Eximbank (EIB) điều chỉnh giảm mạnh 40% lợi nhuận so với kế hoạch ban đầu
Thực hiện theo chỉ thị số 02/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước trong việc “kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông”, Ban Điều hành Eximbank đã trình Hội đồng Quản trị thông qua và ban hành Nghị quyết 247/2020/EIB/NQ-HĐQT về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2020 do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo các chỉ số an toàn theo đúng quy định của NHNN.
Theo đó, năm 2020, Eximbank đặt mục tiêu cắt giảm mạnh chi phí hoạt động 326 tỷ đồng (giảm hơn 11% so với kế hoạch ban đầu năm 2020), huy động vốn đạt 147.800 tỷ đồng (giảm 8% so với kế hoạch 2020) và dư nợ cấp tín dụng đạt 122.275 tỷ đồng (giảm 4% so với kế hoạch năm 2020).
Đặc biệt, theo kế hoạch điều chỉnh, chi phí dự phòng đã trích chủ động tăng 414 tỷ đồng so với kế hoạch 2020.
Với các nội dung điều chỉnh như trên, kế hoạch lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi giảm 10,3%, kế hoạch xử lý các tài sản thế chấp của khách hàng có nợ xấu, nợ VAMC theo kế hoạch đầu năm buộc phải giãn tiến độ sang năm tiếp theo, khiến tổng kế hoạch lợi nhuận Eximbank (good bank và bad bank) trước thuế là 1.318 tỷ đồng, giảm mạnh 40% so với kế hoạch đầu năm 2020 nhưng vẫn tăng 22% so với kết quả đạt được năm 2019.
Video đang HOT
Ngân hàng tin tưởng cùng với đà hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế trong năm 2021 như tất cả các tổ chức quốc tế độc lập đã dự báo, thì các tài sản xử lý nợ chuyển sang sẽ đóng góp rất tích cực cho kết quả tài chính năm tới.
Theo ông Nguyễn Cảnh Vinh – quyền Tổng giám đốc Eximbank: “Trong giai đoạn chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch Covid-19, Eximbank xác định việc tập trung hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cùng khách hàng song song với công tác ổn định kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ nhân viên và cổ đông là trách nhiệm tiên quyết của ngân hàng. Chúng tôi sẽ có những kế hoạch hành động phù hợp nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hệ thống của Eximbank”.
Cụ thể, hiện nay các chỉ số an toàn vốn của ngân hàng vẫn được kiểm soát ở mức độ an toàn cao: Hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II là 10,5% (so với quy định tối thiểu là 8%); tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn là 31% (so với quy định tối đa 40%), tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) hiện đang tuân thủ ở mức 81,2% (quy định tối đa là 85%) và các chỉ số an toàn thanh khoản khác đều được đảm bảo trong ngưỡng an toàn cao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh việc ổn định hoạt động kinh doanh, triển khai công tác phòng chống dịch để đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho cán bộ nhân viên và khách hàng đến giao dịch, Eximbank đưa ra nhiều gói vốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Cụ thể, gói tín dụng 5.000 tỷ đồng với mức lãi suất từ 6,79%/năm áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đã được triển khai thực hiện cho đến ngày 30/06/2020 với tổng dư nợ hiện nay đạt trên 2.400 tỷ đồng; Gói tín dụng 3.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp lớn với mức lãi suất từ 5,2%/năm được áp dụng cho đến hết năm 2020 với doanh số đã giải ngân trên 1.200 tỷ đồng.
Gói tín dụng ưu đãi phục vụ tài trợ xuất nhập khẩu 50 triệu USD với mức lãi suất cạnh tranh cho kì hạn từ 1 đến 6 tháng, triển khai đến hết 30/06/2020, doanh số đã giải ngân đến nay trên 3,5 triệu USD.
Đồng thời, Eximbank còn chủ động kéo giảm lãi suất cho vay, miễn giảm phí giao dịch, tập trung giải ngân nhanh chóng, tích cực hỗ trợ khách hàng cơ cấu nợ, giãn nợ hoặc xem xét giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị tác động bởi dịch bệnh theo đúng chủ trương của NHNN.
Qua khảo sát trên toàn hệ thống Eximbank thì cho thấy, khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 2.221 khách hàng, chiếm hơn 10% tổng dư nợ (hơn 16.000 tỷ đồng).
Cho đến hiện tại, Ngân hàng Eximbank đã và đang thực hiện việc giãn nợ gốc, lãi cho 696 khách hàng và với tổng dư nợ 4.572 tỷ đồng (số lượng và tổng dư nợ bao gồm đang chuẩn bị được phê duyệt tương ứng 1.061 khách hàng với tổng dư nợ lên đến hơn 6.566 tỷ đồng).
Eximbank hạ chỉ tiêu kinh doanh 2020
Ngân hàng giảm 40% chỉ tiêu lãi trước thuế so với kế hoạch ban đầu.
Quý I, ngân hàng lãi sau thuế 366 tỷ đồng.
HĐQT Eximbank (HoSE: EIB) thông qua giảm nhiều chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 do ảnh hưởng từ Covid-19. Ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 1.318 tỷ đồng, tăng 20% so với thực hiện năm 2019 nhưng thấp hơn 40% so với kế hoạch tạm giao hồi đầu năm.
Ngân hàng đặt mục tiêu đến hết năm 2020, tổng tài sản đạt 176.000 tỷ đồng, thấp hơn 7% so với kế hoạch ban đầu, tăng 5% so với cuối 2019. Dư nợ tín dụng giảm gần 4% so với chỉ tiêu ban đầu còn 122.275 tỷ đồng. Mục tiêu huy động vốn được điều chỉnh giảm 8%, đạt 147.800 tỷ đồng. Nợ xấu cũng được kiểm soát dưới mức 2%, thay vì 1,8% như kế hoạch ban đầu.
Kết thúc quý I, Eximbank lãi trước thuế gần 458 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ, tương đương 35% kế hoạch năm. Lãi sau thuế tăng 30%, lên 366 tỷ đồng cao nhất từ quý I/2018.
Tổng tài sản đến cuối tháng 3 là gần 157.171 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng giảm 4% còn 107.790 tỷ đồng. Huy động tiền gửi 129.108 tỷ đồng, giảm hơn 7%. Nợ xấu ở 2.017 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,7% lên 1,85%. Eximbank vẫn còn 2.103 tỷ đồng trái phiếu VAMC.
Ngân hàng có 1.851 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, bên cạnh quỹ tổ chức tín dụng 1.815 tỷ đồng và 156 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Lợi nhuận của SCIC giảm 54% trong năm 2019 do không có khoản bán vốn như năm trước SCIC báo lợi nhuận sau thuế trong năm 2019 đạt 4.332 tỷ đồng, giảm 54% so năm 2018, đây là mức lợi nhuận thấp nhất của SCIC trong 5 năm trở lại đây. Theo báo cáo hợp nhất kiểm toán năm 2019, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) ghi nhận doanh thu từ hoạt động đầu tư...