Eximbank chuẩn bị ĐHCĐ thường niên 2020 sau nhiều lần thất bại
Eximbank (EIB) vừa công bố thông tin về việc tổ chức họp đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020 lần thứ 4, sau 3 lần thất bại trước đó.
Từ đầu năm đến nay, ngân hàng này đã phải trì hoãn đại hội cổ đông tới 3 lần. Lần gần nhất trong tháng 8/2020 với lý do trì hoãn là phòng chống dịch Covid-19.
Hai lần trước nữa vào hồi tháng 6, tháng 7, cuộc họp đều bất thành do không đủ tỷ lệ cổ đông đăng ký tham dự tiến hành đại hội.
Đại hội lần này, Eximbank dự kiến họp vào sáng thứ Ba, ngày 15/12/2020 tại Trung tâm hội nghị quốc tế số 11 Lê Hồng Phong, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Không chỉ cuộc họp ĐHCĐ thường niên nhiều lần bất thành mà cuộc họp cổ đông thường niên, ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 cũng kéo dài đến năm nay vẫn chưa thể tổ chức thành công.
Cuộc họp bất thường được tổ chức theo đề nghị của hai nhóm cổ đông của Eximbank gồm cổ đông chiến lược SMBC nắm 15% vốn tại Eximbank và nhóm cổ đông Ngô Thị Thúy (nắm giữ 10,36% cổ phần phổ thông của Eximbank – vào thời điểm tháng 9/2019).
Tại văn bản yêu cầu Eximbank họp cổ đông bất thường, SMBC đã đề cập tới 2 vấn đề cần thảo luận là yêu cầu bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh (hiện là chủ tịch HĐQT Eximbank khi ông giữ chức này ngay trước thềm đại hội cổ đông) và giảm số lượng thành viên, bỏ phiếu tín nhiệm đối với HĐQT.
Trước đó, tại ngày 30/6/2020, ngân hàng đã tổ chức cả 2 cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường 2019 nhưng đều bất thành vì tỷ lệ tham dự thấp hơn so với quy định. Từ thời điểm đó đến nay, ngân hàng chưa thông báo về việc tổ chức lần 2 ĐHĐCĐ bất thường.
Video đang HOT
Trong 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 2.454 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 7,1% đạt 267 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 43,4% đạt 332,6 tỷ đồng.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh chứng khoán kém khả quan, lãi giảm 62% xuống 48 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác cũng giảm 73% xuống 117 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong 9 tháng đạt 3.222 tỷ đồng, tương đương với mức cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí hoạt động giảm 172 tỷ đồng (tương đương giảm 8,5%) xuống 1.852 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng lại tăng 167 tỷ (tương đương tăng gấp 2,7 lần) lên 267 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2020 của Eximbank ngang với cùng kỳ, ở mức 1.103 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Eximbank đạt 151.273 tỷ đồng, giảm 9,7% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 10,6% xuống 101.302 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng giảm 8,2% xuống 127.844 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng của ngân hàng ở mức 2.491 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm. Trong khi đó dưn ợ cho vay khách hàng lại giảm khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Eximbank tăng từ 1,71% lên 2,46%.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Eximbank đang giao dịch ở mức 17.300 đóng phiên ngày 17/11, giá ổn định trong hơn 1 tháng qua.
Đại hội cổ đông lần thứ 3 của Eximbank tiếp tục hoãn
HĐQT Eximbank vừa có nghị quyết hoãn ĐHCĐ thường niên lần 3 dự kiến diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội. Trước đó, Eximbank đã hai lần phải hủy ĐHCĐ vì không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự.
Trước khi ĐHCĐ thường niên 2020 lần thứ 3 chưa có thông báo hủy, nhiều người cũng đã nghĩ đến việc liệu Eximbank có tiến hành được ĐHCĐ trong mùa dịch Covid-19 đang tái diễn.
Đại hội lần thứ 3 có sự khác biệt đáng chú ý, đó là thay vì tổ chức tại một địa điểm ở TP. HCM như thường lệ, thì Ngân hàng sẽ tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế có địa chỉ ở số 35 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên Eximbank có trụ sở chính tại TP.HCM, nhưng tổ chức họp cổ đông tại Hà Nội.
Thế nhưng, Eximbank cũng phải hoãn tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2020 được triệu tập lần thứ 3 tại Hà Nội nhằm chấp hành chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện nghiêm các giải pháp tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19.
Việc tổ chức ĐHCĐ thường niên lần 3 được Eximbank thông báo sẽ dời sang một thời điểm khác thích hợp, tuân thủ theo chỉ đạo của cơ quan chính quyền tại địa phương mà Eximbank tổ chức họp ĐHCĐ.
Theo Điều lệ của Ngân hàng Eximbank, tại ĐHCĐ thường niên lần thứ 3 này không quy định tỷ lệ cổ đông tham dự hay đại diện ủy quyền tham dự. Có nghĩa, tỷ lệ cổ đông tham dự bao nhiêu, Đại hội cũng có thể diễn ra. Điều quan trọng hơn được cổ đông quan tâm tại Đại hội chính là các vấn đề có được cổ đông thông qua hay không.
Trước đó, ngày 30/6/2020, Eximbank đã bất thành khi tổ chức ĐHCĐ thường niên 2020 lần 1, do tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ có 17,54% cổ phần nên không đủ túc số để tiến hành đại hội.
Phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 2 của Eximbank tổ chức ngày 29/7/2020 cũng đã không đủ điều kiện tiến hành.
Nguyên nhân là do tổng số cổ phần biểu quyết của cổ đông tham dự họp (bao gồm cổ đông và người đại diện theo ủy quyền) thấp hơn 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điều lệ Eximbank.
Trước khi đại hội cổ đông thường niên 2020 lần thứ 2 của Eximbank diễn ra bất thành vào ngày 29/7, cổ đông lớn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - đang nắm giữ 15% vốn cổ phần Eximbank - có văn bản yêu cầu ngân hàng này tổ chức ĐHCĐ bất thường lần 2 trước ĐHCĐ thường niên lần 2.
Bởi ĐHCĐ bất thường lần 1 của Eximbank cũng không thành trong chiều ngày 30/6/2020, do không đủ tỷ lệ cổ đông để tiến hành (chỉ 51,92%, không đủ 65% như quy định, nên phải hủy đại hội), cho dù theo quan sát nhiều cổ đông lớn của Eximbank đã có mặt tại hội trường.
Lý do SMBC nêu ra là ĐHCĐ bất thường nhằm giải quyết các vấn đề thuộc năm tài chính 2019 đã bị trì hoãn trong thời gian dài.
Do vậy, đại hội bất thường bất thường phải được tiến hành trước để giải quyết xong tất cả vấn đề của năm tài chính 2019 trước khi chuyển qua xem xét các vấn đề của năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thế nhưng, đến nay khi ĐHCĐ bất thường lần 2 chưa được tiến hành, Eximbank vẫn thông báo tổ chức ĐHCĐ thường niên lần 3.
Thực tế cho thấy, việc Eximbank phải hủy ĐHCĐ thường xuyên là điều có thể dự báo từ trước do từ khi Eximbank công bố tổ chức, sóng gió đã liên tục nổ ra tại ngân hàng này và chưa có hồi kết.
Cổ đông Eximbank cho rằng, việc hoãn đại hội cổ đông liên tục như vậy làm tốn tiền cổ đông vì chi phí tổ chức rất lớn, các chi phí này đều tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng, trong khi cổ đông cứ đi đến lại đi về, mất thời gian, công sức.
Nhiều năm qua, cổ đông Eximbank cũng không được chia cổ tức, do ngân hàng đang trải qua quá trình tái cơ cấu, tập trung nguồn lực để xử lý nợ xấu.
Eximbank lại hoãn đại hội cổ đông vì dịch Covid-19 Eximbank cho biết hoãn phiên họp đại hội cổ đông thường niên lần 3 nhằm tuân thủ chỉ đạo của UBND Hà Nội về việc thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19. HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank ngày 14/8 cho biết sẽ hoãn tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 lần 3 tại...