F-16 Bỉ tự tăng tốc, đâm vào nhà
Tiêm kích F-16A Bỉ đột ngột tăng tốc khi khởi động, lao vào ngôi nhà trong căn cứ Leeuwarden và khiến hai người bị thương.
Không quân Hà Lan cho biết sự cố xảy ra tại căn cứ Leeuwarden, miền bắc nước này, hôm 1/7 khi chiếc F-16A của Bỉ tự tăng tốc trong lúc khởi động, vượt qua vật chắn bánh xe và đâm vào khu nhà ở đối diện vị trí tập kết. Lực lượng cứu hỏa sân bay đã nhanh chóng có mặt để phun nước đề phòng cháy nổ.
Chiếc F-16A Bỉ lao vào khu nhà tại căn cứ Leeuwarden hôm 1/7. Ảnh: Airlive .
Phi công phóng ghế thoát hiểm và tiếp đất an toàn, nhưng dường như đã bị thương. Một kỹ thuật viên mặt đất đang làm việc cạnh máy bay vào thời điểm đó bị thương và được đưa vào bệnh viện điều trị. “Chúng tôi đang đứng ở điểm quan sát bên ngoài sân bay. Đột nhiên có rất nhiều tiếng động lớn, lúc đó tôi thấy đuôi của một chiếc F-16 lao qua với tốc độ khá cao”, một nhân chứng cho hay.
Video đang HOT
Hình ảnh hiện trường cho thấy chiếc F-16A đeo hai thùng dầu phụ đâm hỏng tường khu nhà, được phủ kín trong bọt chữa cháy. Trên mặt đất có hai vệt phanh dài, cho thấy phi công đã nỗ lực hãm máy bay nhưng không thành công.
Phi công và chiếc F-16A thuộc Phi đoàn số 2 không quân Bỉ, đang triển khai đến căn cứ Leeuwarden để tham gia khóa đào tạo sĩ quan huấn luyện vũ khí, chương trình huấn luyện dài 6 tháng cho những phi công giỏi và nhiều kinh nghiệm nhất của lực lượng này.
Không quân Bỉ đang vận hành 43 tiêm kích F-16A, mỗi chiếc có giá ước tính hơn 46 triệu USD. Khả năng vận hành và sẵn sàng chiến đấu của phi đội này liên tục bị đặt dấu hỏi, dù chúng thường xuyên phải tham gia tuần tra biên giới NATO và làm nhiệm vụ trực chiến trong khuôn khổ phòng thủ bầu trời chung giữa Bỉ và Hà Lan.
Cuối năm 2018, kỹ thuật viên mặt đất vô tình khai hỏa pháo M61 Vulcan trên một tiêm kích F-16 trong quá trình bảo dưỡng. Loạt đạn bắn trúng một chiếc F-16 chứa đầy nhiên liệu đang đậu gần đó, khiến nó bốc cháy và bị phá hủy hoàn toàn. Một chiếc F-16 cũng bị hư hỏng nhẹ.
Tháng 3/2021, toàn bộ phi đội F-16 Bỉ phải ngừng bay sau khi một máy bay gặp sự cố động cơ khi cất cánh.
Nghị sĩ Mỹ tranh cãi về bom thông minh bán cho Israel
Các nghị sĩ đảng Dân chủ bất đồng với hợp đồng 735 triệu USD Mỹ cung cấp cho Israel các bộ dẫn đường bom thông minh.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 5/5 gửi thông báo cho quốc hội Mỹ, cho biết đã phê chuẩn hợp đồng bán cho Israel lô vũ khí trị giá 735 triệu USD, trong đó chủ yếu là hệ thống JDAM do Boeing sản xuất để biến bom thông thường thành bom dẫn đường có độ chính xác cao.
Tuy nhiên, hợp đồng này đã gây nhiều bất đồng trong nội bộ đảng Dân chủ, khi các lãnh đạo đảng ủng hộ hỗ trợ quân sự cho Israel, còn nhiều nghị sĩ cấp tiến lại phản đối trong bối cảnh Israel đang giao tranh dữ dội với Hamas tại Dải Gaza.
Kỹ thuật viên Israel chuẩn bị bom JDAM cho một cuộc không kích đêm 14/5. Ảnh: IAF .
Nhiều nghị sĩ từng chỉ trích cuộc tấn công của Israel nhằm vào Gaza, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez, cho rằng hợp đồng này đã được thông qua và không thể thay đổi. "Nó đã được thông báo từ lâu và đã hoàn tất quá trình phê duyệt. Đây là quy trình duyệt bán vũ khí bình thường, không có gì bất thường", Menendez cho hay.
Tuy nhiên, những người phản đối trong đảng Dân chủ đang tìm giải pháp ngăn chặn hợp đồng vũ khí với Israel, khi quốc hội Mỹ sắp hết thời gian chặn thỏa thuận.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc có trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt mọi hợp đồng bán vũ khí, sau đó thông báo cho quốc hội. Cơ quan này có 30 ngày để xem xét và có thể chặn hợp đồng nếu muốn. Tuy nhiên, quá trình này có thể được rút ngắn xuống 15 ngày với những đồng minh thân cận của Mỹ như Israel.
Căng thẳng giữa Israel và Palestine leo thang trong tháng Ramadan của người Hồi giáo, sau khi Israel hạn chế người Palestine tiếp cận khu vực Thành cổ Jerusalem, đồng thời đe dọa trục xuất nhiều gia đình Palestine sinh sống nhiều năm ở Đông Jerusalem, nhằm lấy chỗ cho người Do Thái định cư.
Sau khi nhóm Hamas ở Dải Gaza phóng hàng loạt rocket vào lãnh thổ Israel, nước này đã đáp trả bằng cách tiến hành hàng trăm vụ không kích nhắm vào mục tiêu của nhóm dân quân. Vũ khí chủ yếu được tiêm kích Israel sử dụng trong các cuộc không kích đánh sập nhiều tòa nhà cao tầng là bom thông minh JDAM và tên lửa dẫn đường.
Từ khi xung đột bắt đầu hôm 10/5, giới chức y tế Palestine cho hay ít nhất 228 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel. Giới chức Israel cho hay có 12 người nước này thiệt mạng, trong bối cảnh các cuộc tấn công rocket của Hamas gây hoảng loạn, khiến người dân phải tìm nơi trú ẩn.
Tổng thống Biden hôm 19/5 kêu gọi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tìm cách "xuống thang căng thẳng" và tiến tới ngừng bắn. Tuy nhiên, Netanyahu tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục không kích Hamas cho đến khi "đạt trạng thái răn đe" lâu dài với nhóm phiến quân.
IAEA đạt 'giải pháp tạm thời' với Iran Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ngày 21/2 cho biết đã đạt được một "giải pháp tạm thời" kéo dài 3 tháng với Iran để cho phép IAEA tiếp tục thực hiện công tác thanh sát hạt nhân ở nước Cộng hòa Hồi giáo, dù mức độ tiếp cận sẽ bị hạn chế kể từ...