Eximbank vừa bán gần 5 triệu cổ phiếu Sacombank, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 9%
Lý do Eximbank thay đổi sở hữu là bán để đáp ứng quy định của Thông tư 36/2014.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – EIB) vừa có thông báo về việc bán bớt cổ phần mà ngân hàng này đang sở hữu ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank – STB).
Theo đó, Eximbank đã bán bớt hơn 4,93 triệu cổ phiếu STB, đưa tỷ lệ sở hữu từ mức hơn 165,2 triệu cổ phiếu tương đương 9,16% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của Sacombank, xuống còn 160,29 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 8,887% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của Sacombank.
Lý do Eximbank thay đổi sở hữu là bán để đáp ứng quy định của Thông tư 36/2014. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là 29/11/2017.
Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, trong phiên 29/11, giá cổ phiếu STB của Sacombank chốt tại 13.100 đồng – vùng giá cao nhất kể từ tháng 7 tới nay. Với gần 5 triệu cổ phiếu bán ra, Eximbank đã thu về khoảng 65 tỷ đồng.
Eximbank và Sacombank là hai ngân hàng có thế mạnh nhất trong nhóm cổ phần ở khu vực phía Nam và từng “làm mưa làm gió” trên thị trường. Hồi năm 2012, hai ngân hàng này đã ký thỏa thuận chiến lược toàn diện với một viễn cảnh là sẽ sáp nhập với nhau, thậm chí là cả ACB để hình thành một ngân hàng có quy mô tầm khu vực. Eximbank thời điểm ấy đã cử ông Phạm Hữu Phú sang làm làm đại diện vốn ở Sacombank, rồi được bổ nhiệm vào chiếc ghế chủ tịch Hội đồng quản trị. Tuy nhiên sau 2 năm, mối duyên ấy bất thành và ông Phú lại quay về Eximbank làm Tổng giám đốc cho đến tháng 10/2015 thì thôi nhiệm.
Đồng thời, Eximbank – Sacombank cũng là 1 trong 2 cặp sở hữu chéo còn sót lại sau quá trình xử lý quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, cùng với một cặp khác có liên quan tới ngân hàng Kienlongbank.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề sở hữu chéo này, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vừa qua, các đại biểu đã chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng rằng lý do nào mà sở hữu chéo vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trả lời đại biểu, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, thời gian qua NHNN đã chỉ đạo và giám sát các TCTD đẩy nhanh xử lý sở hữu chéo qua việc chuyển nhượng, thoái vốn, mua bán, sáp nhập…đến nay sở hữu cổ phần và sở hữu chéo chéo đã giải quyết cơ bản, tình trạng ngân hàng đã minh bạch hơn. Tình trạng sở hữu chéo, các nhóm chi phối đã nhận diện được và xử lý, kiểm soát đáng kể, nhóm chi phối ngân hàng đã giảm mạnh.
“Đến nay không còn cá nhân sở hữu trên 5% vốn ở ngân hàng, số cặp sở hữu chéo giảm từ 7 cặp trong năm 2015 xuống còn 2 cặp; sở hữu ngân hàng với doanh nghiệp giảm từ 56 cặp xuống còn 2 cặp; số TCTD sở hữu hơn 15% nay chỉ còn 4 trường hợp, so với 19 trường hợp vào năm 2012″ – Thống đốc cung cấp thông tin cho các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước.
Nguyên nhân của tình trạng xử lý sở hữu chéo còn chưa dứt điểm, theo Thống đốc, là do thoái vốn của cổ đông chậm bởi chưa tìm được đối tác để mua lại phần vốn đó; việc thoái vốn ngoài ngành với quy mô lớn có thể gây thiệt hại cho tổ chức, cơ quan Nhà nước; nhiều nhà đầu tư còn khó khăn về vốn nên làm chậm quá trình thoái vốn…
Trở lại với Thông tư 36 mà Eximbank đề cập đến trong việc bán vốn tại Sacombank lần này, theo quy định thì mỗi tổ chức tín dụng không được sở hữu quá 5% vốn ở tổ chức tín dụng khác, và không được sở hữu ở quá 2 tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trong hệ thống vẫn còn vài trường hợp vì nhiều nguyên do khác nhau mà chưa đáp ứng yêu cầu, như là Maritime Bank ở MB; Vietcombank ở MB, Eximbank và OCB (Vietcombank từng sở hữu vốn ở 5 tổ chức tín dụng nhưng mới đây vừa thoái thành công ở Saigonbank và Tài chính Xi măng nên chỉ còn sở hữu vốn ở 3 ngân hàng); hay Eximbank ở Sacombank.
Theo Trí thức trẻ
Ngân hàng Nhà nước thanh tra đột xuất Eximbank
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng, cho biết cơ quan này đang thanh tra đột xuất đối với Eximbank. Câu chuyện của Eximbank không vướng phải những vấn đề tài sản mà là sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông lớn.
CTCK TP.HCM (HSC) vừa có báo cáo về NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), trong đó có trích lời của Thống đốc Lê Minh Hưng về việc đẩy nhanh tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém và hàm ý về sự tham gia mạnh mẽ hơn của NHNN trong giải quyết vấn đề sở hữu ở Eximbank.
"Trong buổi họp báo gần đây, Thống đốc Lê Minh Hưng nói về việc đẩy nhanh hơn nữa các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng yếu kém, bao gồm 3 ngân hàng đã được mua 0 đồng trước đó và một vài ngân hàng yếu kém khác không nêu tên. NHNN đang trong quá trình xây dựng phương án tái cơ cấu để trình lên Thủ tướng Chính phủ", HSC trích lời.
Ngân hàng Nhà nước thanh tra đột xuất Eximbank
Thống đốc cũng đồng thời đề cập đến xung đột giữa các nhóm cổ đông của Eximbank và hàm ý rằng NHNN có thể có sự can thiệp mạnh hơn ở đây.
"NHNN cho thấy thái độ cứng rắn đối với vấn đề sở hữu ở Eximbank. Thống đốc cũng đồng thời đề cập đến xung đột giữa các nhóm cổ đông của Eximbank và hàm ý rằng NHNN có thể có sự can thiệp mạnh hơn ở đây", HSC bình luận.
Như phần phát biểu của Thống đốc, Eximbank không vướng phải những vấn đề về tài chính mà vấn đề của ngân hàng chính là sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông lớn.
"NHNN muốn vấn đề sở hữu chéo ở Eximbank được giải quyết triệt để. Dù không nêu rõ, nhưng có vẻ ở đây nhóm cổ đông đồng thời sở hữu ngân hàng Nam Á và Eximbank đang được đề cập đến", HSC bình luận.
HSC cho biết, cũng tại buổi họp báo này, Thống đốc đã đưa ra thông tin về việc NHNN đang tiến hành thanh tra đột xuất đối với Eximbank.
"Như chúng tôi hiểu, một trong các nội dung chủ yếu của đợt thanh tra liên quan đến việc tổ chức hai đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) gần đây của ngân hàng, đặc biệt trong vấn đề kiểm phiếu. Cũng từ bài phát biểu của Thống đốc, có thể thấy NHNN sẽ cử người đại diện cho phần vốn nhà nước thông qua sở hữu cổ phần tại Eximbank của Vietcombank", HSC phân tích.
Thông tin công bố gần nhất, Eximbank đã gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia ứng cử, đề cử ứng viên để bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 đến cuối ngày 14.07.2016 thay vì 30.6.2016 như trước đó. Trong ĐHĐCĐ bất thường dự kiến tổ chức vào ngày 2.8 tới đây, các cổ đông có thể sẽ bầu thêm 3 thành viên HĐQT, nâng tổng số thành viên HĐQT lên 11 người cho nhiệm kỳ 5 năm.
Tới cuối ngày 30.6.2016, Eximbank cho biết đã nhận được hồ sơ của 6 ứng viên để bầu bổ sung vào thành viên HĐQT trong ĐHĐCĐ bất thường sắp tới. Các đồn đoán trên thị trường cho thấy có tới 4 trong số 6 ứng viên là đại diện của nhóm cổ đông có liên quan đến ngân hàng Nam Á.
"Nếu như những đồn đoán này là đúng, chúng ta thấy nỗ lực lớn của nhóm cổ đông này để giành thêm ghế tại HĐQT Eximbank. Nhóm này mới chỉ có một đại diện trong HĐQT hiện tại", HSC bình luận.
Trước đó, cũng nhóm cổ đông này đã gửi tới NHNN yêu cầu ĐHĐCĐ tới đây phải đưa vào chương trình nội dung bãi miễn tất cả thành viên HĐQT đương nhiệm, đồng thời cho phép những người có số cổ phần đạt 10% được giới thiệu người vào HĐQT.
Theo HSC, với những diễn biến tại Eximbank, NHNN có thể sẽ dùng các kết quả thanh tra để có sự can thiệp sâu hơn ở ngân hang này và giải quyết các bất đồng kéo dài về mặt sở hữu. Quá trình này có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và làm chậm lại hoạt động tái cơ cấu.
"Rất có thể, các công bố kết luận thanh tra và diễn biến ở ĐHĐCĐ bất thường sắp tới có thể dẫn tới những thay đổi tích cực hơn cho ngân hàng", HSC hy vọng.
Theo Danviet
Công ty bao cao su đầu tiên của Việt Nam lên sàn chứng khoán với giá 18.600 đồng/cp Sacombank và MBBank đều là cổ đông lớn của công ty. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo, ngày 12/12/2017, CTCP Merufa sẽ chính thức đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường UPCoM với mã cổ phiếu MRF, khối lượng 3.675.404 cổ phiếu. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 18.600 đồng/cp. Như vậy, Merufa...