F-35 Anh không thể cất cánh vì bị S-300 Nga áp sát trong cự ly 10 km?
Hệ thống tên lửa phòng không S-300F Fort trên tuần dương hạm Nguyên soái Ustinov được cho là gây ra sự uy hiếp nghiêm trọng đối với các chiến đấu cơ của Anh.
Vài ngày trước gần căn cứ Không quân Hoàng gia Anh, một tàu chiến Nga đã được phát hiện ở cự ly rất gần, đó chính là tuần dương hạm Nguyên soái Ustinov lớp Slava, trên tàu có một số hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Nga, bao gồm cả biến thể hải quân của tổ hợp S-300.
Các hệ thống phòng không Nga nằm cách căn cứ Không quân Hoàng gia ở phía Nam đảo Síp chưa đầy 10 km. Liên quan đến vấn đề này, London buộc phải đình chỉ mọi chuyến bay của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35.
Theo nguồn tin từ trang Avia.pro của Nga, trong 72 giờ qua, không một máy bay chiến đấu F-35 nào của Anh được nhìn thấy trên bầu trời phía Nam đảo Síp. Rõ ràng, điều này chính xác là do sự xuất hiện của S-300 trên tàu tuần dương Nguyên soái Ustinov, và ở Anh họ coi các hệ thống phòng không Nga là mối đe dọa nghiêm trọng.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga. Ảnh: Avia.pro.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng các hệ thống trinh sát điện tử trên tàu chiến Nga nằm ở cảng Limassol tỏ ra gây nguy hiểm lớn hơn nhiều cho các máy bay chiến đấu của Anh thay vì tổ hợp phòng không S-300.
“Ngay cả khi chúng ta cho rằng máy bay chiến đấu F-35 sở hữu phương tiện chống lại Không quân Nga, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga có thể nhanh chóng xác định cách thức thực hiện cuộc phản công, và do đó điều này sẽ giúp phát triển các biện pháp đối phó nhằm chống lại tiêm kích thế hệ thứ năm”, các chuyên gia quân sự Nga ghi chú.
Cần làm rõ rằng tại thời điểm này, tàu chiến Nga đã rời khỏi lãnh hải đảo Síp.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Ngoại trưởng Iran chỉ trích châu Âu không tôn trọng cam kết hạt nhân
Anh, Pháp và Đức đã đã không nhập khẩu dầu của Iran và không tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng quốc tế của Iran.
Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark, Iran. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo THX, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 16/1 đã chỉ trích châu Âu không thực hiện các cam kết của họ theo thỏa thuận hạt nhân Iran lịch sử ký năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện ( JCPOA).
Trên tài khoản Twitter, ông Zarif viết: "Anh, Pháp và Đức - ba bên ký thỏa thuận hạt nhân Iran, đã tuyên bố rằng châu Âu duy trì các nghĩa vụ trong JCPOA, song trên thực tế họ đã không nhập khẩu dầu của Iran và không tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng quốc tế của Iran."
Ông lên án các nước châu Âu "phục tùng" trước sức ép của Mỹ đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Ngày 15/1, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho rằng các quốc gia châu Âu đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân ký kết giữa quốc gia này và nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015.
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi các quốc gia Anh, Pháp và Đức kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận vì cho rằng Tehran không tuân thủ thỏa thuận.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ, ông Zarif cho rằng các quốc gia châu Âu đang bị Washington "bắt nạt."
Các quốc gia này không mua dầu mỏ từ Iran, tất cả các công ty của họ cũng đã rút khỏi thị trường Iran.
Vì vậy, Ngoại trưởng Iran cho rằng những nước này đã vi phạm thỏa thuận đồng thời nhấn mạnh tương lai của thỏa thuận hạt nhân giờ phụ thuộc vào châu Âu./.
Theo vietnamplus.vn
'Địa chấn chính trị' ở Nga sau bài phát biểu của Putin Bài phát biểu hàng năm dường như là thông lệ của Tổng thống Putin ngày 15/1 bất ngờ tạo nên một cơn địa chấn chính trị lớn tại Nga. Các bước ngoặt bất ngờ Sau khi bài phát biểu kết thúc, chính phủ Nga từ chức, khiến các nhà quan sát Kremlin hoàn toàn bất ngờ. Thủ tướng Dmitry Medvedev rút lui và...