cho đại đa số người dân.
Thận trọng nhưng không bi quan
Trả lời câu hỏi về việc nên ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng tuyến đầu, người có rủi ro cao (người lớn tuổi, có bệnh lý nền,...) hay ưu tiên cho các điểm nóng, bác sĩ Dziuban cho rằng đây là một câu hỏi khó vì chúng ta đều muốn càng nhiều người được tiêm vắc xin càng tốt. Các dữ liệu đã cho thấy người lớn tuổi, có bệnh lý nền như đái tháo đường, huyết áp cao, người bị suy giảm miễn dịch... dễ bị hậu quả nặng nếu nhiễm COVID-19.
Bác sĩ Eric Dziuban, giám đốc Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: HỒNG VÂN
Tuy nhiên, các yếu tố về điểm nóng cũng quan trọng. Theo ông, trong khi chia một lượng vắc xin đáng kể cho các điểm nóng như TP.HCM thì tại đây cần ưu tiên cho những nhóm có nguy cơ cao nhất, rồi đến các nhóm khác.
Ông Dziuban lưu ý người dân cần kiên nhẫn vì các biện pháp kiểm soát cần một thời gian mới phát huy tác dụng, số ca nhiễm mới cập nhật hôm nay thực chất là kết quả xét nghiệm ca nhiễm từ 1-2 tuần trước nên hiệu quả sẽ không thể ngay lập tức, vì thế quan trọng là thực hiện các biện pháp 5K.
Theo ông, người dân không nên bi quan rằng Việt Nam sẽ có thể rơi vào tình thế như Ấn Độ hay Indonesia khi số ca nhiễm quá nhiều, làm quá tải hệ thống y tế, nhưng cũng không nên chủ quan mà hãy thận trọng với dịch bệnh, không từ bỏ 5K. Việc sống chung với COVID-19 như một số nước khác sẽ khả thi khi phần lớn người dân được tiêm vắc xin.
Bác sĩ Eric Dziuban nhận công tác tại Việt Nam từ tháng 5-2021. Trước đó, trong vị trí tương đương tại Namibia, ông đã cố vấn cho việc lập kế hoạch phản ứng khẩn cấp về COVID-19 cho Chính phủ Namibia.
Ông cũng hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho các dự án của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ và Hiệp hội Nhi khoa ở Mỹ.
Bác sĩ Dziuban và gia đình đang sống tại Hà Nội và do đó, như người dân Việt Nam, ông quan tâm đến tình hình dịch bệnh hiện tại và mong Việt Nam sớm chiến thắng COVID-19.
Phát hiện ung thư phổi sau 7 ngày ho tức ngực Người đàn ông 65 tuổi ở Hà Nội đi khám sau 7 ngày xuất hiện tình trạng ho, tức ngực tăng nhiều về đêm, kết quả chẩn đoán khiến bệnh nhân ngỡ ngàng: ung thư phổi. GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh ung thư phổi là...