F-22 Mỹ nổ súng khi đụng độ chiến đấu cơ Nga ở Syria?
Bộ Quốc phòng Nga nói tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ áp sát cặp chiến đấu cơ Su-25 của Nga và thậm chí còn nổ súng, làm ảnh hưởng đến hoạt động cứu trợ nhân đạo dưới mặt đất.
Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.
Theo RT, vụ việc xảy ra ngày 13.12 khi cường kích Su-25 của Nga được cho là đã đi vào không phận mà liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu kiểm soát ở Syria.
Lầu Năm Góc nói chiến đấu cơ Nga đã vượt qua phía đông sông Euphrates và buộc Mỹ phải điều tiêm kích F-22 đến can thiệp.
“Họ bị chặn bởi hai chiến đấu cơ F-22 Raptor, vốn đang làm nhiệm vụ yểm trợ các lực lượng đối tác trên bộ tấn công IS”, Eric Pahon, người phát ngôn Lầu Năm Góc nói.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cũng lên tiếng tuyên bố một trong hai chiếc F-22 đã nổ súng, bắn pháo sáng thẳng ngay trước mặt các phi công lái Su-25. Nga nói các cường kích này đang làm nhiệm vụ hỗ trợ đoàn xe nhân đạo gần thị trấn Mayadin ở Syria.
Cuộc đụng độ căng thẳng đến mức nếu không đổi hướng, máy bay Nga và Mỹ hoàn toàn có thể va chạm trên không. Phi công Mỹ sau đó chủ động đổi hướng bay trước.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga sau đó đã can thiệp, xua đuổi máy bay Mỹ.
Không quân Nga ngay lập tức điều một chiến đấu cơ Su-35 đang làm nhiệm vụ tuần tra gần đó đến hỗ trợ. Máy bay Nga áp sát bên sườn phi công lái F-22 và tiêm kích Mỹ rời khỏi khu vực ngay sau đó.
Phía Mỹ nói vụ việc kéo dài khoảng 40 phút trước khi phi cơ Nga bay về phía tây sông Euphrates. Các lãnh đạo liên minh đã liên lạc với phía Nga bằng đường dây nóng đặc biệt để kiềm chế tình hình, tránh khả năng xảy ra “sai lầm chiến lược”, theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc.
Nga và Mỹ năm 2015 từng ký bản ghi nhớ về an toàn bay ở Syria và thiết lập đường dây nóng để liên lạc trong tình huống khẩn cấp. Theo lý thuyết, không quân Mỹ và Nga thảo luận trước về nhiệm vụ và hướng bay của các chiến đấu cơ để tránh đụng độ trên không.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, tiêm kích F-22 Mỹ đã nổ súng bắn pháo sáng về phía cường kích Su-25 của Nga. Đây được coi là sự cố hết sức nghiêm trọng nếu như phi công của hai bên không tỉnh táo.
Theo Danviet
Video đang HOT
5 siêu vũ khí giúp TQ chiếm ưu thế trước Ấn Độ
Trung Quốc nắm trong tay nhiều loại vũ khí tầm xa với độ chính xác cao, đủ khả năng vô hiệu hóa lực lượng ở biên giới Ấn Độ nếu xung đột nổ ra.
Ấn Độ chưa có loại tên lửa liên lục địa nào tương xứng với DF-31A của Trung Quốc.
Theo phân tích của tác giả Kyle Mizokami đăng tải trên National Interest, căng thẳng biên giới Trung-Ấn có thể trở thành xung đột quân sự toàn diện.
Khu vực vùng núi biên giới nhiều khả năng sẽ không phải là điểm nóng giao tranh bởi địa hình phức tạp, dễ phòng thủ, khó tấn công.
Do đó, nếu xung đột nổ ra, Trung Quốc sẽ phải dựa vào các loại vũ khí tầm xa hiện đại, bao gồm cả tàu sân bay nội địa nhằm tạo ra ưu thế vượt trội.
Vũ khí siêu thanh DF-ZF (WU-14)
Vũ khí siêu thanh DF-ZF hoàn toàn không thể đánh chặn.
Lần đầu giới thiệu vào năm 2014, Trung Quốc đã 7 lần thử phương tiện tấn công siêu thanh DF-ZF. Cả 7 lần thử nghiệm này đều được quan chức quốc phòng Mỹ đánh giá thành công.
Sau lần phóng thử gần nhất năm 2016, giới chức Mỹ bày tỏ quan ngại về siêu vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc. Bởi một khi tách ra khỏi tên lửa đạn đạo, DF-ZF đủ khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong vòng 1 giờ.
DF-ZF đạt tốc độ tối đa 12.000 km/giờ ở độ cao 100km. Cơ chế hoạt động của loại siêu vũ khí này giống như tên lửa hành trình khi có thể thay đổi hướng bay để tránh hệ thống phòng thủ đối phương. Nhưng tên lửa hành trình không bay nhanh, xa như DF-ZF và sức công phá cũng không lớn bằng.
DF-ZF không tự phóng lên bầu trời mà cần phải có tên lửa đạn đạo tầm trung như DF-21 đưa đến độ cao cần thiết.
Quan chức Mỹ thừa nhận không thể đánh chặn loại vũ khí này khiến cho mối đe dọa đối với Ấn Độ lại càng lớn mạnh hơn gấp nhiều lần. DF-ZF phóng từ Tân Cương, phía Tây Trung Quốc với tốc độ 8600 km/giờ sẽ đánh trúng thành phố Bangalore của Ấn Độ trong 20 phút và thủ đô New Delhi chỉ trong 10 phút.
Tàu sân bay nội địa
Tàu sân bay nội địa Type-001A của hải quân Trung Quốc.
Trong trường hợp tuyến đường thương mại qua Ấn Độ Dương bị cắt đứt. Trung Quốc sẽ phải điều nhóm tác chiến tàu sân bay đến nghênh chiến và đó sẽ phải là thế hệ tàu sân bay mới nhất.
Tàu sân bay nội địa Trung Quốc một khi được đưa vào vận hành có lượng giãn nước 70.000 tấn, mang theo 48 chiến đấu cơ, bao gồm 25-27 chiếc J-20 hiện đại nhất.
Sự xuất hiện của tàu sân bay mới sẽ mở ra cơ hội đụng độ trực tiếp với hải quân Ấn Độ. Và đó sẽ là trận hải chiến đầu tiên giữa hai tàu sân bay kể từ sau Thế chiến 2, theo tác giả Mizokami.
Lực lượng tên lửa chiến lược
Dàn tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc trong lễ duyệt binh.
Lực lượng tên lửa chiến lược (quân đoàn pháo binh số 2) của quân đội Trung Quốc là lực lượng sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh mẽ, bao gồm cả phiên bản gắn đầu đạn hạt nhân và phi hạt nhân.
Nếu xung đột nổ ra, lực lượng này sẽ phóng hàng loạt tên lửa tầm xa nhằm vào các mục tiêu chiến lược ở Ấn Độ.
Tên lửa đơn giản nhất như DF-15 đủ sức đánh trúng căn cứ quân sự Ấn Độ bằng đầu đạn 900kg.
Tên lửa tầm trung DF-21C, tầm bắn 1.700km có thể bay xa tới tận thành phố Mumbai ở phía nam Ấn Độ. Tên lửa này chuyên sử dụng cho mục đích xuyên thủng hầm trú ẩn đối phương.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất như DF-31 và DF-41 của Trung Quốc một khi khai hỏa sẽ gây ra thiệt hại đáng kể mà Ấn Độ không có cách nào đánh chặn được.
Tên lửa hành trình DH-10
Tên lửa hành trình DH-10 Trung Quốc phóng từ mặt đất.
DH-10 (CJ-10) là bước tiến lớn của Trung Quốc trong công nghệ tên lửa hành trình.
Tên lửa này có các phiên bản phóng từ mặt đất, tàu chiến và trên các máy bay ném bom chiến lược. DH-10 khá giống với Tomahawk của Mỹ khi có thể bay xa 1.500km và mang theo đầu đạn 500kg hoặc đầu đạn hạt nhân.
Ngay cả hình dáng bên ngoài của DH-10 cũng có nét tương đồng với Tomahawk. Độ chính xác của DH-10 được cho là vào khoảng dưới 10 mét.
DH-10 phóng từ Tây Tạng có thể vươn đến 2/3 lãnh thổ Ấn Độ, xa nhất là thành phố Hyderabad. Năm 2014, Trung Quốc được cho là sở hữu 55 bệ phóng từ mặt đất, tổng cộng 500 quả tên lửa DH-10.
Nếu xung đột với Ấn Độ nổ ra, DH-10 sẽ là vũ khí chiến thuật mang đầu đạn thông thường chính được Trung Quốc sử dụng. Ấn Độ có thể điều chiến đấu cơ tấn công các bệ phóng DH-10 nhưng các tổ hợp phòng không Trung Quốc sẽ luôn sẵn sàng tiếp ứng.
Chiến đấu cơ J-20
Chiến đấu cơ J-20 vượt trội hơn bất kỳ máy bay nào khác của Ấn Độ.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc chính thức được giới thiệu vào tháng 3.2017. Đây là loại tiêm kích được đánh giá có năng lực tương đương F-22 Mỹ.
J-20 không chỉ được trang bị radar khóa mục tiêu hiện đại mà còn có thể mang theo cả kho vũ khí đa dạng, từ tên lửa đối không, đối đất hoặc chống hạm.
Đặc tính nổi trội nhất của J-20 là không chiến và các chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ về lý thuyết không phải là đối thủ của chiến đấu cơ Trung Quốc.
Nếu xung đột nổ ra, Trung Quốc nhiều khả sẽ tung phi đội J-20 vào thực chiến từ 5 căn cứ không quân ở Tây tạng. Su-27UBK và Su-30MKK có sẵn tại các căn cứ này sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ.
Để chống lại mối đe dọa từ J-20, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua các tổ hợp phòng không S-400 từ Nga. Nhưng cho đến khi S-400 có mặt tại New Delhi, Ấn Độ vẫn sẽ phải dựa vào các tổ hợp S-300 và hệ thống phòng không tầm gần.
Theo Danviet
Kịch bản Nga-Mỹ đại chiến trên bầu trời Syria Nếu xung đột Nga-Mỹ nổ ra ở chiến trường Syria, các loại vũ khí hiện đại nhất như tiêm kích F-22, F-35, hệ thống phòng không S-400, tên lửa hành trình Kalibr sẽ được hai bên tung vào cuộc chiến. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Ảnh minh họa. Theo Business Insider, sau khi cường kích...