F0 giảm mạnh, nhiều dịch vụ ở miền Tây hoạt động trở lại
Những ngày qua, dịch Covid-19 ở các tỉnh miền Tây đã “hạ nhiệt”, chính quyền nhiều nơi đã nới lỏng, việc đi lại của người dân diễn ra bình thường.
Từ hôm nay (8/1), tỉnh Bạc Liêu áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo cấp độ 2. Quyết định về cấp độ dịch được Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký ban hành vào chiều 7/1.
Theo quyết định mới nhất, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã hạ cấp độ dịch từ cấp độ 3 xuống 2. Bạc Liêu đã không còn đơn vị cấp huyện, xã nào dịch ở cấp độ 3, 4.
Chính quyền Bạc Liêu quy định: người trên 18 tuổi nếu chưa tiêm vắc xin hoặc mới chỉ tiêm 1 liều thì không được phép ra khỏi nhà/nơi cư trú, trừ trường hợp khẩn cấp liên quan sức khỏe, tính mạng.
Bạc Liêu không còn lập chốt chặn kiểm soát dịch nên người dân được phép ra vào tỉnh, song phải khai báo y tế bằng các phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động.
Tuy nhiên, người từ nơi khác vào Bạc Liêu nếu trên 18 tuổi mà chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm 1 liều thì bắt buộc đến trạm y tế xã phường, thị trấn để khai báo và chịu sự giám sát, theo dõi sức khỏe theo chế độ tương đương F1.
Dịch ở miền Tây những ngày qua đã “hạ nhiệt”
Theo quyết định mới nhất, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã nới lỏng nhiều hoạt động. Theo đó, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, truyền thống được hoạt động bình thường nhưng phải tuân thủ 5K.
Đặc biệt, nhà hàng, quán ăn uống được hoạt động trở lại nhưng mỗi bàn không quá 4 người; đồng thời không tập trung quá 30 người trong cùng thời điểm.
Dịch vụ làm đẹp, spa, cắt tóc, thẩm mỹ viện được hoạt động tối đa 75% công suất; đồng thời không được tập trung quá 20 người trong cùng một thời điểm…
Chính quyền tỉnh Bạc Liêu tiếp tục dừng hoạt động đối với vũ trường, karaoke, massage, quán bar.
Video đang HOT
Tại TP Cần Thơ – trung tâm của vùng ĐBSCL, tình hình dịch những ngày qua đã “hạ nhiệt”. Từ ngày 3 đến 6/1, TP Cần Thơ ghi nhận 778 ca F0, thấp hơn rất nhiều so với trước đó (có thời điểm mỗi ngày TP Cần Thơ ghi nhận trung bình 1.000 ca F0).
Hiện dịch tại TP Cần Thơ đang ở cấp độ 3. Chính quyền TP Cần Thơ cho trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, hộ kinh doanh cá thể được phép hoạt động, song phục vụ không quá 30 người tại cùng 1 thời điểm; thực hiện các biện pháp kiểm soát tốt mật độ, tần suất khách đến mua bán.
TP Cần Thơ đã cho các quán ăn, uống được bán tại chỗ
Cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, ăn uống (nhà hàng, quán ăn, cà phê, trà sữa…) được phục vụ tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm, bảo đảm khoảng cách mỗi bàn tối thiểu 2m.
TP tiếp tục tạm dừng hoạt động karaoke, massage, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử…
Tại các cửa ngõ ra vào thành phố không có chốt, trạm kiểm soát dịch.
“Tôi từ Hà Nội bay vào TP Cần Thơ mà không cần phải có giấy xét nghiệm; chỉ cần khai báo y tế trên phần mềm PC – Covid đầy đủ là được”, chị Thảo đáp chuyến bay từ Hà Nội – TP Cần Thơ vào sáng 6/1 nói.
Tại An Giang, dịch ở cấp độ 2, thời gian qua các hoạt động đã được nới lỏng như: các cơ sở dịch vụ ăn, uống được phép hoạt với hình thức phục vụ tại chỗ…
Tỉnh cũng ngừng áp dụng biện pháp yêu cầu người dân không được ra đường từ 20h hôm trước đến 5h sáng hôm sau.
Hiện tình hình dịch tại các tỉnh miền Tây cơ bản đã “hạ nhiệt”, chính quyền các tỉnh đã áp dụng đúng các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Tại cửa ngõ ra vào, chính quyền các tỉnh không còn lập chốt kiểm soát dịch. Hiện, các tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi 3 cho người dân.
Dân Sài Gòn xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới vào được siêu thị
Ở TPHCM, một số các cửa hàng tiện ích, siêu thị không phát phiếu hẹn nên người dân phải xếp hàng mất 30 phút đến 1 giờ mới vào mua sắm được.
Hàng trăm người dân xếp hàng dài trên đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh chờ mua hàng từ siêu thị mini mới mở (Ảnh: Nguyễn Quang).
Giá hàng hóa tăng, một số nơi hết hàng
Tổng cục Quản lý thị trường vừa có báo cáo cập nhật về tình hình cung ứng hàng hóa ở khu vực phía Nam ngày 16/7.
Theo báo cáo, dù TPHCM thí điểm cho phép một số quầy bán thực phẩm tươi sống tại chợ đầu mối, điểm bán lưu động của các siêu thị và sau khi tin đồn bị phong tỏa không xảy ra, từ chiều 15 đến sáng 16/7, lượng người đến mua hàng tại các siêu thị có giảm so với ngày hôm trước.
Có gần 450 lượt xe bán hàng lưu động tại TPHCM.
Do nhu cầu người dân mua hàng cũng rất đông, nhiều siêu thị phát phiếu mua hàng nhưng từ lúc nhận phiếu thời gian hẹn vào siêu thị khoảng 4-8 tiếng. Còn các cửa hàng tiện ích, siêu thị không phát phiếu hẹn cũng xếp hàng mất 30 phút đến 1 giờ mới vào được.
Đáng lưu ý, chiều và tối 15/7, nhiều cửa hàng cũng hết rau, củ, trứng, bún, miến... Giá các loại hàng trong siêu thị tăng nhẹ do chi phí vận chuyển tăng.
Bên ngoài các siêu thị, cửa hàng tiện ích, có một số hộ dân cũng đã bán rau, củ, trứng nhưng giá cao hơn siêu thị rất nhiều; trứng (gà, vịt) 45.000 đồng/chục (giá trong siêu thị, cửa hàng từ 27.000 - 30.000 đồng/chục); dưa leo giá 45.000 đồng/kg; bí đỏ 30.000 đồng/kg; rau, củ 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Thuận, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết trong ngày tại các địa bàn xuất hiện ca nhiễm mới do Bộ Y tế công bố và các ca nghi nhiễm, có hiện tượng người dân tăng mua các loại hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm ở một vài địa điểm chợ và cửa hàng tiện lợi.
Theo đó, giá mặt hàng thịt heo, thịt bò, trứng và các loại rau củ quả có tăng so với ngày 1/7 (mặt hàng trứng tăng từ 40-50%, rau củ quả tăng từ 20-30%...).
Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích cũng như tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, hàng hóa thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm đa dạng, dồi dào, bảo đảm đủ cung ứng cho người dân.
Khó khăn về nguồn cung, địa phương tìm cách gỡ
Còn ở Ninh Thuận, theo báo cáo, vào sáng 16/7, tại các chợ truyền thống lớn trên địa bàn tiếp tục xảy ra tình hình tăng đột biến về sức mua đối với thịt heo, mỳ gói, rau, củ quả, trứng gà, vịt....
"Đã xảy ra tình trạng thiếu hụt cục bộ đối với mặt hàng thịt heo, trứng. Nguyên nhân do UBND tỉnh Ninh Thuận thông báo thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 0h ngày 17/7 đối với huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nên người dân mua thực phẩm để dự trữ", phía quản lý thị trường cho biết.
Tại tỉnh Đồng Nai, theo cơ quan quản lý thị trường, sức mua của người dân đã giảm hơn so với các ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên do các chợ truyền thống vẫn đang tạm dừng nên lượng người đến mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích vẫn còn đông, hàng hóa đa dạng, giá các loại lương thực, thực phẩm ổn định.
Đến sáng 16/7, sức mua của người dân đã dần ổn định hơn so với những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, trên thị trường hiện tại không có tình trạng gom hàng đầu cơ.
Ở thành phố Cần Thơ, chiều 15/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã tháo gỡ việc các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu bằng đường bộ, đường thủy từ vùng dịch sẽ được lưu thông qua các điểm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố nếu đáp ứng đủ một trong hai điều kiện.
Thứ nhất, tài xế và người đi cùng phải có phiếu xét nghiệm Covid-19 âm tính không quá 3 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm hoặc giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Trong trường hợp tài xế và người đi cùng không có phiếu xét nghiệm thì phải thực hiện việc xét nghiệm tại bệnh viện gần nhất hoặc các điểm test nhanh được bố trí tại các điểm kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Sau khi cả tài xế và người đi cùng đã có kết quả âm tính và đáp ứng các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được phép đưa phương tiện vào địa bàn thành phố.
Theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, từ việc tháo gỡ trên, hiện tại hàng hóa tại các siêu thị tương đối ổn định, bảo đảm cung cấp đầy đủ cho người tiêu dùng, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, không xảy ra tình trạng găm hàng tăng giá đột biến.
Báo cáo cho thấy, tại các tỉnh khác, do lo ngại tình hình dịch Covid-19 nên người dân cũng tăng mua các loại thực phẩm thiết yếu. Tình hình cung ứng hàng hóa, thực phẩm tươi sống rau, củ, quả, trứng, thịt, cá,... các loại thực phẩm thiết yếu khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống, nguồn hàng hóa thiết yếu vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Năm mới, vùng cam tại Cà Mau hạ nhiệt, Bạc Liêu vẫn "giới nghiêm" ban đêm Ngày đầu năm mới 2022, Cà Mau có công bố mới về cấp độ dịch, trong đó các vùng cam đã "hạ nhiệt". Còn Bạc Liêu vẫn tiếp tục thắt chặt một số hoạt động, người dân không được ra đường vào ban đêm. Sáng 1/1/2022, Sở Y tế tỉnh Cà Mau có quyết định cấp độ dịch Covid-19 với quy mô cấp...