Eximbank (EIB) sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên vào ngày 30/6/2020
Theo Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank vừa công bố, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020 của ngân hàng này dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 30/6/2020.
Theo lịch thông báo trước đó, Eximbank dự kiến sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường vào tháng 3/2020 và ĐHCĐ thường niên 2020 vào tháng 4/2020.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Eximbank tiếp tục phải rời việc tổ chức ĐHCĐ bất thường và cả ĐHCĐ thường niên.
Video đang HOT
Đồng thời, trước khó khăn của thị trường trong bối cảnh dịch bệnh, HĐQT Eximbank cũng vừa có quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Theo đó, năm 2020, Eximbank đặt mục tiêu cắt giảm mạnh chi phí hoạt động 326 tỷ đồng (giảm hơn 11% so với kế hoạch ban đầu năm 2020), huy động vốn đạt 147.800 tỷ đồng (giảm 8% so với kế hoạch ban đầu 2020) và dư nợ cấp tín dụng đạt 122.275 tỷ đồng (giảm 4% so với kế hoạch ban đầu năm 2020).
Đặc biệt, theo kế hoạch điều chỉnh, chi phí dự phòng đã trích chủ động tăng 414 tỷ đồng so với kế hoạch 2020.
Với các nội dung điều chỉnh như trên, kế hoạch lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi giảm 10,3% so với dự kiến ban đầu.
Kế hoạch xử lý các tài sản thế chấp của khách hàng có nợ xấu, nợ VAMC theo kế hoạch đầu năm buộc phải giãn tiến độ sang năm tiếp theo, khiến tổng kế hoạch lợi nhuận Eximbank trước thuế là 1.318 tỷ đồng, giảm mạnh 40% so với kế hoạch ban đầu năm 2020 nhưng vẫn tăng 22% so với kết quả đạt được năm 2019.
Hiện các chỉ số an toàn vốn của ngân hàng vẫn được kiểm soát ở mức độ an toàn cao: Hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II là 10,5% (so với quy định tối thiểu là 8%); tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn là 31% (so với quy định tối đa 40%), tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) hiện đang tuân thủ ở mức 81,2% (quy định tối đa là 85%) và các chỉ số an toàn thanh khoản khác đều được đảm bảo trong ngưỡng an toàn cao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Gần 71.000 tỷ đồng huy động qua kênh trái phiếu trong 4 tháng đầu năm
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 4/2020. Theo đó, có 29 doanh nghiệp phát hành thành công với tổng giá trị đạt 30.121 tỷ đồng, chiếm 62,75% tổng giá trị đăng ký.
Ảnh Internet
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, có 85 doanh nghiệp phát hành với tổng số vốn huy động được là 70.099 tỷ đồng qua 435 đợt phát hành (đăng ký là 475 đợt), kỳ hạn bình quân 3,96 năm.
Trong tháng 4/2020, nhóm ngân hàng vươn lên dẫn đầu với giá trị phát hành đạt 14.407 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 47,83%. Trong đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát hành 9 lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 5.900 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) phát hành 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng...
Tiếp đến là lĩnh vực bất động sản với tổng giá trị phát hành gần 9.650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,04%.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trước giờ bị "siết" Dự thảo sửa đổi Nghị định 163 sẽ quản lý chặt chẽ hơn tổng giá trị phát hành và tiến độ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Trước thực tế đó, từ phía doanh nghiệp, dường như đang có sự tăng tốc phát hành trái phiếu để tận dụng khoảng thời gian "dễ thở" không còn dài. Thị trường trái phiếu...