Eximbank bất ngờ miễn nhiệm Phó Chủ tịch Đặng Anh Mai
Sát ngày diễn ra ĐHĐCĐ thường niên 2020 lần 2, HĐQT Eximbank tiếp tục ra thông báo miến nhiệm chức danh của một Phó Chủ tịch.
HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) thông báo miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch đối với ông Đặng Anh Mai kể từ ngày hôm nay (25/7).
Ông Đặng Anh Mai sinh năm 1966, tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Duke – Hoa Kỳ. Ông từng giữ các chức vụ: Chuyên viên Vụ hợp tác Quốc tế Ngân hàng Nhà nước; Phó trưởng Phòng Vụ hợp tác Quốc tế Ngân hàng Nhà nước; Trưởng Phòng Vụ Hợp tác Quốc tế Ngân hàng Nhà nước; Chuyên gia World Bank tại Hoa Kỳ.
Trưởng Phòng Vụ Hợp tác Quốc tế Ngân hàng Nhà nước; Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Ngân hàng Nhà nước; Trợ lý Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu; Thành viên HĐQT Ngân hàng Đại Á.
Hiện nay, ông đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank và là Thành viên Công ty Cổ phần phát triển Bất động sản DPV, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư KD và Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Giáo dục KD.
Video đang HOT
Sau khi miễn nhiệm ông Đặng Anh Mai, HĐQT Eximbank còn lại 8 người với Chủ tịch là ông Yasuhiro Saitoh, Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Thông và 6 thành viên HĐQT.
Ngày 29/7 sắp tới đây, Eximbank thông báo sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 lần 2. Tuy vậy, cổ đông SMBC đề nghị Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường trước lần họp thường niên.
Theo quan điểm của SMBC, việc triệu tập một cuộc họp ĐHĐCĐ theo quy định tại Điều 33.2 của Điều lệ Eximbank cũng được áp dụng cho một cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường.
Cụ thể, trong trường hợp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành do không đủ túc số thì được triệu tập họp lần 2 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức cuộc họp lần thứ nhất.
Do đó, SMBC yêu cầu HĐQT Eximbank quyết định và thông báo cho các cổ đông kế hoạch chi tiết cho việc triệu tập ĐHĐCĐ bất thường lần 2 trong thời gian sớm nhất có thể theo các điều khoản và điều lệ của Eximbank.
“Liên quan đến việc này, một điểm quan trọng cần lưu ý lại là cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm giải quyết các vấn đề thuộc về năm tài chính 2019, nhưng chưa được giải quyết vì bị trì hoãn thời gian dài.
Do đó, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường cần phải được tiến hành trước để giải quyết xong tất cả các vấn đề của năm tài chính 2019, trước khi chuyển qua xem xét các vấn đề của năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025″ – văn bản được Giám đốc Điều hành Cấp cao của SMBC ký, nêu rõ.
Việc biến động nhân sự ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên hay bất thường của EIB không mấy bất ngờ. Vừa mới đây, ngay sát trước thềm đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, HĐQT Eximbank đã quyết định miễn chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Cao Xuân Ninh theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, bầu ông Yasuhiro Saitoh đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT ngân hàng thay Ông Cao Xuân Ninh.
Theo đó, chỉ trong vòng có hơn 1 năm, “ghế nóng” của Eximbank đã đổi chủ đến 5 lần, từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú, về ông Lê Minh Quốc, sang ông Cao Xuân Ninh và mới nhất là ông Yasuhiro Saitoh.
Thất hứa nhiều lần, bao giờ Eximbank mới tiến hành ĐHCĐ 2019?
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) lại thông báo hoãn họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2019. Thời điểm họp khi nào vẫn là dấu hỏi chưa lời đáp.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) lại thông báo hoãn họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2019. Thời điểm họp khi nào vẫn là một dấu chấm hỏi, bởi ngân hàng này chưa chọn được thời gian cụ thể.
Cụ thể, HĐQT Eximbank thông qua Nghị quyết số 133/2020 về việc chấp hành ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP.HCM đề nghị Eximbank không tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường trong thời điểm hiện nay. Như vậy, một lần nữa Eximbank lại hoãn ĐHCĐ 2019. Thực tế, đây không phải chuyện mới lạ, bởi cứ tới gần ngày diễn ra ĐHCĐ, nhà băng này lại hoãn.
Trước đó, ngày 26/04/2019, Eximbank tổ chức đại hội bất thành do không đủ 65% cổ đông tham dự. Ngày 21/06/2019, Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ lần 2 nhưng lại nổ ra tranh chấp gay gắt quanh ghế chủ tọa dẫn đến chưa đầy 40% cổ đông bỏ phiếu đồng ý thông qua quy chế tiến hành đại hội. Eximbank buộc tuyên bố phải hoãn đại hội cổ đông một lần nữa. Và, sau nhiều lần dời ngày tổ chức, đại hội lần 3 lại tiếp tục phải hoãn.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam lại hoãn họp ĐHCĐ 2019.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý IV/2019, Eximbank ghi nhận doanh thu thuần là 798 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 134 tỷ đồng, tăng 40 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Chi phí hoạt động dịch vụ âm hơn 130 tỷ; các chi phí hoạt động khác âm 67 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng âm 590 tỷ đồng. Do đó, kéo lợi nhuận sau thuế âm 16 tỷ đồng.
Lũy kế năm, chi phí lãi và chi phí tương tự âm hơn 8.085 tỷ đồng, các khoản chi phí hoạt động âm 428 tỷ đồng, chi phí dự phòng rủi ro âm hơn 690 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này trong năm 2019 lại là dương 866 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với năm 2018. Tính đến 31/12, nợ phải trả của Eximbank là 151 tỷ đồng, chiếm gần 96% vốn chủ sở hữu (167 tỷ đồng).
Thảo Nguyên
Theo VietQ.vn
Eximbank đặt kế hoạch 2020 lãi trước thuế 2.400 tỷ, xin gia hạn loạt báo cáo Mặc dù chưa công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 nhưng Eximbank đã đưa ra những chỉ tiêu cho năm 2020 với lợi nhuận trước thuế 2.400 tỷ đồng. HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) vừa ban hành dự thảo báo cáo trình đại hội cổ đông thường niên về kế hoạch kinh doanh năm...