F-16 Ukraine bắn hạ 7 tên lửa của Nga, Anh nói Oreshnik là vũ khí ‘hàng hiếm’
Để đáp trả cuộc không kích lớn gần đây của Nga, các tiêm kích F-16 của Ukraine đã được triển khai và bắn hạ 7 tên lửa hành trình của đối phương.
Đây là thông tin được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sky News. Theo ông Zelensky, các chiến đấu cơ đa năng F-16 của Không quân Ukraine đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chống lại những mối đe dọa trên không từ Nga.
“Cách F-16 hoạt động hiện nay là rất tốt, nói chung là tuyệt vời”, ông Zelensky nói.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: RBC-Ukraine
Ông Zelensky nhấn mạnh dù số lượng F-16 do phương Tây cung cấp cho Ukraine vẫn còn khá hạn chế, nhưng chúng đang được sử dụng tích cực để đẩy lùi các đợt tấn công của Nga.
“Chúng tôi có rất ít máy bay F-16. Bây giờ chúng đang làm gì? Chúng đã phá hủy 7 tên lửa đạn đạo vào 2 đêm trước, 7 tên lửa này nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự”, Tổng thống Ukraine nói thêm.
Video đang HOT
Hôm 28/11, Nga đã triển khai một cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn vào Ukraine với sự tham gia của gần 200 tên lửa và máy bay không người lái (UAV). Mục tiêu của cuộc tấn công chủ yếu nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraine. Đây là đợt tấn công lớn thứ 2 của Nga trong tháng 11 nhằm vào Ukraine.
Tình báo Anh nói Oreshnik là vũ khí “hàng hiếm”
Tờ Kyiv Post đưa tin, hôm 29/11, tình báo Anh nhận định tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm Oreshnik có thể đắt hơn nhiều so với các tên lửa khác mà Nga đang sử dụng để chống lại Ukraine.
Tên lửa siêu vượt âm Oreshnik được Nga phóng vào thành phố Dnipro của Ukraine hồi tuần trước được cho là biến thể của tên lửa đạn đạo Rubezh RS-26 mà Moscow từng thử nghiệm lần đầu vào năm 2011. Chia sẻ trên mạng xã hội X, Bộ Quốc phòng Anh cho rằng Nga hiện sở hữu số lượng hạn chế tên lửa Oreshnik, và chưa đưa vào sản xuất hàng loạt.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Anh, tầm bắn tối đa của tên lửa Oreshnik từ 3.000 – 5.500km, và đã bay được khoảng 800km đến mục tiêu trong cuộc tấn công vào Dnipro.
“Khả năng cao Nga chỉ có một số ít tên lửa Oreshnik, và chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt”, báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh viết.
Tình báo Anh cho rằng, việc Nga triển khai Oreshnik dường như là một thông điệp chiến lược tốn kém nhằm đáp trả Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa mà phương Tây cung cấp để tập kích các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh thêm, việc Nga phát triển tên lửa Oreshnik có thể đã bắt đầu trước khi Moscow rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào tháng 2/2019.
Trước đó, hôm 28/11, phát biểu tại cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) ở thủ đô Astana của Kazakhstan, Tổng thống Vladimir Putin cho biết sắp tới Nga có thể nhắm vào các trung tâm ra quyết định quan trọng ở thủ đô Kiev, cũng như các cơ sở quân sự và công nghiệp trên khắp Ukraine bằng tên lửa Oreshnik.
Triều Tiên lên tiếng ủng hộ quyền tự vệ của Nga trước Ukraine
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Kong-un cho rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa là kết quả của sự can thiệp quân sự trực tiếp của phương Tây và Nga hoàn toàn có quyền hành động để tự vệ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra những nhận định trên trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov nhân chuyến thăm của quan chức này đến Bình Nhưỡng hôm 29/11, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 30/11 đưa tin.
Theo đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định chính Mỹ và phương Tây đã khiến chính quyền Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí tấn công tầm xa của họ, điều đó cũng có nghĩa rằng phương Tây đã can thiệp quân sự trực tiếp vào cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov. Ảnh: KCNA
Vì thế, Nga hoàn toàn có thể thực hiện quyền tự vệ của mình, và rằng Nga nên hành động để "các thế lực thù địch phải trả giá", theo ông Kim Jong-un. Ông cũng nhấn mạnh việc cần phải hành động rõ ràng để phát tín hiệu tới các thế lực khiêu khích rằng họ sẽ không được hưởng lợi nếu coi thường cảnh báo của Nga.
KCNA cũng cho biết, ông Kim Jong-un đã cam kết mở rộng quan hệ với Nga trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả các vấn đề quân sự theo hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện mà Nga và Triều Tiên đã ký kết trong năm nay, trong đó có một thỏa thuận phòng thủ chung.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đồng thời khẳng định rằng chính phủ, quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ luôn ủng hộ chính sách của Nga nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov cùng dự chương trình nghệ thuật chào mừng. Ảnh: KCNA
Trước đó, RT đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov đã có chuyến thăm đến Triều Tiên và hội đàm với người đồng cấp No Kwang-chol, tập trung vào việc thực hiện thỏa thuận hợp tác chiến lược mà Moscow và Bình Nhưỡng đã ký kết trong năm nay.
Chuyến thăm diễn ra sau khi Mỹ và các đồng minh tuyên bố Bình Nhưỡng đã gửi khoảng 12.000 quân đến Nga để huấn luyện và có thể triển khai trong cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, Moscow và Bình Nhưỡng không xác nhận thông tin này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một tuyên bố từng cho biết việc quyết định thực hiện các cam kết chung theo hiệp ước mới là tùy thuộc vào hai nước Nga và Triều Tiên, chứ không phải bất kỳ ai khác.
Bật mí kho tên lửa siêu thanh của Nga Hạ tuần tháng 11, Nga đã gây sốc khi lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik để tấn công Ukraine. Gọi đây là loại tên lửa không thể bị đánh chặn, Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí còn tuyên bố bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik và thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát...