F0 bị đỏ mắt, bác sĩ cảnh báo ‘triệu chứng không thể chủ quan’
Đau họng, ho khan và sốt là những dấu hiệu rõ ràng nhất khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, một triệu chứng khác người bệnh cũng cần cẩn trọng khi mắc Covid-19 là đỏ mắt.
Gia đình chị Nguyễn Linh (Hà Nội) có 4 người mắc Covid-19. Khác với các triệu chứng phổ biến của Covid là ho, sốt, mất khứu giác, vị giác…các thành viên trong gia đình chị có hiện tượng đỏ mắt.
Mẹ chồng chị Linh bị đỏ mắt 2 ngày trước khi phát hiện mình dương tính với SARS-CoV-2 và kéo dài 3 ngày. Người cô của chị lại có hiện tượng đỏ mắt sau 2 ngày phát hiện mắc Covid-19 và cũng kéo dài khoảng 3 ngày.
Con gái chị bị đỏ mắt sau 4 ngày dương tính và khỏi sau 2 ngày. Chị Linh cũng bị đỏ mắt trái vào ngày có kết quả dương tính. 5 ngày sau, hiện tượng này ở mắt trái biến mất nhưng mắt phải chị tiếp tục bị đỏ và kéo dài 3 ngày. Theo chị Linh, mắt bị đỏ nhưng không đau nhức, nhìn sự vật hơi mờ. Được các bác sĩ tư vấn nên gia đình chị không quá lo lắng. Họ nhỏ nước muối sinh lý và vệ sinh mắt cẩn thận.
F0 bị đỏ mắt do Covid-19. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
“4 F0 gia đình tôi đều không có triệu chứng, không ho, sốt… chỉ bị đỏ mắt. Chúng tôi sinh hoạt bình thường, tăng cường uống bù nước, vitamin C, đề kháng, nước cam, nước dừa, súc họng nước muối ấm nhiều lần và xông mũi họng 2 ngày/lần. Hiện tại, sức khỏe cả nhà đều ổn định”, chị Linh cho biết thêm.
Tương tự chị Nguyễn Nhung (Hà Nội) cũng xuất hiện hiện tượng đỏ mắt khi mắc Covid-19 ở ngày thứ 5. “Cả 2 mắt có gợn gợn và ngứa. Tôi đã nhỏ thuốc, thấy đỡ nhưng không biết sau này có di chứng gì không”, chị lo lắng.
Về hiện tượng này, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn (Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y), cho biết, mắt bị đỏ là do các mạch máu trong mắt sưng to và giãn ra, biểu hiện của tình trạng bệnh lý nhãn khoa hay hệ thống. Tình trạng này có thể lành tính hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm như giảm thị lực, đau nhức mắt, cộm chói mắt…
Cũng theo TS.BS Tuấn khoảng 11% người mắc Covid-19 có các triệu chứng đỏ mắt, thường gặp nhất là viêm kết mạc, chiếm 89%. Viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp, nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi do một số tác nhân kích ứng, có thể dễ dàng điều trị và tránh được.
Video đang HOT
Bệnh nhân có triệu chứng đỏ mắt biểu hiện các phần màu trắng của mắt trở thành màu hồng hoặc đỏ, không gây khó chịu hoặc mắt có thể bị đau, cảm giác ngứa hoặc cộm, chảy nhiều nước mắt và nhiều rỉ mắt.
Khi mắc Covid-19, sự lây truyền nCoV qua lớp phim nước mắt có thể tồn tại, thậm chí sau khi người bệnh đã khỏi, dẫn đến di chứng đỏ mắt hậu Covid. Các nghiên cứu thế giới cũng báo cáo điều này ngay từ đầu xuất hiện dịch.
Trong một số trường hợp, dấu hiệu đỏ mắt không đơn thuần là viêm kết mạc mà là một số tình trạng nguy hiểm hơn, như viêm màng bồ đào trước (một tình trạng viêm phần trước nhãn cầu), liên quan đến bệnh lý đáp ứng viêm hệ thống đa cơ quan.
Ngoài ra, Covid-19 có thể ảnh hưởng lên võng mạc và hắc mạc (phần phía sau nhãn cầu) thông qua tình trạng thiếu máu, viêm mạch, tổn hại tế bào nội mô mạch máu võng mạc, dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc, nặng hơn là tắc động mạch võng mạc, gây mù không hồi phục.
Bệnh nhân Covid-19 có thể có tình trạng viêm thần kinh thị do virus xâm nhập trực tiếp vào thần kinh mắt hoặc do cơn bão cytokine, biểu hiện mất thị lực, liếc mắt thì cảm thấy đau, khám thấy phản xạ ánh sáng bất thường và phù gai thị.
Bên cạnh đó, nếu thiếu máu tổn hại một phần võng mạc có thể gây nên triệu chứng mất một vùng nhìn, bệnh nhân không thể thấy rõ một vùng thị trường. Các triệu chứng khác có thể có ở phía sau nhãn cầu bao gồm thoái hóa võng mạc, viêm màng bồ đào sau, tổn thương đa ổ trên võng mạc.
Bởi vậy, nếu bị đỏ mắt kèm các dấu hiệu bất thường cần phải có sự đánh giá của bác sĩ chuyên khoa mắt. Để phòng tránh di chứng đỏ mắt hậu Covid-19, ngay từ khi mắc bệnh nên chuẩn bị sẵn nước muối sinh lý Nacl 0.9% (loại 10 ml) để nhỏ mắt. Nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi virus và các yếu tố gây viêm khỏi bề mặt nhãn cầu, giúp sự hồi lưu nước mắt và hồi phục nhanh hơn trong các trường hợp đau đỏ mắt.
“Các loại thuốc khác dùng để điều trị đau mắt đỏ khi mắc Covid-19 cần tham vấn bác sĩ, không nên tự ý nhỏ thuốc, tra thuốc, xông hơi. Thời điểm và liều lượng sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc tra mắt kháng sinh, kháng viêm rất quan trọng, vì nếu sử dụng không đúng có thể khiến bệnh năng lên hoặc kéo dài hơn, hoặc có các tác dụng phụ khác không mong muốn (khô mắt, tăng nhãn áp, mù mắt)”, TS.BS Tuấn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, người bệnh nên bồi bổ thể trạng, uống đủ nước, uống thêm các loại vitamin (A, C, E), giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, điều trị Covid-19 theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi tình trạng Covid-19 đỡ hơn, triệu chứng ở mắt cũng sẽ đỡ một phần. TS.BS Tuấn cũng lưu ý, bệnh nhân cần khám bác sĩ chuyên khoa sớm nếu mắt cảm thấy mờ đi hoặc đau nhức mắt.
Khi nào giảm cân là dấu hiệu cảnh báo của ung thư?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân, trong đó có cả ung thư. Nó thường là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của ung thư thực quản, tuyến tụy, dạ dày và phổi.
Nhiều người liên hệ giảm cân không rõ nguyên nhân với bệnh ung thư. Mặc dù giảm cân không chủ ý có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư, nhưng cũng có những lý do khác dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân.
Khi nào bạn nên lo lắng về việc giảm cân không rõ nguyên nhân?
Cân nặng của bạn có thể dao động vì nhiều lý do khác nhau. Một sự kiện thay đổi cuộc sống hoặc căng thẳng có thể khiến bạn giảm cân dù không chủ đích. Hay một lịch trình đặc biệt bận rộn trong một thời gian có thể gây ra sự thay đổi tạm thời trong lượng thức ăn và mức độ hoạt động của bạn, khiến bạn giảm vài cân.
Không có bất kỳ hướng dẫn chắc chắn nào. Nhưng một số chuyên gia tuân theo quy tắc rằng việc giảm cân không chủ ý hơn 5% trọng lượng cơ thể của bạn trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến một năm thì cần phải được đánh giá y tế.
Tại sao đôi khi ung thư làm giảm cân?
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, giảm cân không rõ nguyên nhân thường là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh ung thư thực quản, tuyến tụy, dạ dày và phổi.
Các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như ung thư buồng trứng, có nhiều khả năng gây giảm cân hơn khi một khối u phát triển đủ lớn để đè lên dạ dày. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy no nhanh hơn.
Các loại ung thư khác cũng có thể gây ra các triệu chứng gây khó khăn cho việc ăn uống, chẳng hạn như: buồn nôn, chán ăn, khó nhai hoặc nuốt.
Ung thư cũng làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Viêm là một phần của phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại khối u, khối u này tạo ra các cytokine gây viêm và làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn. Điều này làm rối loạn các hormone điều chỉnh sự thèm ăn của bạn. Nó cũng thúc đẩy sự phân hủy chất béo và cơ bắp.
Cuối cùng, một khối u đang phát triển sử dụng một lượng đáng kể năng lượng của cơ thể bạn, điều này có thể làm tăng mức tiêu hao năng lượng khi nghỉ ngơi (REE) của bạn. REE là lượng năng lượng mà cơ thể bạn đốt cháy khi nghỉ ngơi.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp giảm cân không rõ nguyên nhân không phải do ung thư. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu thấy bất kỳ sự giảm cân đáng kể nào mà không thể giải thích bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc mức độ hoạt động của bạn.
Nói chung, giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể của bạn trong vòng 6 đến 12 tháng thì bạn cần phải thăm khám. Và nếu bạn là người lớn tuổi với các vấn đề sức khỏe khác, thì ngay cả khi giảm một lượng cân nhỏ hơn cũng có thể là lý do để bạn đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách xem xét tiền sử bệnh của bạn, bao gồm bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Xét nghiệm nước tiểu và máu, cũng như quét hình ảnh, có thể tìm thấy các dấu hiệu của ung thư hoặc một tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến việc giảm cân của bạn.
Bạn hãy đi khám ngay nếu việc giảm cân của bạn đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Khó nuốt chất rắn hoặc chất lỏng.
- Chảy máu trực tràng đáng kể.
- Khó thở.
- Nôn ra máu.
- Chất nôn trông giống như bã cà phê.
- Chóng mặt và ngất xỉu.
HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Tiêm đủ 2 mũi vắc xin, mắc COVID-19 có tử vong không? Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng khi đã tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, cơ thể sẽ được bảo vệ, nếu nhiễm bệnh sẽ nhẹ, không cần thở oxy. Tuy nhiên vẫn có tỉ lệ 10% bệnh nặng và tử vong vì nhiều lý do. Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc...