EVNGenco 3 (PGV): Năm 2020 mục tiêu sản lượng 35,807 tỷ kWh, thúc đẩy thủ tục dự án điện Long Sơn
EVNGenco 3 đã và đang thực hiện công tác chuyển nhượng vốn tại 3 công ty cổ phần là Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Điện Việt Lào và Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 theo Nghị quyết của EVN về việc phê duyệt danh mục chuyển nhượng vốn giai đoạn 2019 – 2020.
Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP (EVNGenco 3, PGV) vừa có tổng kết tình hình kinh doanh năm 2019. Trong đó, sản lượng điện EVNGenco 3 đạt 34,611 ty kWh, thực hiện 96,48% kế hoạch. Theo Công ty, sản lượng điện sản xuất thấp hơn so với kế hoạch được giao do tình hình cung cấp nhiên liệu không đảm bảo.
Cụ thể, sản lượng điện thiếu hụt của các Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ là khoảng 880 triệu kWh do nguồn nhiên liệu khí không đáp ứng đủ nhu cầu huy động. Nhiên liệu than trong nước sụt giảm, sản lượng điện thiếu hụt trong 4 tháng đầu năm 2019 của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là khoảng 110 triệu kWh. Trước tình hình này, Tổng Công ty đã chủ động tìm kiếm nguồn than nỗ lực triển khai đốt than trộn giữa than trong nước với than nhập khẩu để bù đắp cho khối lượng than thiếu hụt của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, đáp ứng phương thức huy động của hệ thống điện.
Đáng chú ý, EVNGenco 3 đã và đang thực hiện công tác chuyển nhượng vốn tại 3 công ty cổ phần là Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Điện Việt Lào và Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 theo Nghị quyết của EVN về việc phê duyệt danh mục chuyển nhượng vốn giai đoạn 2019 – 2020. Trong đó, Tổng Công ty đã hoàn thành công tác thẩm định giá và phương án chuyển nhượng vốn và nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH) lên Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước.
Lên kế hoạch cho năm 2020, EVNGenco 3 dự kiến sản lượng điện sản xuất đạt 35,807 tỷ kWh, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019, trong đó các nhà máy nhiệt điện huy động theo nhu cầu của hệ thống điện, các NMTĐ khai thác tối ưu theo lưu lượng nước về.
Video đang HOT
Năm 2020, Tổng Công ty dự kiến thực hiện 18 công trình sửa chữa lớn các tổ máy và nhiều công trình phụ trợ khác, với tổng chi phí sửa chữa lớn dự kiến là 1.618 tỷ đồng, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo kế hoạch được phê duyệt, đảm bảo các tổ máy vận hành phát điện cao điểm 6 tháng mùa khô năm 2020.
Cuối cùng trong công tác đầu tư, EVNGenco 3 đặt mục tiêu thúc đẩy thủ tục đầu tư các dự án nguồn điện mới, đặc biệt là Dự án TTĐL Long Sơn. Công suất dự án dự vào mức 3.600 – 4.500 MW, tính đến này Bộ Công Thương đã hoàn thiện báo cáo bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ vào ngày 30/10/2019. Song song, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch. Chính phủ đang xem xét, phê duyệt chính thức.
Được biết, năm 2019 Tổng Công ty đã hoàn tất phát điện thương mại (COD) Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 vào ngày 24/6/2019. Đây là dự án được đấu thầu rộng rãi quốc tế, tỷ lệ nội địa hóa đạt 47,29% với quá trình thi công thử nghiệm và phát điện thương mại được gấp rút thực hiện trong vòng 6 tháng.
Song song, Tổng Công ty dự hoàn thành thông hầm kỹ thuật Dự án Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum vào ngày 21/10/2019, tổng khối lượng tiến độ dự án hiện nay ước đạt 97%…
Trong nghiên cứu đầu tư dự án, EVNGenco 3 cũng đã trình hồ sơ bổ sung quy hoạch phát triển điện lực các Dự án Điện mặt trời Ninh Phước 7 (200 MWp) tại tỉnh Ninh Thuận, Dự án Điện mặt trời trên hồ thủy điện Buôn Kuốp (50 MW) và Srêpốk 3 (50 MW) tại tỉnh Đắk Lắk, hiện Bộ Công Thương đang xem xét, thẩm định.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Đầu tư LDG ước lãi 222 tỷ đồng nhờ "lướt sóng" dự án?
Khoản lãi này đến từ việc chuyển nhượng vốn góp một công ty con sở hữu dự án mà Đầu tư LDG vừa tham gia hồi đầu năm. Nếu kịp ghi nhận trong quý này, nhiều khả năng công ty sẽ kịp cán đích kế hoạch lợi nhuận đề ra.
HĐQT CTCP Đầu tư LDG (mã LDG) đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của LDG tại CTCP Địa ốc Bình Nguyên, một công ty con thành lập vào tháng 7/2019 với giá không thấp hơn 482 tỷ đồng. Đầu tư LDG đã góp gần 260 tỷ đồng để nắm giữ 99,9% vốn điều lệ công ty này. Theo chênh lệch giá chuyển nhượng và giá trị đã đầu tư, công ty ước tính lợi nhuận trước thuế ghi nhận tối thiểu 222 tỷ đồng.
Hoạt động chuyển nhượng công ty con được Hội đồng quản trị giao cho Tổng Giám đốc tìm kiếm đối tác, thương thảo, đàm phán giá, ký kết hợp đồng chuyển nhượng, thực hiện thủ tục chuyển nhượng và quyết định tất cả các công việc có liên quan.
Địa ốc Bình Nguyên cũng chính là doanh nghiệp được chuyển nhượng dự án Khu chung cư tại Lô C1, Khu đô thị mới Bình Nguyên với giá chuyển nhượng 280 tỷ đồng. Đầu tư LDG cũng chỉ mới nhận chuyển nhượng hợp phần chung cư rộng 1,8ha trong tổng thể khu dân cư Bình Nguyên có diện tích 22ha tại phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương hồi đầu tháng 1/2019.
Thương vụ lướt sóng dự án bất động sản trong chưa đầy một năm thông qua bán công ty con giúp Đầu tư LDG thắng lớn. Chưa rõ giao dịch trên sẽ được thực hiện và ghi nhận vào lợi nhuận của công ty ngay trong quý này hay để sang năm 2020.
Phối cảnh một dự án của CTCP Đầu tư LDG
Trong 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp báo lãi trước thuế 443,3 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính mà cụ thể là tiền thu thanh lý khoản đầu tư dài hạn đóng góp tới gần 150 tỷ đồng. So với mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 600 tỷ đồng đặt ra, Đầu tư LDG mới hoàn thành 58% kế hoạch. Doanh nghiệp bất động sản này có thể cán đích lợi nhuận nếu kịp ghi nhận khoản lãi đột biến từ bán vốn công ty con ngay quý này.
Hồi tháng 10 vừa qua, lãnh đạo Đầu tư LDG đã chia sẻ với các chuyên viên phân tích chứng khoán và các nhà đầu tư về việc ký kết hợp tác với quỹ đầu tư quốc tế Red Brick International. Nguồn vốn đầu tư sẽ được dùng trực tiếp trên từng dự án thay vì đầu tư vào nguồn trái phiếu hay cổ phiếu của công ty. Theo thông báo công khai hồi giữa tháng 12/2019 của Cục thuế Đồng Nai - nơi Đầu tư LDG đặt trụ sở, công ty này đang là doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất do có nợ trên 90 ngày. Số tiền nợ thuế được xác định là 51,7 tỷ đồng.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Nhà máy nhiệt điện hơn 2 tỷ USD ở Nghệ An liệu có bị "khai tử"? Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (NMNĐ) đang lâm vào bế tắc khi cho đến thời điểm hiện tại phương án kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp vốn thực hiện dự án đã gần như không thực hiện được. NMNĐ Quỳnh Lập 1 khó thực hiện vì bế tắc nguồn vốn?...